Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TCP đầu tư và phát triển BIDV chi nhánh huế (Trang 32)

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.4.5Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng

1.4.5.1. Mô hìnhđịnh tính về đo lường rủi ro tín dụng

Hệ thống tiêu chuẩn thường được các NH sử dụng trong mô hình định tính là tiêu chuẩn 6C

1.Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách

nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, CBTD phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ nghiêm chỉnh khi đến hạn.

2.Capacity (Năng lực của người vay):CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay

phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để kí kết HĐTD.

3.Cash (Thu nhập của người vay):Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung

vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung,

người vay có ba khả năng để tạo ra tiền đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền phát hành chứng khoán và dòng tiền bán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu

nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợvay cho NH.

4.Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được bảo đảm bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người vay không được trả nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của NH. Tài sản cầm cố thế

chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của NH.

5.Conditions(Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế

có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, CBTD cần phải

biết được thực trạng về ngành nghế công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người

vay.

6.Control (kiểm soát người vay):NH có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền

vay hay không? Tập vào những vấn đề như: các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng tiêu chuẩn của

NH và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng. 1.4.5.2 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Mô hìnhđiểm số Z(Z- Credit scoring model).

Mô hình điểm số Z: Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín

dụng đối với các DN vay vốn.Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại

rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay.Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tínhđiểm như sau:

Z=1,2 X1+ 1,4 X2+3,3 X3+0.6 X4+1.0 X5

Trong đó:

X1=Hệ số vốn lưu động / Tổng tài sản

X2= Hệ số lãi chưa phân phối / Tổng tài sản

X3= Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản

X4= Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / Giá trị hoạch toán tổng nợ

X5= Hệ số doanh thu / Tổng tài sản

Trị số Z càng cao,người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp.Vậy khi trị số Z thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc là một số âm lẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao.Theo mô hình chođiểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được

xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những

hạn chế chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ. Hơn

nữa, mô hình này lại không tịnh đến một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa

mà lại ảnh hưởng quan trọng đến mức độ rủi ro tín dụng như danh tiếng, mối quan hệ

truyền thống,chu kì kinh doanh...

1.4.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.4.6.1 Sàng lọc lựa chon khách hàng

Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sàng lọc và lựa chọn khách hàng vay.Để hạn chế rủi ro tín dụng, NH phải lựa chọn những

khách hàng vay có triển vọng tốtra khỏi những khách hàng vay có triển vọng xấu.

Đối với những khách hàng là cá nhân, NH cần tập hợp thông tin về tuổi tác, thu nhập,

tài sản, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, những khoản tiền đã vay và những

món tiền vay còn tồn đọng...,cụ thể phải thẩm định khách hàng về: Năng lực tài chính vànăng lực pháp lý của khách hàng, tính cách và uy tín của khách hàng, mục đích vay

vốn của khách hàng.

Phương án vay vốn và khả năng trả nợ

Đối với khách hàng vay là các DN, NH phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư

xem xét hiệu quả kinh tế từ đó mới có quyết định cho vay. Trình tự thẩm định bắt đầu

nghiên cứu từ hiệu quả kinh tế, sau đó mới xem xét đến các mục khác. Thẩm định dự

án vay vốn được tiến hành tuần tự theo các nội dung sau:Thẩm định về hiệu quả kinh

tế của dự án và các điều kiện để vay vốn, thẩm định hiệu quả kinh tế để quyết định có

vay hay không nên cần phảithẩm địnhkhả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định về điều kiện vay vốn: Cần phải thẩm định tư cách pháp nhân của

chủ đầu tư về vốn đầu tư tham gia dự án, cần phải xem xét về nguồn tài chính của chủ đầu tư.Thẩm định kỹ thị trường đầu vào. Thẩm định rõ ràng về phương diện tài chính Ngoài thẩm định dự án đầu tư, NH cũng cần phải xem xét kỹ phương án thi công, vì nếu phương án thi công không được tính toán thích hợp thì sẽ kéo dài thời gian thi

công và có thể làm lỡ thời cơ đưa công trình vào SXKDđúng thời hạn. 1.4.6.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng

Lượng hóa rủi ro tín dụng: Là xác định mức rủi ro trên cơ sở xác định các chỉ tiêu định lượng và định tính, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa. Việc xây

dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro mang lại từ phía KH, từ đó xác

định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng tối đa với một khách hàng. Hiện nay có một

số mô hìnhđược ứng dụng tương đối phổ biến.

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Rủi ro thường được thể hiện bằngviệc xếp hạng trái phiếu và những khoản vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất. Dưới đây là mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:

Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standar & Poo’r

Nguồn tiêu thụ Xếp hạng Tình trạng

Standard & Poor’s

Aaa Chất lượng cao nhất,rủi ro thấp nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng trên trung bình

Baa Chất lượng trung bình

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bình

Caa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém,triển vọng xấu nhất

Moody’s

AAA Chất lượng cao rủi ro thấp nhất

AA Chất lượng cao

A Chất lượng trên trung bình

BBB Chất lượng trungbình

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bình

CCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ,có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu nhất

(Nguồn:Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại)

1.4.6.2 Giám sát việc thực hiện vốn vay

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít có khả năng được chọn thanh toán.

Trong quá trình cho vay, CBTD cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sử

dụng vốn của khách hàng, để biết được khách hàng có tuân thủ chặt chẽ các điều

khoản, NH sẽ hối thúc và yêu cầu khách hàng thực hiện đúng điều khoản đã được kí

kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.6.3 Xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng giúp NH giảm bớt các chi phí trong thu

thập thông tin và dễ dàng hơn trong việc sàn lọc khách hàng, từ đó hạn chế được

những rủi ro đạo đức có thể bất ngờ xảy ra ngoài dự tính.Mặt khác, những khách hàng truyền thống sẽ tiếp cận với những khoảnvay dễ dàng hơn với lãi suất thấp hơn.

