Căn cứ vào BCTHTC (Phụ lục 8) và BCKQKD (Phụ lục 9) của năm 2016, 2017 và 2018 tổng hợp các số liệu liên quan đến việc tính toán các tỷ số thanh toán, tỷ số
hiệu quả hoạt động và dựa vào các công thức (2.1), (2.2), (2.3), (2.4), (2.5), (2.6) để
tính ra các chỉ số cụ thể của từng năm, ta có các bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu vềđánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018
Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,24 1,14 1,23 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,93 0,85 0,62
(Nguồn: Số liệu tính toán được lấy từ BCTC các năm 2016, 2017, 2018)
Dựa vào Bảng 3.1, có thểđưa ra một số nhận định sau:
- Về khả năng “thanh toán hiện hành”: Căn cứ vào trị số của chỉ tiêu này qua 3 năm đều lớn hơn 1 và có sự biến động qua từng năm. Năm 2017, chỉ số này sụt giảm 0,10 lần so với năm 2016 và 0,09 lần so với năm 2018. Điều này cho thấy năm 2017 khả năng thanh toán hiện hành của Công ty thấp hơn hẳn so với năm 2016 và năm 2018, trị số này tuy thấp những vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Nhưng trong ngắn hạn, Công ty phải chịu nhiều sức ép về khả năng thanh toán và tình hình tài chính không mấy khả quan. Để có thể biết chính xác hơn
66 khả năng thanh toán của Công ty có thực tốt hay không ta tiếp tục phân tích khả năng thanh toán nhanh để loại trừảnh hưởng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn.
- Về khả năng “thanh toán nhanh”: Trị số của chỉ tiêu này cũng biến động qua từng năm, nhưng dao động không lớn, điều đặc biệt là trị số này trong 3 năm gần nhất đều thấp hơn 1. Xét về các khoản phải thu năm 2016 chiếm tới 72% trên tổng tài sản ngắn hạn, vào năm 2017 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn chiếm 69% nhưng vẫn rất cao, cho thấy rằng, vốn của Công ty bị chiếm dụng rất nhiều trong 2 năm này. Vào năm 2018 thì các khoản phải thu giảm đáng kể chỉ còn hơn 2,2 tỷđồng, nhưng vào năm này thì khoản mục hàng tồn kho lại tăng cao hơn, chiếm xấp xỉ 50% trên tổng tài sản ngắn hạn là hơn 12 tỷđồng. Vào năm 2018, Công ty đã cải thiện tình hình bị chiếm dụng vốn bởi Công ty khác, nhưng lại làm tăng khoản mục hàng tồn kho lên cao và cũng là năm có trị số thấp nhất trong 3 năm là 0,62. Công ty nên có biện pháp cải thiện lại tình hình tăng giảm các khoản nợ ngắn hạn để cân đối và đảm bảo tỷ số thanh toán nhanh ít nhất phải bằng 1.
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu vềđánh giá khoản phải thu
Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018
Số vòng quay khoản phải thu Vòng 3,74 2,55 3,80 Số ngày thu tiền bình quân Ngày 97,60 142,93 96,11
(Nguồn: Số liệu tính toán được lấy từ BCTC các năm 2016, 2017, 2018)
Dựa vào Bảng 3.2, có thểđưa ra một số nhận định sau:
- Về “số vòng quay khoản phải thu”: Vào năm 2016 và năm 2018, số vòng quay khoản phải thu khá lớn là 3,74 vòng và 3,80 vòng cho thấy vốn của Công ty ít bị chiếm dụng, khách hàng thanh toán tương đối nhanh chóng và ổn định. Nhưng năm 2017, số này giảm một cách rõ rệt, cụ thể giảm từ 3,74 xuống 2,55 so với năm 2016, theo như số liệu cho thấy thì năm 2017 doanh thu thuần và các khoản phải thu
đã giảm so với năm 2016, cụ thể doanh thu đã giảm khoảng hơn 1,2 tỷđồng còn nợ
67 2016 quá cao dẫn đến bình quân khoản phải thu lớn, việc này đã kéo theo giảm số
vòng quay khoản phải thu xuống khá nhiều.
- Về “số ngày thu tiền bình quân”: Dựa vào bảng số liệu, ta thấy trong năm 2016 số ngày thu tiền bình quân là 97,60 ngày. Bình quân một năm, doanh nghiệp mất khoảng 97 ngày, tức là khoảng hơn 3 tháng để thu các khoản phải thu.
Đến năm 2017, số ngày thu tiền tăng lên đột biến là 142,93 ngày (tăng 45,33 ngày tương đương 1,5 tháng) tức là gần 5 tháng để thu các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân của Công ty khá cao, cho thấy Công ty thường xuyên bán chịu, và thời gian bán chịu tương đối dài. Từđó, cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng thương mại bằng cách nới lỏng chính sách bán chịu cho khách hàng, mở
rộng phân phối cho các đại lý, thu hút các khách hàng mới và giữ chân các khách hàng cũ. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn của Công ty kém do vốn bị chiếm dụng nhiều.
Năm 2018, Công ty bắt đầu thắt chặt các chính sách bán chịu, điều đó thể hiện
ở số ngày thu tiền bình quân giảm khoảng 47 ngày so với số ngày thu tiền bình quân năm trước. Kỳ thu tiền bình quân giảm, cho thấy khách hàng thanh toán tiền đúng hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng thương mại.
Nhưng có thể thấy chỉ số này vẫn còn rất cao qua các năm là do Công ty Nhật Thành là Công ty Cơ khí Xây dựng nên việc thanh toán chậm so với hợp đồng cũng có khả năng cao xảy ra vì các công trình xây dựng phải được nghiệm thu rồi mới thanh toán tiền hoặc là do các công trình bị chậm tiến độ xây dựng.
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu vềđánh giá khoản phải trả
Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018
Số vòng quay khoản phải trả Vòng 2,08 1,93 2,09 Số ngày quay vòng của khoản phải trả Ngày 175,66 189,30 174,50
68 Dựa vào Bảng 3.3, có thểđưa ra một số nhận định sau:
- Về “số vòng quay khoản phải trả”: Nhìn vào bảng trên có thể dễ dàng thấy
được số vòng quay khoản phải trả của Công ty có sự biến động qua từng năm nhưng không nhiều. Năm 2017 giảm 0,15 lần còn 1,93 lần, sau đó năm 2018 có tăng lên là 2,09 lần. Chỉ số này tương đối ổn định nhưng vẫn còn khá thấp có thể gây mất uy tín
đối với người bán, Công ty nên điều chỉnh việc thanh toán các khoản nợ đúng hạn, tránh chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
- Về “số ngày quay vòng của khoản phải trả”: Số liệu từ bảng trên cho thấy thời gian thanh toán tiền của Công ty là khá dài, năm 2016 là 175,66 ngày; năm 2017 tăng lên 189,30 ngày; năm 2018 đã giảm xuống còn 174,50 ngày. Thời gian thanh toán các khoản nợ của Công ty trung bình từ 6 đến 7 tháng là quá cao cho thấy rằng Công ty thường xuyên đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Nhưng cũng
đồng thời có thể cho thấy rằng Công ty Nhật Thành có quan hệ tốt với người bán nên mới có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán.