Trong việc thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình dự án phát triển

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã chiềng hoa huyện mường la – tỉnh sơn la (Trang 68)

ca ph n

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương bằng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ, tao điều kiện tăng thu nhập cho gia đình bằng các nguồn thu ngoài nông nghiệp, giảm bớt gánh nặng và sự lo toan về kinh tế cho phụ nữ.

- Khuyến khích thành lập ở nông thôn những tổ làm nghề thủ công, nghề truyền thống... điều này có thể tạo ra cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới hạn chế thời gian lao động nông nhàn, tăng thu nhập nhờ đó họ có thể tăng sự giúp đỡ của người chồng trong sản xuất hay các công việc gia đình. Hạn chế việc người chồng đi làm thuê xa nhà đồng thời phụ nữ cũng có những khoản

thu nhập bằng tiền mặt của riêng họ. Bên cạnh đó, qua sinh hoạt tại nhóm, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng quan hệ giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về những vấn đề xã hội cũng như những kiến thức về nuôi dạy con trong gia đình.

- Trong quá trình thực hiện các trương trình, dự án nhu cầu của lao động nữ và nam cần được xem xét trong quá trình lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chương trình phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án với phụ nữ như: nước sinh hoạt, thuỷ lợi, cầu đường, trạm y tế, thông tin liên lạc, trường học và chợ.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Chiềng Hoa - huyện Mường La - tỉnh Sơn La em có những kết luận sau:

- Kinh tế - xã hội của xã còn kém phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn.

+ Trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị của phụ nữ dân tộc Thái còn tương đối thấp. Cán bộ hội đoàn thể phần lớn chỉ có trình độ cấp 2 và cấp 3 mà không hề có trình độ chuyên môn.

+ Phụ nữ vẫn còn chịu nhiều gánh nặng trong gia đình. Trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ và nam giới cùng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, trong hoạt động tái sản xuất thì phụ nữ đảm nhiệm công việc nội trợvà chăm sóc con cái, người đàn ông ít tham gia.

+ Trong việc quản lý và kiểm soát các nguồn lực như đất đai, tài sản sinh hoạt, sản xuất nữ giới ít có cơ hội được tiếp cận so với nam.

+ Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợvà chăm sóc các thành viên trong gia đình.

+ Phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng trong quyết định công việc lớn trong gia đình, trong kiểm soát tài sản, trong thừa kế, mặc dù họlà người nắm giữ trách nhiệm quản lý tài chính trong gia đình.

+ Phụ nữ ít được tham gia hội họp thôn xóm, ít tiếp cận với các phương tiện truyền thông.

+ Nữ giới được tham gia học tập ngày một tăng, vai trò của người phụ nữ cũng dần được khẳng định. Đây là tiền đề hứa hẹn một thế hệ phụ nữ có trình độtrong tương lai, cơ hội cho phát triển kinh tế của địa phương.

nữ chiếm 47,20% tổng số lao động.

- Trình độ của cán bộ hội đoàn thểchưa cao. Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

5.2. Kiến nghị

Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển cùng với nam giới không những đem lại lợi ích cho mỗi phụ nữ, mỗi gia đình mà cho toàn xã hội. Đó không chỉ là vấn đề công bằng xã hội, mà là lợi ích kinh tế. Từ những phân tích trên, tôi kiến nghị một số vấn đề nhằm tạo sự hài hoà cân đối trong gia đình, tạo điều kiện phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

5.2.1. Đối với Nhà nước

Câng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nghị quyết về bình đẳng giới. Chỉ đạo các ban ngành có liên quan tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội đối với phụ nữ. Đưa ra những chính sách hướng tới phụ nữ dân tộc cần cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng vùng, từng địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các dự án dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái được vay vốn, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng.

5.2.2. Đối vi các cp chính quyền và đoàn thểđịa phương

Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình và chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

Chính quyền địa phương cần có những chính sách phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xã, cần tranh thủ vốn đầu tư Nhà nước và sự

giúp đỡ của các tổ chức khác để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu và cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, chính quyền cần kêu gọi người dân đóng góp sức người, sức của vào nững công việc trên để đạt hiệu quả tốt nhất. Và chỉđạo thực hiện tốt chủtrương, chính sách của Đảng đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên địa bàn để phụ nữ có thể nâng cao được trình độ của mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các cấp, các ngành phối hợp với Hội phụ nữ tổ chức tốt công tác đào tạo, nâng cáo trình độ, kiến thức sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc Thái… Đồng thời, Hội phụ nữ các cấp cũng cần khai thác có hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi để cho phụ nữ được vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Tích cực khuyến khích chị em phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, tham gia các tổ chức và đoàn thể ở địa phương, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong cuộc sống.

5.2.3. Đối với người đối vi ph n dân tc Thái

- Phụ nữ phải xoá bỏtư tưởng tự ti, mặc cảm, cần đấu tranh cho quyền bình đẳng của mình. Từ đó tự nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội.

