KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG CHO MÁY:

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy dán thùng carton tự động (Trang 60)

4.3.1 Xác định chu kỳ công việc bảo dưỡng;

Hệ thống gồm nhiều thiết bị khác nhau với tuổi thọ và mức độ hư hỏng khác nhau nên tùy thuộc vào vị trí, chức năng mà ta có chu kỳ bảo dưỡng cho mỗi thiết bị.

4.3.2 Lập bảng kế hoạch bảo dưỡng:

STT Tên Công Việc Chu Kỳ Phương án thực

hiện

Người thực hiện Ngày Tuần Tháng Năm

1 Kiểm tra động

cơ điện 1

Kiểm tra dây nối đất, rò rỉ điện, các

đầu vào của động cơ, vệ sinh bụi

Nhân viên bảo dưỡng

2 Kiểm tra công

tắc hành trình 1

Điều chỉnh vị trí lắp đặt, kiểm tra

đầu nối dây, nguồn điện vào

Nhân viên bảo dưỡng

3 Tủ điện 1

Kiểm tra đầu nối dây, hoạt động những tiếp điểm

đóng cắt

Nhân viên bảo dưỡng

4 Kiểm tra con lăn 1

Xiết chặt bulông, vệ sinh, tránh bụi bám vào ổ lăn lắp

với con lăn

Nhân viên vận hành

5 Kiểm tra ổ lăn 1 Bôi trơn, vệ sinh

bụi Nhân viên bảo dưỡng 6 Kiểm tra bánh xe di chuyển 1 Kiểm tra sự đồng tâm của các bánh xe, xiết chặt lại

bulông

Nhân viên bảo dưỡng

7 Cụm dán băng

keo 1

Kiểm tra thay dao tăng chỉnh lò xo

chỉnh cử hành trình

Nhân viên bảo dưỡng

SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 59

8 Mô tơ 1

Kiểm tra nhiệt độ của mô tơ Vệ sinh mô tơ

Nhân viên bảo dưỡng 9 Xy lanh Vệ sinh ti xy lanh Bôi mỡ cho xy lanh Nhân viên bảo dưỡng

SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 60

4.4. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH, VẬN CHUYỂN VÀ LẮP RÁP:

4.4.1. Hướng dẫn vận hành máy.

4.4.1.1 Kiểm tra động cơ điện trước khi vận hành

o Việc phải kiểm tra :

- Kiểm tra nguồn điện từ tủ điện đến động cơ.

- Kiểm tra thiết bị đóng cắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy. - Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly), bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn. - Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt.

o Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau. Bằng megôm kế 500V đối với động cơ hạ áp, megôm kế 1000V, 2500V đối với động cơ cao áp. Trị số đo được không nhỏ hơn 0,5 Megôm (MW). Nếu trị số nhỏ hơn 0,5MW thì động cơ cần phải sấy khô và kiểm tra lại sau khi sấy. o Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên

nhãn.

o Điện áp lưới điện cấp cho động cơ khi kéo tải cho phép sai số ±5% so với điện áp ghi trên nhãn. Khi điện áp lưới thấp hơn phạm vi cho phép, yêu cầu phải giảm tải để dòng điện không vượt dòng định mức.

o Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động cơ và máy công tác.

o Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao hoặc bị mất 1 pha nào đó cấp cho động cơ.

o Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp. Đồng thời phải theo dõi dao động của máy. Theo dõi nhiệt độ của ổ bi không lớn hơn 900C.

4.4.1.2. Kiểm tra xung quanh máy trước khi vận hành:

- Kiểm tra xung quanh máy đảm bảo không có vật cản làm vướng, kẹt cơ cấu, giữa các trục khi máy hoạt động.

SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 61

- Cần vệ sinh sạch trước khi cho máy chạy thử và đưa vào hoạt động sản xuất liên tục.

- Chuẩn bị và đảm bảo thùng carton chứa sản phẩm cung cấp cho quá trình sản xuất của máy được liên tục.

4.4.1.3. Cho máy chạy thử:

- Việc này rất quan trọng nhưng ít khi công nhân vận hành máy sản xuất chú ý đến. Việc chạy thử giúp công nhân sớm phát hiện lỗi, sự cố bên ngoài, và bên trong máy để kịp thời xử lý. Chạy thử máy trước khi cho hoạt động sản xuất liên tục sẽ tránh tổn thất về chi tiết, bộ phận máy; tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra về người trong quá trình sản xuất. Việc chạy thử bao gồm một số công việc sau:

 Mở điện cho động cơ hoạt động.

