- Mục tiêu: Hiểu được quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
+ Đại diện nhóm 1 giới thiệu ngắn gọn về nhóm, các hoạt động của nhóm trong suốt quá trình làm dự án và trình bày “Nguyên nhân của Chiến tranh” bằng trình chiếu Power Point (Phụ lục 2).
+ Đại diện nhóm 1 trình bày sơ đồ tư duy khái quát nội dung dự án trên giấy A0.
+ Sau khi đại diện nhóm 1 trình bày xong, các nhóm và giáo viên sẽ đưa ra một vài câu hỏi phát vấn:
Nguyên nhân nào khiến cho các nước đế quốc lại giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh?
Trong cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa, tại sao Đức là kẻ hung hăng nhất?
+ GV bổ sung và hướng dẫn HS chốt ý.
- Nội dung tích hợp: Tích hợp Lịch sử: Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa giúp HS hiểu được sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
1. Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
2. Nguyên nhân trực tiếp
- Hình thành hai khối quân sự đối lập: Khối Liên minh (1882) gồm: Đức, Áo – Hung và Khối Hiệp ước (1907): Anh, Pháp, Nga. Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm chia lại thế giới.
- Ngày 28 - 6 - 1914, thái tử Áo - Hung bị ám sát → phe Đức, Áo - Hung chớp thời cơ gây chiến tranh.