5. Bố cục đề tài
1.5. Thị trường bất động sản và tổng quan thị trường bất động sản
1.5.1. Khái niệm
Khái niệm 1: Thị trường BĐS là thị trường của hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thếchấp, chuyển nhượng quyển sửdụng BĐS theo quy luật của thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Khái niệm 2: Thị trường bất động sản là tổng hoà các giao dịch dân sựvề BĐS tại một địa bàn nhất định, trong thời gian nhất định.
Khái niệm 3: Thị trường BĐS là tổ chức các quyền có liên quan đến đất sao cho chúng có thể trao đổi giá trị giữa các cá nhân hoặc thực thể. Các quyền này độc lập với các đặc tính vật chất mà thường được gọi là đất.
1.5.2. Phân loại
1.5.2.1. Theo các cấp của thị trường
Thị trường cấp I: Thị trường cấp I: là thị trường người sở hữu đất chuyển giao quyền sửdụng đất cho người khác. Thị trường này hoàn toàn do Nhà nước khống chế
Thị trường cấp II: là thị trường người được cấp quyền sử dụng đất tái chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong thị trường này cả người bán và người mua đều không phải là người sởhữu đất đai họchỉtham gia mua bán quyền sửdụng đất.
Thị trường cấp III: là thị trường người sử dụng đất cho thuê quyền sử dụng đất hoặc cho thuê BĐS nằm trên đất đai.
1.5.2.2.Theo đối tượng của thị trường
Thị trường nhàở
Thị trường khách sạn
Thị trường nhà cho thuê
Thị trường văn phòng
1.5.2.3. Theo mục đích sửdụng
Thị trường mua và bán
Thị trường cho thuê
1.5.2.4. Theo khu vực
Thị trường BĐS ở đô thị
Thị trường BĐS ởnông thôn
Thị trường BĐS ở các đô thịlớn
1.5.3. Vai trò
1.5.3.1. Giống như các loại thị trường khác, thị trường BĐS là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
Thị trường BĐS là nơi để người bán và người mua gặp gỡ thỏa thuận với nhau, làm cho hoạt động giao dịch, mua bán BĐS một cách thuận lợi. Việc xây dựng thị trường BĐS là sự tôn trọng và phát huy vai trò tự điều tiết của bản tay vô hình, là sự tạo lập một cơ chế khách quan đảm bảo cho BĐS có thể được sử dụng một cách hiệu quảnhất.
1.5.3.2. Thị trường BĐS là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất cho chủ thể kinh doanh BĐS.
Trên thị trường BĐS, các chủ thể kinh doanh BĐs và những người tiêu dùng thực hiện việc mua bán. Với vai trò là một hàng hóa đặc biệt, BĐS được chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu từ người này sang người khác. Thị trường BĐS đóng vai trò chuyển hóa vốn từhình thái hiện vật sang hình thái giá trị, là một nhân tốquyết định tốc độchu chuyển vốn của các chủthê kinh doanh trên thị trường. Thị trường BĐS là một sự bổ sung quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển một cách đồng bộ cơ chế kinh tếthị trường đối với một quốc gia.
1.5.3.3. Thị trường BĐS góp phần thúc đẩy quá trìnhđổi mới vềhoạt động quản lý đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình công cộng và các cơ sởkinh tếkhác
Bằng cách xây dựng và phát triển thị trường BĐS, Nhà nước bổsung, hoàn thiện hệ thống Pháp luật, hệ thống chính sách quản lý cũng như tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho thị trường mở rộng và phát triển, góp phần khắc phục tình trạng đầu cơ, tham nhũng, trốn thuế… Bên cạnh đó, sựvận hành thị trường BĐS sẽgóp phần xác lập mối quan hệkinh tếgiữa Nhà nước và người sử dụng BĐS, nâng cao hiệu quảsửdụng tài
nguyên đất, khắc phục tình trạng phi kinh tế trong đầu tư xây dựng, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước…
1.5.3.4. Vận hành thị trường BĐS góp phần thúc đẩy ứng dụng và cải tiến khoa học- công nghệ, nâng cao chất lượng nhàở, bảo vệ môi trường.
