3.4.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộgia đình.
Các số liệu định lượng được tổng hợp trên phần Exel.
3.4.3.2. Phương pháp thông kê so sánh
Các số liệu được so sánh thông qua các năm, các nhóm hộ giàu, khá, trung bình, nghèo để thấy được sự khac nhau về thực trạng vai trò của người phụ nữ qua các năm cũng như trong từng nhóm hộ. Từ đó có thể đưa ra nhận xét, đánh giá.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vịtrí địa lý:
Xã Chiềng Hoa là xã vùng III của huyện Mường La cách trung tâm huyện 29,61 km, đường xá đi lại khó khăn, dân cư sống thưa thớt, nằm dọc 2 ven bờ Sông Đà: phía Đông giáp với xã Chiềng Công, Chiềng Ân, phía Nam giáp với xã Pắc Ngà huyện Bắc Yên, phía Tây giáp với xã Mường Chùm, phía Bắc giáp với xã Tạ Bú, Chiềng San.
Tổng diện tích tự nhiên 7.091,55 ha; xã có 1.536 hộ và 7. 233 nhân khẩu. Trong đó nam: 3.831 người; Nữ: 3.403 người; có 4.013 lao động, có 21 bản. Mật độ dân số bình quân 102 người/km2, gồm 2 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống (dân tộc Thái và dân tộc Mông).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Chiềng Hoa có địa hình phức tạp, nằm dọc 2 ven bờ Sông Đà, bị chia cắt bởi các khe suối lớn, nhỏ, phần lớn là các dãy núi cao, độ dốc tương đối lớn, đất bạc màu, tầng canh tác mỏng, độ cao trung bình 700m so với mặt nước biển.
4.1.1.3. khí hậu
Xã Chiềng Hoa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa từtháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cộng với gió tây khô nóng làm cho mùa này thiếu nước nghiêm trọng.
+ Lượng mưa trung bình 1.500- 1.800 mm/năm.
+ Lượng bốc hơi nước trung bình từ 750- 800 mm/năm. Tổng số giờ năng bình quân 1.825 giờ/năm.
4.1.1.4. Thủy văn
xuất gồm. Dân cư sống thưa thớt, nằm dọc 2 ven bờSông Đà: phía Đông giáp với xã Chiềng Công, Chiềng Ân, phía Nam giáp với xã Pắc Ngà huyện Bắc Yên, phía Tây giáp với xã Mường Chùm, phía Bắc giáp với xã Tạ Bú, Chiềng San.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 7091,55 100 1 Nhóm đất nông nghiệp 6208,82 87,552 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4360,31 61,486 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4021,01 56,701 1.1.1.1 Đất trồng lúa 333,31 4,7 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 3687,7 52,001 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 339,3 4,785
1.2 Đất lâm nghiệp 1813,39 25,571
1.2.1 Đất rừng sản xuất 185,49 2,616 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1627,9 22,955 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 35,12 0,495
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 548,89 7,74
2.1 Đất ở 62,07 0,875
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 62,07 0,875
2.2 Đất chuyên dùng 102,28 1,442
2.2.1 Đất xây dựng trụ sởcơ quan 0,02 0 2.2.2 Đất xây dụng công trình sự nghiệp 5,45 0,077 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,07 0,001 2.2.4 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 96,74 1,364 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, hỏa táng 16,12 0,227 2.4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,suối 368,42 5,195
3 Nhóm đất chưa sử dụng 333,83 4,707
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 333,83 4,707
Chiềng Hoa tổng diện tích tự nhiên 7.091,55 ha, đất có hai loại đất chính sau: + Nhóm đất mùn đỏvàng trên núi: Nhóm đất này có tầng đất dày 0,6 – 1,2m, thành phần cơ giới trung bình và nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá nghèo lân nhưng kali trao đổi giàu. Ở những nơi có độ dốc lớn thích hợp trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, những nơi thấp hơn có địa hình thoải hoặc lượn sóng thì có thể trồng các cây ăn quả, rau cỏ có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi.
+Nhóm đất đỏ vàng: Tầng đất dày trên 1,5m, thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp, hàm lượng mùn khá, đạm tổng sốtrung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số cũng như chỗtiêu đều nghèo. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. Thích hợp trồng các loại cây cao su, sở, cà phê và một số loại cây nông sản như: ngô, lạc, sắn, lúa nương. Những địa điểm bị xói mòn đất nên trồng các cây lâm nghiệp.Ngoài hai loại đất chính ra trong xã còn có các loại đất khác như: Đất mầu nâu vàng trên mẫu chất phù sa cổ, đất feralít biến đổi do trồng lúa nước, số lượng không đáng kể nằm rải rác trên địa bàn xã. Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 87,552%. Là tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp của toàn xã.
* Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn xã đang triển khai khoan thăm dò để tìm kiếm nguồn khoáng sản trong lòng đất chưa phát hiện nguồn khoáng sản lớn.
