4.4.1.1 Kiểm tra động cơ điện trước khi vận hành
o Việc phải kiểm tra :
- Kiểm tra nguồn điện từ tủ điện đến động cơ.
- Kiểm tra thiết bị đóng cắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy. - Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly), bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn. - Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt.
o Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau. Bằng megôm kế 500V đối với động cơ hạ áp, megôm kế 1000V, 2500V đối với động cơ cao áp. Trị số đo được không nhỏ hơn 0,5 Megôm (MW). Nếu trị số nhỏ hơn 0,5MW thì động cơ cần phải sấy khô và kiểm tra lại sau khi sấy. o Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên
nhãn.
o Điện áp lưới điện cấp cho động cơ khi kéo tải cho phép sai số ±5% so với điện áp ghi trên nhãn. Khi điện áp lưới thấp hơn phạm vi cho phép, yêu cầu phải giảm tải để dòng điện không vượt dòng định mức.
o Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động cơ và máy công tác.
o Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao hoặc bị mất 1 pha nào đó cấp cho động cơ.
o Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp. Đồng thời phải theo dõi dao động của máy. Theo dõi nhiệt độ của ổ bi không lớn hơn 900C.
4.4.1.2. Kiểm tra xung quanh máy trước khi vận hành:
- Kiểm tra xung quanh máy đảm bảo không có vật cản làm vướng, kẹt cơ cấu, giữa các trục khi máy hoạt động.
SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 61
- Cần vệ sinh sạch trước khi cho máy chạy thử và đưa vào hoạt động sản xuất liên tục.
- Chuẩn bị và đảm bảo thùng carton chứa sản phẩm cung cấp cho quá trình sản xuất của máy được liên tục.
4.4.1.3. Cho máy chạy thử:
- Việc này rất quan trọng nhưng ít khi công nhân vận hành máy sản xuất chú ý đến. Việc chạy thử giúp công nhân sớm phát hiện lỗi, sự cố bên ngoài, và bên trong máy để kịp thời xử lý. Chạy thử máy trước khi cho hoạt động sản xuất liên tục sẽ tránh tổn thất về chi tiết, bộ phận máy; tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra về người trong quá trình sản xuất. Việc chạy thử bao gồm một số công việc sau:
Mở điện cho động cơ hoạt động.
Quan sát máy, xem có điều gì bất thường xảy ra như: tốc độ quay của các trục cán- đỡ- kéo, hệ thống cấp phôi; có vướng kẹt giữa các cơ cấu, bộ phận làm việc của máy không…
Lắng nghe tiếng ồn của máy có làm việc êm không.
Khoảng thời gian tốt nhất chạy thử máy từ: 15 – 20 phút cho ca sản xuất liên tục 24 giờ.
4.4.1.4. Cho máy hoạt động liên tục:
- Sau khi chạy thử máy, tắt máy.
- Đặt thùng carton chứa sản phẩm vào, cho máy hoạt động trở lại. Quan sát và lấy mẫu sản phẩm ra đầu tiên để kiểm tra đường dán, độ dài băng keo và vết cắt có đúng với yêu cầu đặt ra cho sản phẩm hay không. Nếu đạt, ta cấp thùng cho máy hoạt động liên tục. Trong quá trình sản xuất công nhân vận hành phải luôn quan sát, theo dõi máy có xảy ra sự cố bất thường về tiếng ồn, về tốc độ sản xuất … hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi xảy ra sự cố bất ngờ trong ca sản xuất cần nhanh chóng nhấn nút khẩn cấp, tắt cầu dao điện chính cung cấp điện cho máy.
LƯU Ý:
Tuyệt đối không sửa chữa, thay thế chi tiết, bộ phận máy khi máy đang hoạt động và nguồn điện chưa được đóng ngắt an toàn.
SVTH: LƯƠNG MẠNH HÙNG - HUỲNH THANH PHỤNG - LÝ XUÂN HẠ Page 62