Có thể nói, để có thể có được một đội ngũ nhân viên gắn bó lâu dài như vậy, Trung tâm công nghệ quốc tế Hà Nội đã rất thành công trong việc xây dựng cho mình một chế độ đãi ngộ lao động tốt. Bên cạnh chế độ đãi ngộ vật chất, Trung tâm công nghệ quốc tế Hà Nội còn xây dựng cho mình một chế độ đãi ngộ tinh thần rất phù hợp với nhân viên.
Nhân viên làm việc tại HITC ngoài việc được hưởng thời gian nghỉ theo quy định của Luật lao động Việt Nam sẽ được hưởng thêm một số ngày nghỉ của tập đoàn và vẫn được trả lương.
• Ngày nghỉ lễ toàn quốc:
Nhân viên sẽ được nghỉ các ngày lễ có trả lương như sau:
Bảng 1: Ngày nghỉ lễ toàn quốc
Tết Dương lịch 1 tháng 1 Một ngày
Tết Âm lịch Ngày cuối cùng của năm cũ và ba ngày đầu của năm âm lịch mới
Bốn ngày
Ngày giỗ tổ Hùng Vương
10 tháng 3 âm lịch Một ngày
Ngày Chiến thắng 30 tháng 4 Một ngày
Ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 Một ngày
Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 Một ngày
• Ngày nghỉ của Tập đoàn
Bảng 2: Ngày nghỉ của Tập đoàn:
Nhân viên được nghỉ có trả lương vào các ngày nghỉ của Tập đoàn như sau: Ngày Thứ Sáu tốt lành Tháng 3 hoặc Tháng 4 Một ngày Ngày thành lập Công ty 19 Tháng 5 Một ngày Ngày nghỉ Lễ hội mùa hè 20 Tháng 6 Một ngày Ngày nghỉ sau Tết Trung
Thu
Tháng 9 hoặc Tháng 10 Một ngày
Nghỉ lễ Nô-en 25 Tháng 12 Một ngày
Nếu những ngày nghỉ nêu trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Nhân viên được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
• Nghỉ phép năm:
Nhân viên làm việc tại HITC được quyền nghỉ phép được hưởng lương để có thời gian nghỉ ngơi cũng như đáp ứng những nhu cầu hoạt động của Công ty.
“Năm nghỉ phép” được tính từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm và tất cả nhân viên làm việc trọn ngày liên tục đã kết thúc thành
công thời gian thử việc đều được quyền hưởng 12 ngày phép cho một năm làm việc. Số ngày phép sẽ được tăng lên là 18 ngày đối với Nhân viên đã làm việc 5 năm tại Công ty. Nhân viên nào chưa làm đủ 12 tháng liên tục sẽ được nghỉ phép tương ứng với số tháng làm việc trong Năm nghỉ phép. Đối với Nhân viên bắt đầu làm việc tại Công ty trước ngày 15 hàng tháng sẽ được hưởng 1 ngày phép cho tháng làm việc đó. Nhân viên bắt đầu làm việc tại Công ty từ ngày 16 trở đi sẽ được hưởng 0.5 ngày phép.
Với sự phê duyệt trước của cấp trên trực tiếp, Nhân viên có thể tạm ứng phép được hưởng của Năm nghỉ phép để nghỉ trước. Nếu Nhân viên kết thúc hợp đồng với Công ty trước khi kết thúc năm và đã tạm ứng phép của năm đó để nghỉ rồi, khoản phép tạm ứng đó sẽ bị trừ vào khoản thanh toán cuối cùng khi thôi việc.
Nhân viên kết thúc hợp đồng với Công ty có thể không được nghỉ phép nhưng vẫn được hưởng phép cho đến ngày kết thúc hợp đồng. Khi rời khỏi Công ty, phép không nghỉ sẽ được bồi thường bằng tiền mặt được tính như sau: Thanh toán phép không nghỉ = Lương cơ bản 24 ngày công x Số ngày phép không nghỉ
Thanh toán phép không nghỉ = (Lương cơ bản/24 ngày công) * Số ngày phép không nghỉ
Phép không được phê duyệt nghỉ sẽ bị coi là nghỉ không lý do và sẽ phải chịu kỷ luật lao động.
Nếu nhân viên vì công việc mà không nghỉ hết số phép được hưởng của năm nghỉ phép thì có thể chuyển tối đa 6 ngày phép của năm trước chuyển sang quý I của năm sau và phải có sự phê duyệt của cấp trên trực tiếp. Nếu trong quý I mà số phép chưa nghỉ hết thì số phép còn lại sẽ tự động bị hủy vào đầu quý II (ngày 1 tháng 4) của năm sau.
Khi phép đã được phê duyệt và nghỉ, sẽ không có bất kỳ một sự thay thế hay bồi thường nào trong những trường hợp sau nếu xảy ra trong thời gian nghỉ phép:
- Nhân viên ốm trong thời gian nghỉ phép. - Thời tiết xấu: ví dụ dấu hiệu của bão.
- Công ty cho phép Nhân viên nghỉ thêm ngày hoặc Công ty cho văn phòng nghỉ sớm.
• Nghỉ thai sản:
Chế độ Nghỉ đẻ:
Nhân viên nữ làm việc trong môi trường lao động và điều kiện lao động bình thường được nghỉ đẻ có trả lương, trước và sau khi sinh với tổng thời gian là 4 tháng. Thời gian nghỉ trước khi đẻ có thể là 30 ngày. Khi cần thiết, thời gian nghỉ trước này có thể dài hơn nhưng tổng thời gian nghỉ không được quá thời hạn cho phép nói trên.