Thị trường nói chung, thị trường BĐS nói riêng chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các yếu tố cung cầu, giá cả cạnh tranh. Điều đó thúc đẩy các chủ thể thị trường nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến tổchức và quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận.
1.5.3.5. Góp phần tăng cường quan hệhợp tác, nâng cao trình độ xã hội hóa trong sản xuất kinh doanh, tạo cơ sởphát triển kinh tếmột cách bền vững.
Thông qua thị trường BĐS, các chủthể kinh doanh có điều kiện tiếp xúc, mởrộng quan hệ: nội bộ thị trường và các quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác như: xây dựng, địa chính, ngân hàng, môi trường đô thị.
1.5.4. Khái quát chung thị trường bất động sản
1.5.4.1. Khái quát chung tình hình bất động sản cả nước
Đánh giá chung về bức tranh thị trường bất động sản 2018, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay, thị trường bất động sản năm 2018 cơ bản vẫn giữ được sựphát triểnổn định, các phân khúc thị trường và sản phẩm có sự tái cơ cấu hợp lý hơn.
Điều này thể hiện qua các con sốthống kê từ VNREA, tổng lượng cung bất động sản vềnhà ở chung cư và nhà ởgắn liền với đất trong 9 tháng đầu năm trên cả nước là trên 100.000 sản phẩm, tăng gần 20.000 sản phẩm so với cả năm 2017. Trong đó, lượng sản phẩm nhàở chung cư vẫn chiếm đa số và lượng cung chủyếu vẫn là tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Bên cạnh đó, tổng lượng giao dịch bất động sản nhàở trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 50.756 sản phẩm. Riêng trong quý III/2018đạt 16.832 sản phẩm (tỷlệhấp thụ đạt 60%), bằng khoảng 95% so với quý II/2018 là 17.634 giao dịch. Quý II tăng 1.344
giao dịch so với tổng lượng giao dịch quý I/ 2018 là 16.290 giao dịch, tương đương với mức tăng 8,3%.
Ông Đỗ Viết Chiến nhận định: “Mặc dù số lượng giao dịch quý III giảm so với quý II song đây vẫn là con sốkhá tốt của thị trường bất động sản quý III thường niên. Bởi thông thường hàng năm, quý III có tháng Ngâu và mùa khai giảng nên thường có tỷlệ hấp thụ thấp. Nhìn chung thị trường bất động sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 vẫn cho thấy một gam màu đẹp với những con sốkháấn tượng vềcả lượng cung và cầu”.
Đặc biệt, 2 thị trườngđầu tàu là Hà Nội và TP.HCM khá ổn định và triển vọng với nguồn cung dồi dào, phong phú, đặc biệt là nguồn cung nhàở chung cư (tại Hà Nội là 25.574 sản phẩm, tại TP.HCM là 34.092 sản phẩm). Số lượng giao dịch nhà ở chung cư tại Hà Nội rất ấn tượng với 18.265 sản phẩm, tăng hơn 30% so với 9 tháng đầu năm 2017. Tại TP.HCM và khu vực miền Nam tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư đạt mức 22.911 sản phẩm, tỷlệ hấp thụ đạt 67,2% . Đặc biệt ở phân khúc siêu cao cấp tại TP.HCM, tỷlệhấp thụxấp xỉ100%.
Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cũng cho hay: “Với nhu cầu thực chất sử dụng bất động sản ngày càng tăng rõ rệt cho thấy dấu hiệu của thị trường bền vững và phát triển. Minh chứng rõ nhất là tại hai thành phố lớn này, hiếm dần các hoạt động mua đi bán lại của các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu cơ. Giá bất động sản tại hai khu vực này nhìn chung cũng ổn định, tỷ lệ hấp thụ tương đối cao. Ngoài ra, người mua nhà phần lớn từnhu cầu thực cho thấy không có biểu hiện của thị trường ảo hoặc bong bóng bất động sản”.
