5. Kết cấu đề tài
2.2.3.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường của công ty giai đoạn 2016–2018
ĐVT: Triệu USD
Tên nước Năm2016 Năm2017 Năm2018
So sánh 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % Mỹ 8,29 9,7 11,27 1,41 17,01 1,57 16,19 Canada 1,36 1,44 1,56 0,08 5,88 0,12 8,3 Nhật Bản 1,21 1,24 1,38 0,03 2,48 0,14 11,29 Úc 1,06 1,13 1,19 0,07 6,6 0,06 5,31 Các nước khác 0,46 0,32 0,27 -0,14 -30,43 -0,05 -15,63 TỔNG KIM NGẠCH 12,38 13,83 15,67 1,45 1,54 1,84 25,46
(Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty)
Biểu đồ2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường của công ty giai đoạn 2016–2018
(Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty)
0 2 4 6 8 10 12 Mỹ Canada Nhật Bản Úc Các nước khác Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Qua bảng 2.12 và biểu đồ ta có thể thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ và Canada. Đó là những nước có nhiều đơn đặt hàng và có giá trị kim ngạch xuất khẩu sang hằng năm luôn đạt giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 8,29 triệu USD. Đến năm 2017, giá trị xuất khẩu qua nước này đạt 9,7 triệu USD, tốc độ tăng mạnh 17,01 % so với năm 2016. Và duy trì tiếp tục tăng qua năm 2018 đạt 11,27 triệu USD, tốc độ tăng 16,19% so với năm 2017.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Canada của công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada đạt 1,44 triệu USD và tăng 0,08 triệu USD so với năm 2016, tốc độ tăng là 5,88%. Đến năm 2018 giá trị này tiếp tục tăng lên đạt 1,56 triệu USD, tức là tăng 0,12 triệu USD so với năm 2017. Bên cạnh đó, thị trường Canada được một số khách hàng ở phía Bắc nước Mỹ giới thiệu bởi vì vùng khí hậu ở 2 khu vực này thường là lạnh quanh năm nên công ty đã chào hàng và chú trọng hơn vào thị trường Canada để tăng thêm lượng khách hàng nhất định cho công ty.
Còn lại giá trị kim ngạch xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản và Úc đều có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỉ lệ ngang bằng thị trường Canada so với tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang các nước khác của công ty giảm dần qua từng năm. Điều này cho thấy công ty đang tập trung vào các thị trường nhất định và chứng minh được vị trị của mình ở các nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản và Úc.
Nhìn chung giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng đều qua từng năm. Cụ thể như sau, trong năm 2016 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,21 triệu USD, sang năm 2017 giá trị xuất khẩu tăng lên 1,24 triệu USD, tăng 0,03 triệu USD và tăng 2,48% so với năm 2016. Năm 2018, giá trị này tiếp tục tăng lên 1,38 triệu USD, tăng 0,14 triệu USD và tăng 11,29% so với năm 2017. Đối với thị trường Nhật Bản, đây là một thị trường may mặc rất lớn và là thị trường không hạn ngạch. Do giá công nhân tại Nhật Bản ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc. Nhận thấy được cơ hội đó công ty cũng đã chú trọng hơn vào sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tuy nhiên thị trường Nhật Bản là thị
trường có yêu cầu chất lượng sản phẩm rất cao nên đây cũng là một thách thức đối với công ty.
Đạt được mức tăng trưởng này cũng nhờ vào thị trường Mỹ đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, thị trường Mỹ đang chuyển hướng sang tiêu dùng từ Việt Nam góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Rõ ràng đây là thị trường lớn mà công ty đã đi đúng hướng đầu tư để khai thác tối ưu lợi thế của thị trường Mỹ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian sắp đến.
Tại các thị trường lớn như Mỹ, Canada thì nguồn lao động còn hạn chế vì giá thuê lao động đắt hơn nhiều so với khu vực Đông Nam Á và có dung lượng tiêu tụ lớn. Do đó họ phải tìm các đối tác gia công tại đây trong đó có Việt Nam. Nhận thấy được cơ hội và tận dụng điểm mạnh của mình, công ty đã tìm kiếm và hợp tác gia công xuất khẩu với nhiều khách hàng đến từ thị trường này.
Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, công ty cần đẩy mạnh phát triển thị trường Canada, Nhật Bản, EU,…