* Tài nguyên nhân văn:
Tổng diện tích tự nhiên 7.091,55 ha; xã có 1.536 hộ và 7. 233 nhân khẩu. Trong đó nam: 3.831 người; Nữ: 3.403 người; có 4.013 lao động, có 21 bản. Mật độ dân số bình quân 102 người/km2, gồm 2 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống (dân tộc Thái và dân tộc H’mông).
- Thành phần dân tộc:
+ Dân tộc thái: có 1,373 hộ; có: 6.326 người chiếm 87,46%. + Dân tộc mông: có 163 hộ; có: 907 người chiếm 12,54%.
Xã Chiềng Hoa là vùng đất cổ được hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, trong quá trình đấu tranh và phát triển nhân dân các dân tộc xã Chiềng Hoa luôn luôn giữ những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa truyền thống, của dân tộc mình, xong có sự hòa nhập giữa các nền văn hóa làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc chung của nhân dân xã Chiềng Hoa. Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống. Trình độ dân trí không đồng đều. Dưới sựlãnh đạo, chỉđạo của cấp UỷĐảng, Chính quyền xã Chiềng hoa, cán bộvà nhân dân đoàn kết, thống nhất.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mường La, được sự quan tâm của các cấp, các ngành những năm gần đây, diện tích rừng được tăng nhanh do phát động phong trào trồng rừng, phủxanh đất trống đồi núi trọc, hiện nay đất rừng của xã đang tăng nhanh, cây trồng đa dạng, phong phú, ngoài ra phong trào trồng cây xanh làm đẹp cơ quan, đường làng, ngõ xóm cũng được các cấp các ngành quan tâm, cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch, mát mẻ, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm không khí và nguồn nước.
4.1.1.7. Tài nguyên du lịch
Mỗi mảnh đất là một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Xã Chiềng Hoa là xã vùng sâu, vùng xa. Nơi có công trình thủy điện kỳ vĩ, có lòng hồ mênh mang nước, có bản làng đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Cùng với tiềm năng du lịch thủy điện, du thuyền trên lòng hồ sông Đà. Du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Thái có các lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội Khuống, lễ hội Khắp Then, lễ hội Mừng cơm mới... Đây chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ - du lịch.
4.1.1.8. Nhận xét chung
Thuận Lợi: Xã Mường La có địa hình, khí hậu và đất đai phù hợp với việc phát triển các ngành nông – lâm nghiệp. Cần phát triển nền kinh tế ổn định vững chắc, khai thác triệt để lợi thế của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chú trọng đến việc đầu tư giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Khó khăn: Là một xã miền núi địa hình bị chia cắt nhiều, trình độ dân trí không đồng đều, sản xuất nông nghiệp là chính, các ngành nghề chưa phát triển, nguồn vốn ít, hoạt động thương mại, dịch vụ chậm phát triển và còn đơn lẻ, dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, hàng năm lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất còn xảy ra ở một số vùng canh tác ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã.
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018. Chiềng Hoa là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mường La. Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đời sống người dân trong xã phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp, xong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, trong khi giá vật tư nông nghiệp còn ở mức cao, giá nhiều nông sản hàng hóa thiếu ổn định, đặc biệt giá thịt lợn hơi xuống thấp làm ảnh hưởng đến thu nhập của nhân dân. Năm 2018 do ảnh hưởng của đợt mưa lũ đầu tháng 10 và cơn bão số 2 làm thiệt hại rất lớn về nhà cửa, hoa màu và tài sản của nhân dân ước thiệt hại khoảng 81,8 tỷ đồng. xong dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND – UBND xã, sự quyết tâm của các ban, ngành đoàn thể xã, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2018 đạt được những kết quả quan trọng cụ thể như sau:
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2018 đạt 52066 tấn.
- Hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành chính cho người lao động đi làm ăn xa. Đăng ký cho 1 công dân đi xuất khẩu lao động.
- Tỷ lệ hộ nghèo là 41,28%. - Tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,2 %.
- Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin đạt 95%. - Tỷ lệngười sử dụng nước hợp vệ sinh là 70%.
- Tỷ lệ hộđược xem Đài truyền hình Việt Nam, nghe Đài tiếng nói Việt Nam 100%.
- Tỷ lệđàn gia súc, gia cầm đạt 85,5%.
Bảng 4.2: Diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chính của xã năm 2018
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa (cả năm) 114 35 3990
Ngô 1717 28 48076
Sắn 56 120 6720
(Nguồn: Ban địa chính xã Chiềng Hoa, 2018)
Diện tích gieo trồng đạt kế hoạch NQHĐND xã giao , tuy nhiên do cơn lũ lịch sử 9 – 13/8/2017 đã làm vùi lấp cây gỗ, ruộng vườn... cuốn trôi nên diện tích cho thu hoạch giảm.
Trong sản xuất nông nghiệp: Xác định cây Lúa là cây trọng tâm, cây Ngô là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế.
