Bộ tay cầm điều khiển và Receiver

Một phần của tài liệu Bao_Cao_TTCSCN (Trang 40 - 45)

a. Module thu phát RF

Là loại điều khiển từ xa xuất hiện đầu tiên và đến nay vẫn giữ một vai trò quan trọng và phổ biến trong đời sống. Nếu điều khiển IR (hồng ngoại) chỉ dùng trong nhà thì điều khiển RF lại dùng cho nhiều vật dụng bên ngoài như các thiết bị mở cửa gara xe, hệ thống báo hiệu, các loại đồ chơi điều khiển từ xa thậm chí kiểm soát vệ tinh và các hệ thống máy tính xách tay và điện thoại thông minh…

Hoạt động:

Với loại điều khiển này, nó cũng sử dụng nguyên lý tương tự như điều khiển bằng tia hồng ngoại nhưng thay vì gửi đi các tín hiệu ánh sáng, nó lại truyền sóng vô tuyến tương ứng với các lệnh nhị phân. Bộ phận thu sóng vô tuyến trên thiết bị được điều khiển nhận tín hiệu và giải mã nó.

Ưu điểm: Khoảng cách truyền tín hiệu lớn và có thể truyền

xuyên tường, kính,…

Khuyết điểm: Bị nhiễu sóng do bên ngoài có rất nhiều các

thiết bị máy móc sử dụng các tần số khác nhau.

Hình 28: Pin Li-po TCBWORTH 3 cell 3800mAh

b. Bộ phát sóng điều khiển - TX

Bộ phát sóng điều khiển (Transmitter - TX) có nhiệm vụ mã hóa các vị trí của các cần điều khiển thành một dãy các tín hiệu điện (signal) và phát tín hiệu này ra không gian. Tất cả các TX đều sử dụng sóng radio để truyền tín hiệu ra không gian, tần số của sóng được xác định bởi thạch anh (crystal). Sóng radio đơn thuần chỉ là sóng mang (Carrier Frequency) - một công cụ truyền dẫn, do đó có thể truyền tín hiệu đến máy thu (Receiver - RX). Sóng radio cần phải được điều chế (Modulation) trước khi được truyền đi, có hai dạng điều chế là AM và FM.

• AM (Amplitude Modulation) điều biên: là tín hiệu được điều chế vào sóng

Hình 29: Module thu phát RF UTC-1212SE

mang dưới dạng thay đổi biên độ của sóng mang.

• FM (Frequency Modulation) điều tần: là tín hiệu được điều chế vào sóng mang dưới dạng thay đổi tần số sóng mang. Tất cả các máy phát dùng cơ chế mã hóa PCM đều dùng sóng mang là FM.

Sóng FM nếu so sánh với sóng AM thì có khả năng chống nhiễu cao hơn hẳn. Với AM thì các thiết bị điện thông dụng đều là nguồn gây nhiễu cho sóng AM, trong khi đó với FM thì các nguồn này không thể gây nhiễu trừ trường hợp các thiết bị đó có tần số gần hoặc bằng với tần số sóng phát ra.

Hình 32: Tay điều khiển Flysky TH9X 9 kênh 2.4GHz

c. Bộ thu sóng điều khiển - RX

Bộ thu sóng có chức năng nhận sóng radio từ TX và giải mã các tín hiệu điện thành tín hiệu điều khiển cho từng kênh. Tùy theo dùng TX gì mà chọn RX theo TX đó. Mỗi RX đều có an-ten để nhận sóng và có các chân ngõ ra cho từng kênh.

2.2.8 Rasberry

Pi là một máy vi tính rất nhỏ gọn, kích thước hai cạnh chỉ cỡ một cái thẻ ATM. Người ta đã tích hợp mọi thứ cần thiết trong đó để bạn sử dụng như một cái máy vi tính. Trên bo mạch của Pi có CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, Wi-Fi,

Bluetooth và 4 cổng USB 2.0. Khi mua Pi về, bạn chỉ việc cài hệ điều hành (thực ra là copy/paste cái thư mục vô thẻ nhớ), gắn chuột, bàn phím và màn hình là bắt đầu sử dụng được rồi (hoặc cao cấp hơn xíu là remote desktop từ một máy khác qua, hoặc SSH).

Hình 34: Mạch Raspberry Pi 3 A+

Hình 35: Mạch Raspberry Pi 4 B+ a. Thiết bị thu hình ảnh

Camera được tích hợp trên kit Rasberry qua cáp ribbon nên sẽ dùng nguồn bên ngoài.

Module camera có một cảm biến 8-Megapixel sử dụng để quay video với độ nét cao, cũng như chụp ảnh tĩnh. Khá là đơn giản để sử dụng cho người mới bắt đầu chỉ việc kết nối với kit qua cáp ribbon. Đặc biệt hỗ trợ video 1080p30, 720p60 rất thích hợp trong việc quay video ứng dụng để live stream chẳng hạn. Nhóm đã khai thác đặc điểm này để chọn thiết bị ghi hình cho quá trình live stream lên web.

Hình 36: Module Camera Pi rev 1.3 (trái) và Module Camera Pi rev 2.1 (phải)

Một phần của tài liệu Bao_Cao_TTCSCN (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w