1.5.4.2. Khái quát chung tình hình bất động sản tại Huế
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành địaốc, thị trường Bất động sản cả nước nói chung và tại Huếnói riêng, dịp cuối năm 2018 ghi nhận diễn biến tích cựcở phân khúc đất nền và nhàởgiá vừa túi tiền.
Trong 2 tháng cuối năm, phân khúc đất nền vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi loại hình bất động sản này có nguồn cầu và thanh khoản lớn nhất, trở thành kênh thu hút
dòng tiền mạnh mẽcủa nhà đầu tư dù giá bán đang tăng nhanh sau hàng loạt các động thái nâng cấp cơ sởhạtầng đô thị ởkhu vực phía Tây Nam TP Huế.
Các chính sách tái định cư mới của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thúc đẩy thị trường đất nền phát triển mạnh mẽcho nhu cầu gia tăng đột biến, tập trungở các khu vực vận trung tâm thành phốvới khoảng cách di chuyển chỉtừ15–20 phút.
Năm 2018 đánh dấu thị trường BĐS có dấu hiệu trỗi dậyở cả nước nói chung vàở Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhiều công trình, dự án, trung tâm, khách sạn… nổi lên làm cho thị trường ngày càng nóng. Bao gồm nhiều ông lớn trong giới BĐS như: VinGroup, Apec Group, IMG, Bitexco, Vneco… Các dự án nổi bật như Tòa nhà Vincom, An Cựu City, Hue Green City, Royal Park, Phú MỹAn… Nhiều chủ đầu tư và nhà môi giới đã chọn thị trường Thừa Thiên Huế là điểm đến của mình.
Trong lúc nguồn cung đất nền mới các tháng cuối năm đang dần trở nên khan hiếm do sự thận trọng khi ra hàng của các chủ đầu tư, thì giới buôn địa ốc lại ráo riết “săn hàng” trong lúc giá cònở mức thấp, nhằm tạo ra mặt bằng giá mới trên thị trường đầu năm 2019.
Hai trạng thái cung –cầu này dễ dàng khiến cho các dự án đáp ứng được nhu cầu thực cuối năm trởnên cháy hàng ngay khi mởbán chính thức.
Ví dụ điển hình từsựthành công của dự án Eco Lake do đơn vịmở bán vào tháng 8/2018 trước đó, chỉ trong 30 phút mở bán đã có đến 98% sản phẩm được hoàn tất giao dịch.
Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông marketing cho dự án An Cựu city của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên giao dịch : Công ty CổPhần Đất Xanh Bắc Miền Trung Tên viết tắt : ĐXBMT
Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới Bất Đông Sản
Địa chỉ: Lô A3 Hoàng Quốc Việt, Phường An Đông, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Mã sốthuế: 3301610766 Điện thoại : 02343998999
Email :Lienhe@datxanhbacmientrung.com
Website :http://datxanhbacmientrung.com
Đại diện pháp luật: Tổng Phước Hoàng Hưng Ngày cấp giấy phép: 12/06/2017
Công ty CP Đất Xanh Bắc Miền Trung là thành viên của Tập đoàn Đất Xanh. Thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đầu tư và phân phối bất động sản lớn nhất Việt Nam. Đất Xanh Bắc Miền Trung là một đơn vị chủ lực kinh doanh với hàng chục dự án về đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, các khu đô thị ở khu vực Huế và Miền Trung. Không ngừng tìm kiếm và tạo ra hiệu quả về kinh doanh, tài chính lành mạnh cho nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, tạo cơ hội phát triển và đem lại phúc lợi cho CBNV cũng như an sinh xã hội.
Sứmệnh “đồng hành cùng sựphát triển của Khách hàng”chúng tôi đã không ngừng tư vấn, cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu ở khu vực Bắc Miền Trung cũng như cả nước. Cùng với tầm nhìn “Trởthành công ty kinh doanh dịch vụBất động sản chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu khu vực Bắc Miền Trung cũng như cả nước”.