1.4.6.4 Hạn mức tín dụng

NH còn tạo mối quan hệ lâu dài và thu nhập thông tin bằng cách phát hành hạn

mức tín dụng cho khách hàng thương mại. Điều này giúp các doanh nghiệp có được

nguồn tín dụng sẵn sàng khi cần, giúp NH dễ dàng thu thập thông tin, giảm thiểu chi

phí trong quá trình sàn lọc.

1.4.6.5 Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tín

dụng. Biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản cầm cố, thế chấp. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, NH có thể bán TSCĐ để bù lại những tổn thất của mình do khách hàng gây nên. Tuy nhiên, trong quy trình quản lý TSBĐ cần lưu ý giá trị có thể chuyển đổi thành tiền thực tế trên thị trường.

1.4.6.6 Bảo hiểm tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, có những khách hàng vay mang nhiều rủi ro nhưng

lại là khách hàng tiềm năng. Để hạn chế rủi ro trong trường hợp này, NH có thể

chuyển giao rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách thực hiện

bảo hiểm tín dụng.

1.4.6.7. Hạn chế cho vay

Phương án tiếp theo giúp NH hạn chế được sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là hạn chế tín dụng: NH sẽ từ chối cấp tín dụng ngay cả khi KH sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất theo yêu cầu hoặc cao hơn, hoặc chấp nhận cho vay nhưng hạn chế

mức cho vay so với nhu cầu của khách hàng.

1.4.6.8. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của ngân hàng

Thứ nhất, nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng. Nhận diện các dấu hiệu rủi ro

là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng.Trên

cơ sở dữ liệu thu thập được,tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, tham khảo sự phát

triển của ngành nghề, mô hình chấm điểm, xếp loại từng khách hàng để có thể cảnh

báo sớm, nhận diện được rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

Thứ hai, đánh giá và đo lường rủi ro. Đánh giá và đo lường rủi ro là quá trình xem xét và phân loại các rủi ro để phân biệt những nguyên nhân nào gây ra rủi ro chủ

yếu, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro nào gây mức độ tổn thất nặng nề

nhất... để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp với từng loại rủi ro. Để đánh giá và đo lường rủi ro, người ta sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng như: Mô hình điểm số Z- SCORE của ALTMAN,mô hình rủi ro tín dụng ZETA.

1.4.6.9 Lập quỹ dự phòng rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho NH khi có rủi ro xay ra.

Do vậy,lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống rủi ro của NH, giúp NH có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

1.4.7 Xử lý nợ có vấn đề

Nếu khách hàng không cam kết theo thỏa thuận trong HĐTD và theo cam kết

trên các giấy tờ nhận nợ,có thể xửlý như sau:

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc NH điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng. Các NH tự quyết việc cơ cấu thời hạn trả

nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của

khách hàng vay.

Miễn, giảm lãi tiền vay: Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn

vay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến khó khăn tài chính có thể làm đơn đề nghị

NH xem xét, giảmlãi tiền vay.

Chuyển nợ quá hạn: Nếu đến hạn trả nợ,khách hàng không trả được nợ và không

được chấp thuận cho điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, NH sẽ chuyển toàn bộ số

nợ gốc chưa trả của DN sang nợ quá hạn. Tuy nhiên lãi suất nợ qua suất nợ quá hạn

chỉ áp dụng cho các khoản nợ đến hạn trong thời gian chậm trả.

Trả nợ bằng xử lý TSBĐ: NH sẽ xử lý TSBĐ để thu hồi nợ khi khách hàng vay

không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. TSBĐ được xử lý theo các phương thức đã thỏa thuận trong HĐTD hoặc hợp đồng bảo đảm giữa NH và bên bảo đảm.

CHƯƠNG 2: RI RO TÍN DNG VÀ QUN LÝ RI RO TÍN DNG TI

NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI C PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIN VIT NAMCHI NHÁNH HU

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập

vào ngày 26 /4/ 1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Quá trình phát triển được trải qua các giai đoạn: Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng đầu tư và

Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012:Lấy tên Ngân hàng đầu tưvà Phát triển

Việt Nam.Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại cổ

phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock

Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam .Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: BIDV Tower, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .Điện thoại: 04.220.5544.Fax: 04.2220.0399 Email:Info@bidv.com.vn

2.1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế được cấp giấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà Nước và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh

về việc cho phép Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt tại chi nhánh

Thừa Thiên Huế.

Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế (BIDV Thừa Thiên Huế) đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh - tế xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế,

BIDV Thừa Thiên Huế có một 1 sở chính,2 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm:

Về trụ sở chính, trụ sở ngân hàng BIDV tại Huế: 41 Hùng Vương,Thành phố Huế.

Phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch BIDV Phú Bài: 1137 Nguyễn Tất

Thành - Phường Phú Bài - thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế và phòng giao dịch BIDV An Cựu: 171 Hùng Vương,thành phố Huế.

Quỹ tiết kiệm được phân chia ở 3 địa điểm bao gồm: Quỹ tiết kiệm BIDV Thành Nội: 154 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, quỹ tiết kiệm Bến Ngự:22 Phan Bội Châu - thành phố Huế, quỹ tiết kiệm BIDV Nguyễn Trãi: 141 Nguyễn Trãi - thành phố Huế

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển (1993-2013), BIDV đã không ngừng

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TCP đầu tư và phát triển BIDV chi nhánh huế (Trang 32)