Nếu Nhân viên nữ sinh hơn một con một lần thì sẽ được nghỉ thêm 30 ngày cho mỗi con tính từ con thứ hai trở đi.
- Trong thời gian mang thai, Nhân viên nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai với điều kiện phải có chứng nhận của Bác sĩ trên phiếu khám thai.
- Nhân viên nữ khi có yêu cầu theo chỉ định của Bác sỹ và được sự đồng ý của Công ty có thể nghỉ không lương khi thời hạn nghỉ đẻ kết thúc. - Nhân viên nữ có thể trở lại làm việc trước khi thời hạn nghỉ đẻ kết thúc,
nếu người đó đã nghỉ ít nhất 2 tháng sau khi đẻ, có giấy chứng nhận của bác sỹ khẳng định rằng việc trở lại làm việc không có gì hại đến sức khoẻ của người mẹ, và có sự đồng ý của Công ty. Trong trường hợp này, Nhân viên nữ sẽ được hưởng trợ cấp nghỉ đẻ cùng với lương bình thường cho những ngày họ làm việc.
- Nhân viên nữ khi nghỉ đẻ sẽ không được hưởng các loại thưởng khuyến khích hoặc trợ cấp khác của Công ty (nếu có) cho thời gian nghỉ đẻ, trừ thưởng Tết.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của Nhân viên nữ như sau:
a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con.
b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.
- Trường hợp nếu mẹ mất sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
Nghỉ khi nhận nuôi con nuôi:
- Nhân viên nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
Nghỉ kết hôn:
- Nhân viên được quyền nghỉ khi kết hôn. Khi kết hôn phải điền vào Phiếu xin nghỉ, lấy chữ ký của cấp trên trực tiếp và thông báo cho Phòng Hành chính và Nhân sự tối thiểu là 14 ngày trước khi cưới. Nhân viên sẽ được nghỉ 3 ngày khi kết hôn.
- Nhân viên có con kết hôn sẽ được nghỉ 1 ngày và phải điền vào Phiếu xin nghỉ và lấy chữ ký của cấp trên trực tiếp 3 ngày trước khi nghỉ.
• Nghỉ có tang:
Nhân viên có quyền được nghỉ 3 ngày trong trường hợp cha, mẹ (kể cả bố, mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ), chồng, vợ hoặc con chết. Nhân viên có trách nhiệm phải điền vào Phiếu xin nghỉ và lấy chữ ký của cấp trên trực tiếp ngay sau khi nghỉ.
- Đối với Nhân viên làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Tối đa 30 ngày/1 năm nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; + Tối đa 40 ngày/1 năm nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 đến 30 năm; + Tối đa 60 ngày/1 năm nếu đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm.
- Nhân viên nữ nuôi con dưới 72 tháng tuổi khi con ốm có giấy chứng nhận của bác sỹ của bệnh viện sẽ được nghỉ có hưởng trợ cấp như sau: + Tối đa là 20 ngày trong một năm, đối với con dưới 3 tuổi.
+ Tối đa là 15 ngày trong một năm, đối với con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định nghỉ con ốm ở trên.
Tiền lương cho những ngày nghỉ ốm:
Nhân viên khi nghỉ ốm sẽ được trả một khoản tương đương với tiền lương của ngày làm việc bình thường. Khoản này do Bảo hiểm xã hội trả 75% lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp từ Công ty đối với phần chênh lệch lương do nghỉ ốm. Công ty sẽ ứng trả trước cho Nhân viên 100% lương cho những ngày nghỉ ốm, sau đó thu lại phần được chi trả từ Bảo hiểm xã hội. Nhân viên có trách nhiệm nộp đầy đủ cho Công ty các chứng từ nghỉ ốm theo Luật định. Nhân viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và không được nhận lương từ Bảo hiểm xã hội nếu giấy tờ không hợp lệ.
Nhân viên có thể nghỉ ốm từ 1 đến 2 ngày mà không cần giấy chứng nhận của bác sỹ. Tuy nhiên, tổng số ngày nghỉ ốm không có giấy chứng nhận của bác sỹ cộng lại không được quá 6 ngày trong một năm.
Trừ trường hợp có sự phê duyệt của Giám đốc, không một Nhân viên nào được phép nghỉ ốm từ 3 ngày liên tục trở lên mà không có giấy chứng nhận của bác sỹ tại các bệnh viện.
Công ty đã xây dựng chế độ nghỉ hưởng trợ cấp cho nhân viên dựa trên luật Lao động Việt Nam và điều chỉnh theo tình hình thực tế của Công ty và được quy định rất chi tiết như sau:
- Điều kiện được nghỉ hưởng trợ cấp dưỡng sức:
+ Nhân viên sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
+ Nhân viên nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
+ Nhân viên sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do Công ty và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định dựa trên các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình, bằng 40% mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Nghỉ không lương:
- Khi cần thiết, Nhân viên có thể nghỉ không lương. Việc nghỉ không lương phải được xin phép trước ít nhất là 14 ngày.
- Nhân viên sẽ không được hưởng tiền thưởng Tết hay tiền thưởng khuyến khích do Công ty tự ý chi trả cho thời gian nghỉ không lương. Trong thời gian này, các quyền lợi cá nhân cũng không được tích luỹ.
- Các trường hợp nghỉ không lương quá 3 tháng sẽ được xem là tự ý ngưng việc, do đó, việc tiếp tục hợp đồng lao động khi quay trở lại là không được đảm bảo.