- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học thông qua sơ đồ tư duy về chiến tranh thế giới thứ nhất:
4. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các nội dung của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918):
+ Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy (cô) giáo.
GV chuẩn bị phiếu học tập và phát cho HS.
*Nội dung phiếu học tập
Câu 1: Mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là:
A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ti độc quyền. B. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
C. Mâu thuẫn trong tranh chấp xuất khẩu tư bản. D. Mâu thuẫn về việc phân chia khu vực ảnh hưởng.
Câu 2: Trong cuộc đấu tranh giành thuộc địa, đế quốc nào tỏ ra hung hãn nhất? Vì sao?
A. Đế quốc Nhật. Vì Nhật sản xuất được nhiều hàng hóa nhưng không có thị trường tiêu thụ. B. Đế quốc Mĩ. Vì Mĩ muốn thực hiện chính sách làm bá chủ thế giới.
C. Đế quốc Anh. Vì Anh có nhiều thuộc địa nên cố giữ cho được thuộc địa khỏi rơi vào tay các đế quốc khác.
D. Đế quốc Đức. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa.
Câu 3: Nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đức phát triển nhanh về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” với các nước đế quốc “già” về vấn đề thuộc địa. C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc - bi ám sát.
D. Nhật Bản, Mĩ muốn thực hiện chính sách bành trướng của mình.
Câu 4: Duyên cớ trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mâu thuẫn giữa Anh và Đức về vấn đề thuộc địa.
B. Thái độ hung hãn của Đức trong việc chuẩn bị chiến tranh. C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc - bi ám sát.
32
Câu 5: Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, kế hoạch đánh chớp nhoáng của Đức nhằm vào nước nào?
A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Bỉ. D. Nước Nga.
Câu 6: Trận đánh nào được coi là “mồ chôn người” trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) ?
A. Trận Véc - đoong. B. Trận Oa- téc- lô. C. Trận Xa-ra-tô-ga. D. Trận I-ooc-tao.
Câu 7: Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1916 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Chiến sự diễn ra ác liệt nhưng ưu thế không thuộc về phe nào.
B. Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề về người và của cho hai bên tham chiến. C. Đức, Áo - Hung từ thế chủ động chuyển sang thế bị động trên cả hai mặt trận. D. Phong trào phản đối chiến tranh lên cao tại các nước.
Câu 8:Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới muộn vì:
A. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao.
B. Lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.
C. Mĩ muốn trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. D. Mĩ muốn phân chia lại thế giới.
Câu 9: Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp ước khi chiến tranh bước vào giai đoạn thứ hai (1917 - 1918) nhằm mục đích gì?
A. Giúp các nước đánh bại Đức. B. Chia quyền lợi khi chiến tranh sắp kết thúc. C. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức. D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga.
Câu 10: Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.
B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng. C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
Câu 11:Nhờ đâu Pháp và Anh quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận?
A. Mĩ trực tiếp tham chiến ở Châu Âu và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. B. Mĩ đã liên tiếp đánh bại quân đội Đức.
C. Các nước đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng. D. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của.
Câu 12:Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào thời gian nào?
A. Ngày 6/ 11/ 1918. B. Ngày 1/ 11/ 1918. C. Ngày 11/ 11/ 1918. D. Ngày 15/ 11/ 1918.
Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe nào?
A. Phe Liên minh. B. Phe Hiệp ước. C. Phe Đồng minh. D. Phe Phát xít.
Câu 14:Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) nước nào thu được lợi nhuận lớn nhất
A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Mĩ. D. Nước Đức.
Câu 15:Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?
A. Thất bại thuộc về phe liên minh. B. Chiến thắng Véc- đoong.
C. Mĩ tham chiến. D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 16:Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. B. Là một cuộc chiến tranh đế quốc chính nghĩa.
C. Là một cuộc xung đột quân sự giữa các nước đế quốc.
D. Là một cuộc chiến tranh mang lại quyền lợi cho các nước thuộc địa.
Câu 17:Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất phi nghĩa vì
A.gây nhiều thảm họa cho nhân loại,thiệt hại về kinh tế.
B.gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. C.không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
34
Câu 18: Những phương tiện chiến tranh lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918 ) là
A. Máy bay tàng hình. B. Xe tăng, xe bọc thép. C. Tàu ngầm, thủy lôi. D. Xe tăng, máy bay,hơi độc.
Câu 19: Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi. B. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
C. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
Câu 20: Theo em, cục diện thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc như thế nào?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã được giải quyết.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới.
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa không còn tồn tại. D. Không câu nào đúng.
- Gợi ý sản phẩm:
Đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D B C B A A B B D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A C A C D A B D B B