Thực trạng chung của các hộ điều tra trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã chiềng hoa huyện mường la – tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

4.2.1.Thông tin chung v các hđiều tra

4.2.1.1. Một sốthông tin cơ bản của các nhóm hộđiều tra

Bảng 4.5: Tình hình chung của các hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng SL CC (%) Tổng số hộđiều tra Hộ 60 100 1.Giới tính chủ hộ Nam chủ hộ Hộ 50 83,33 Nữ chủ hộ Hộ 10 16,66 2.Loại hộ Nông nghiệp Hộ 23 38,33

Phi nông nghiệp Hộ 32 53,53

Hộ kiêm Hộ 5 8,33 3.Kinh tế của hộ Khá Hộ 14 23,33 Trung bình khá Hộ 30 50 Nghèo Hộ 16 26,66 4.Số nhân khẩu Người 237 100

Số nhân khẩu bình quân/hộ Người/hộ 3,95 1,67

5.Sốlao động Người 164 100 Sốlao động bình quân/hộ LĐ/hộ 2,73 1,66 6. Trình độ học vấn của chủ hộ Tiểu học Người 7 11,66 THCS Người 35 58,33 THPT Người 17 28,33 TC –CĐ –ĐH Người 1 1,66

Qua điều tra 60 hộ, cho thấy: Tỷ lệ nam chủ hộ ở cả 3 nhóm hộ khá, trung bình khávà nghèo đều cao hơn so với phụ nữ. Bình quân nam chủ hộ chiếm 83,33%, nữ chủ hộ chiếm16,66 %. Phụ nữ Thái có vai trò quan trọng trong gia đình nhưng với cương vị người chủ quyền quết định công việc lại mờ nhạt, quyền hạn đó không vượt qua việc mua bán lương thực và các nhu cầu cơ bản của các thành viên, công việc chăm sóc con cái trong gia đình. Các hộ có nữ giới làm chủ hộ hầu hết là do chồng mất hoặc không có chồng, qua đó cho thấy những hộ này, người phụ nữ thật vất vả và phải tự nuôi con một mình.

Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp cao, chiếm 53,53%, nông nghiệp chiếm tỷ lệ 38,33%, chỉ có một số ít là hộ kiêm.

Nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ 23,33%. Phần lớn, nhóm hộ khá thường rơi vào các hộ kiêm, hộ phi nông nghiệp, hộ thuần nông chiếm tỷ lệ thấp hơn. Hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp. Những hộ này chủ yếu là các hộ đã biết chi tiêu một cách có kế hoạch, am hiểu và chăm chỉ làm ăn, ngoài thời gian nông nhàn, những hộ này chủ yếu có chồng làm thêm nghề hoặc dịch vụ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, người vợ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,66%. Những hộ nghèo trong nhóm hộ điều tra, theo em do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo, song chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan. Họ chi tiêu không có kế hoạch, không có sự tích lũy, cộng với ốm đau bệnh tật và sinh đẻ không có kế hoạch, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất. Một số hộ không có chồng hoặc chông không minh mẫn nên người vợ phải gánh vác phần lớn công việc trong gia đình. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến nghèo là do bệnh tật, thiếu lao động. Do đó, mà xã cần có các chương trình hỗ trợ, động viên để những hộnày vươn lên làm giàu.

Sản xuất nông nghiệp cũng đòi hỏi rất nhiều về khoa học kỹ thuật. Vì thế, kiến thức hay trình độ học vấn của chủ hộ cũng và các thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế gia đình nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Qua bảng ta thấy, học vấn của các hộ điều tra tương đối đồng đều, có 7 người học tiểu học, chiếm 11,66%, số người học THCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 35 người, chiếm 58,33%. Số người học THPT là 17 người, ..chiếm 28,33% và 1 người học TC – CĐ – ĐH, chiếm 1,66%. Có thể thấy, thế hệ con, cháu của các gia đình đã và đang được đầu tư để học lên cấp bậc cao hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã chiềng hoa huyện mường la – tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)