 Quan sát máy, xem có điều gì bất thường xảy ra như: tốc độ quay của các trục cán- đỡ- kéo, hệ thống cấp phôi; có vướng kẹt giữa các cơ cấu, bộ phận làm việc của máy không…

 Lắng nghe tiếng ồn của máy có làm việc êm không.

 Khoảng thời gian tốt nhất chạy thử máy từ: 15 – 20 phút cho ca sản xuất liên tục 24 giờ.

4.4.1.4. Cho máy hoạt động liên tục:

- Sau khi chạy thử máy, tắt máy.

- Đặt thùng carton chứa sản phẩm vào, cho máy hoạt động trở lại. Quan sát và lấy mẫu sản phẩm ra đầu tiên để kiểm tra đường dán, độ dài băng keo và vết cắt có đúng với yêu cầu đặt ra cho sản phẩm hay không. Nếu đạt, ta cấp thùng cho máy hoạt động liên tục. Trong quá trình sản xuất công nhân vận hành phải luôn quan sát, theo dõi máy có xảy ra sự cố bất thường về tiếng ồn, về tốc độ sản xuất … hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Khi xảy ra sự cố bất ngờ trong ca sản xuất cần nhanh chóng nhấn nút khẩn cấp, tắt cầu dao điện chính cung cấp điện cho máy.

LƯU Ý:

Tuyệt đối không sửa chữa, thay thế chi tiết, bộ phận máy khi máy đang hoạt động và nguồn điện chưa được đóng ngắt an toàn.

SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 62

4.4.2. Vận chuyển:

- Hạn chế tối đa việc di chuyển máy, nếu không cần thì không nên di chuyển máy vì sẽ gây ảnh hưởng đến độ cứng vững của máy khi đặt ở vị trí mới, ảnh hưởng đến độ rung máy khi máy hoạt động; hoàn toàn không tốt cho độ bền, độ cứng vững của máy.

4.4.3. Hướng dẫn lắp đặt động cơ vào máy:

- Khi lắp puly vào đầu trục, phải kê lót đỡ .

- Động cơ được lắp đặt với máy công tác trên một nền hoặc bệ máy, không bị lún, xê dịch.

- Hệ thống sau khi lắp đặt bảo đảm đồng tâm, không bị kẹt, vướng mắc. - Nối tiếp đất vỏ động cơ với hệ thống tiếp đất hoặc làm cực nối đất nhân tạo.

SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 63

Tài Liệu Tham Khảo

I. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển

Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí (tập I và tập II ) NXB Giáo Dục

II. Nguyễn Hồng Ngân – Nguyễn Danh Sơn Kỹ Thuật nâng chuyển (tập II)

NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM III. Vũ Quang Hồi

Giáo Trình Kỹ Thuật Điều Khiển Động Cơ Điện NXB Giáo Dục

IV. Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyễn Văn Lẫm Thiết Kế Chi Tiết Máy

NXB Giáo Dục V. Trần Hữu Quế

Vẽ kỹ thuật cơ khí ( tập I, II)

SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 64

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, chúng em đã ít nhiều tích lũy được những kiến thức bổ ích, về những kiến thức cơ bản, chuyên ngành mà còn là những kinh nghiệm sản xuất thực tế.

Có thể tóm tắt những vấn đề mà em đã thực hiện được trong quá trình hoàn thành đề tài như sau:

- Thu thập tài liệu có liên quan về những hệ thống dán thùng tự động được dùng trong sản xuất hiện đại.

- Khảo sát thực tế một số hệ thống dán thùng tự động tại xưởng thực tập và đưa ra các phương án thiết kế cho đề tài.

- Chọn và thiết kế hệ thống dán thùng tự động theo phương án hợp lý. - Xây dựng bản vẽ sơ đồ nguyên lý và các kết cấu quan trọng của hệ thống. - Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

Tuy vậy, do hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian hoàn thành cho đề tài cho nên việc hoàn thành đồ án của chúng em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Một số vấn đề mà chúng em còn thiếu sót mà chưa thực hiện được :

- Hệ thống dán thùng được thiết kế chỉ thực hiện được việc dán băng keo cho thùng khi chứa đầy hàng hóa. Trường hợp thùng không có sản phẩm hoặc chứa không đủ số lượng cần thiết thì không thể dán được.

- Cơ cấu điều chỉnh chiều cao của thân máy hoạt động chưa theo đúng yêu cầu. - Chỉ có thể thực hiện được việc dán thùng cho một số cỡ thùng trong giới hạn

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy dán thùng carton tự động (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)