- Về sản xuất lương thực: Hàng năm gieo cấy lúa hết diện tích, giống lúa lai cho năng suất cao được đưa vào sản xuất, tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2018 đạt 52066 tấn.
- Về sản xuất ngô: Phát huy tiềm năng và điều kiện cụ thể của địa phương xác định cây ngô là cây cho nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân, hàng năm được nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật để cải tạo và trồng mới, hiện
nay trong toàn xã có diện tích gieo trồng là 1717 ha đạt 99,99% tổng số cây lương thực chính của xã năm 2018.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xã, cùng với kinh nghiệm lâu năm của người dân. Ngoài thế mạnh về cây lúa, cây ngô là thế mạnh thứ hai của địa phương.Vì vậy trong tương lai, địa phương cần tập trung phát huy thế mạnh cây ngô, nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con nông dân.
* Chăn nuôi:
Bảng 4.3: Sốlượng gia súc, gia cầm của xã Chiềng Hoa giai đoạn 2016 -2018
(ĐVT: con)
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Đàn lợn 2770 3995 3075
Đàn trâu 170 1926 1715
Đàn bò 144 1216 1434
Đàn gia cầm 11000 18291 23034
Đàn dê 172 1578 936
(Nguồn: Ban thống kê xã Chiềng Hoa năm 2018)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, trong 3 năm gần đây số gia súc, gia cầm được người dân địa phương nuôi có sự biến động. Nhìn chung số lượng gia súc, gia cầm đều tăng lên. Từ năm 2016 đến năm 2018 số lượng lợn tăng lên 305 con, gia cầm tăng lên 12.034 con. Nguyên nhân là do Công tác tiêm phòng dịch cúm A cho gà, vịt, trâu, bò, lợn, dê thực hiện đúng theo kế hoạch đã được tập huấn, mở được nhiều lớp học tập chuyển giao công nghệ mới cho người dân, trong đó có các lớp về trồng trọt, chăm sóc phòng trừ sâu hại, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các lớp thiết kế trồng rừng, trồng ngô, lớp chăn nuôi, thú y. Vì vậy sốlượng gia súc, gia cầm của toàn xã đã tăng lên.
Sốlượng trâu từ năm 2016 đến năm 2017 tăng rất là mạnh hơn 11 lần, vào năm 2018 số lượng trâu có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sốlượng trâu giảm là do diện tích chăn thả bị thu hẹp, sức cày kéo phục vụ cho sản xuất đã dần được thay thế bằng các loại máy móc nên rất ít hộ nuôi trâu. Sốlượng bò tăng mạnh, tuy nhiên con số này vẫn là một con số hạn chế. Đa số các hộ nuôi với quy mô nhỏ (1-2 con) để bán ra thị trường. Đồng thời, thời tiết bất lợi, rét đậm, rét hại kéo dài làm một số gia súc, gia cầm của các hộ bị chết.
Đàn dê của năm từ năm 2016 đến năm 2017 tăng mạnh và vào năm 2018 thì có xu hướng giảm nhẹ do điều kiện khí hậu chưa phù hợp, thức ăn chăn nuôi tại địa bàn xã chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc đàn dê, cần mở các lớp tập huấn kinh nghiệm chăm sóc cho người dân để nhân rộng và phát triển thêm mô hình này.
4.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội
* Dân sốvà lao động
- Cơ cấu lao động của xã Chiềng Hoa năm 2018 + Tổng số hộ: 1.536 hộ.
+ Tổng số nhân khẩu: 7. 233 người, trong đó nữ: 3.403 người. + Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng sốlao động: 9,5 %.
+ Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: Tổng số 414 người, trong đó không có lao động làm việc tại nước ngoài, tất cả là làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài tỉnh.
+ Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường xuyên trên 65%. - Thành phần dân tộc:
+ Dân tộc thái: có 1,373 hộ; có: 6.326 người chiếm 87,46%. + Dân tộc mông: có 163 hộ; có: 907 người chiếm 12,54%.
- Trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, xã có 20/21 bản đặc biệt khó khăn.
* Lao động của xã chia theo giới từnăm 2016- 2018
Bảng 4.4: Lao động xã Chiềng Hoa chia theo giới tính giai đoạn 2016 – 2018
Năm nghiên cứu Tổng sốlao động Chia theo giới tính
Nam Nữ
2016 3.578 1.876 1.702
2017 3.650 1.899 1.751
2018 3.967 1.946 2.021
(Nguồn: Ban thống kê xã Chiềng Hoa năm 2018)
Qua bảng 4.4 có thể thấy tổng số lao động qua các năm có xu hướng tăng từ năm 2016 đến năm 2018 tăng gần 400 người. Mặc dù tỷ lệ lao động nam giới nhiều hơn nhưng nhìn chung không chênh lệch nhiều ở 2 giới, đến năm 2018 tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn lao động nam.
* Lĩnh vực văn hóa xã hội 1. Giáo dục –Đào tạo
- Toàn xã có 5 đơn vịtrường trong đó: 01 trường THCS; 3 trường Tiểu