Quá trình hình thành:
Tháng 1/2016 thành lập chi nhánh Bắc Miền Trung thuộc Công ty cổphần Đất Xanh Miền Trung (thành lập 4/2011) tại Thừa Thiên Huế.
Tháng 6/2017 thành lập công ty cổphần Đất Xanh Bắc Miền Trung
Đến nay, công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về bất động sản tại huếnói riêng và khu vực bắc miền trung nói chung.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
(Công ty cổphần Đất Xanh Bắc Miền Trung)
Hội Đồng Quản Trị Khối Vận Hành Khối Kinh Doanh - Tiếp ThịHội Đồng Tổng giám đốc
Khối Đầu Tư –
Pháp Lý DựÁn Phòng Marketing Phòng Kinh doanh Phòng HCNS PhòngTCKT Phòng Đầtư u Phòng Khai thác dựán Phòng Kinh doanh tây Phòng Kinh doanh phía Phòng Kinh doanh trụ
Phòng Kinh doanh
Tham mưu cho Giám đốc bộphận giải pháp kinh doanh.
Chịu trách nhiệm doanh sốvà tình hình kinh doanh trước Ban Giám đốc.
Thiết lập và tổchức triển khai kếhoạch kinh doanh của Công ty.
Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghịlên ban lãnh đạo.
Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng.
Tham gia trực tiếp tìm kiếm, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng về thông tin các sản phẩm Bất động sản mà Công ty phân phối độc quyền.
Đàm phán và thương thảo hợp đồng với khách hàng.
Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty.
Kiểm soát các hợp đồng bán hàng.
Đào tạo nhân viên, đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho các kếhoạch bán hàng đã đăng ký.
Phòng Marketing
Lên kế hoạch phát triển, truyền thông các dự án BĐS công ty đang phân phối nhằm tạo lượng Khách hàng mua Bất động sản để thúc đẩy kinh doanh.
Quản lý chi phí, kiểm tra, giám sát các hoạt động marketing online của công ty.
Lên phương án sử dụng các công cụ marketing online để phục vụ việc kinh doanh Bất động sản của công ty
Hỗtrợ& kết hợp với chuyên viên SEO & nhân viên viết bài đểtối ưu ngân sách Marketing online của công ty như: SEO, Google Adword.
Chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu của công ty.
Làm việc với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến hoạt động Marketing.
Lên kế hoạch marketing truyền thông & phối hợp thực hiện cùng phòng kinh doanh đểtạo hiệuứng marketing offline hiệu quảnhất
Phối hợp với trưởng phòng kinh doanh dự án đểchuẩn bịcông cụbán hàng cho chuyên viên kinh doanh: Sales Kit, mặt bằng, tờ rơi, brochure
Chủ động đề xuất phương án marketing toàn diện hàng tháng nhằm thúc đẩy việc kinh doanh BĐS của công ty.
Chủ động tìm hiểu chương trình marketing của cáccông ty đối thủcạnh tranh.
Phòng hành chính nhân sự (HCNS)
Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc vềcông tác tổchức cán bộ. Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; công tác hành chính, văn thư lưu trữ, lễtân.
Sắp xếp, tổchức bộmáy công ty, nghiên cứu, soạn thảo các Nội quy, Quy chếvề tổchức lao động trong nội bộcông ty.
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của Bộluật lao động. Theo dõi giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tại nạn lao động, hưu trí; chế độnghỉviệc do suy giảm khả năng lao động, các chế độchính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụcủa người lao động.
Phối hợp với phòng Tài Chính–Kếtoán xây dựng tổng quỹtiền lương của công ty; Xây dựng các định mức đơn giá về lao động, lập và quản lý Qũy lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của nhà nước và hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp.
Xây dựng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộdoanh nghiệp, theo dõi xử lý các đơn khiếu nại, tốcáo.
Tổchức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên.
Quản lý con dấu của doanh nghiệptheo quy định về quản lý và sử dụng con dấu hiện hành.
Lập báo cáo kếhoạch tiền lương, lao động gửi các cơ quan chức năng.