- Cần phải có sựtrao đổi thông tin, kinh nghiêm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Những chủ hộ là nam giới phải có hướng nhìn tích cực hơn về phụ nữ, nên để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình, kể cả những quyết định liên quan đến tài chính.

- Để phát huy được vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình, mỗi phụ nữ dân tộc Thái cần phải tự vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ, tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ những người xung quanh. Đồng thời, bản thân chị em cần tự mình xóa bỏ những quan niệm lỗi thời còn tồn tại trong ý thức của mình, vượt qua những rào cản của cuộc sống để vươn lên, hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UBND xã Chiềng Hoa, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2016 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 của xã Chiềng Hoa.

2. UBND xã Chiềng Hoa, Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2017 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 của xã Chiềng Hoa.

3. UBND xã Chiềng Hoa, Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2017 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 của xã Chiềng Hoa.

4. Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến, 2006, Bài giảng Kinh tế hộ nông dân , Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp.

5. Ths. Lô Quốc Toản, Quan niệm về dân tộc thiểu số và cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính tri ̣ – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thi ̣ Minh Hiền, Bài giảng “Giới trong phát triển nông thôn”, Khoa Kinh tế và PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Chi (2007), thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển Kinh tế Nông thôn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

8. Thực trạng kinh tế hộ nông dân Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1991. 9. Vương Thị Vân (2009), Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh

tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh.

10. Nguyễn Thị Bích Thúy (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Khoa xây dựng Đảng, Học viện Chính trị- Hành chính khu vực IV.

11. Bùi Thị Hồng Vân (2002), Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay. Tài liệu internet: 12. http://phunudanang.org.vn 13. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF 14. http://en.wikipedia.org/wiki/Wonen_and_agriculture_in_Sub_Saharan_A 15. http://dantocviet.vn/Articles.aspx?sitepageid=142 16. http://timtailieu.vn/tai-lieu/giao-trinh-luat-binh-dang-gioi-28456

17. http://luanvan.net.vn/luan - van/luan -van - giai - phong – phu – nu - tu – quan - diem - chu - nghi a – mac – lenin – den – tu – tuong – ho – chi – minh – quan – diem – cua – dang – cong – san – viet -9641/

18. http://text.123doc.org/documen/1671916 - gioi - tinh - trong – phat – trien – nong – thon - pot.htm

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘGIA ĐÌNH THÔNG TIN KIỂM SOÁT

1 2 3 4

Ngày ID hộ Tên xã Tên Tổ

Chiềng Hoa *Chú ý: ID Hộgia đình bao gồm:

- Chữ viết tắt tên và họ của người phỏng vấn, lấy chữ cái đầu tiên của mỗi tên. - Số thứ tự gia đình đang được phỏng vấn (tức là tổng số hộ mà nười phỏng vấn đã khảo sát bao gồm cảgia đình hiện tại)

VD: Người phỏng vấn tên đầy đủ là Cà thị Nguyện, và đây là hộ thứ 10 mà cô ấy đang phỏng vấn (nghĩa là tổng số hộ cô ấy phỏng vấn là 10 bao gồm cả hộ hiện tại) khi đó ID hộ là HN10.

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ: 6. Tên của chủ hộ (Ông/bà): 7. Giới: Nam / Nữ 8. Tuổi của chủ hộ:………(tuổi) 9. Dân tộc:……… 10. Trình độ học vấn: ……….. 11. Nghề nghiệp chính của chủ hộ:……… 12. Những tổ chức xã hội mà chủ hộ tham gia là gì? Hội Nông dân ? Hội Phụ nữ ? Hội cựu chiến binh ? Hội người cao tuổi ? 12. Phân loại hộgia đình (2018) : Hộ nghèo ?

Hộ cận nghèo Hộ TB khá

? Hộ giàu

13. Gia đình có bao nhiêu thành viên:………(Người) 16. Sốlao động chính của gia đình:………(Người) Trong đó có bao nhiêu nữ từ 18 tuổi trở lên:

STT Tuổi Trình độ học vấn

1 2 3 …….

II. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1.Vai trò của phụ nữ trong sản xuất: * Trong hoạt động trồng trọt:

Công việc Người đảm nhiệm

Nam Nữ Cả hai Thuê

1.Ra quyết định:

Lựa chọn giống cây trồng Lựa chọn kỹ thuật canh tác Mua công cụ sản xuất Mua vật tư nông nghiệp Bán sản phẩm 2.Người thực hiện: Làm đất Gieo cấy Bón phân Làm cỏ

Phun thuốc sâu Thu hoạch

* Trong chăn nuôi:

Công việc Người đảm nhiệm

Nam Nữ Cả hai Thuê

1.Người ra quyết định -Giống vật nuôi

-Kỹ thuật nuôi -Quy mô nuôi

-Mua thức ăn, thuốc thú y -Bán sản phẩm

2.Người thực hiện -Làm chuồng trại

-Cho ăn và vệ sinh chuồng trại -Mua giống

-Bán sản phẩm

* Trong các hoạt động khác:

Công việc Người đảm nhiệm Ghi chú

Nam Nữ Cả hai 1.Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp -Đi mua nguyên liệu -Trực tiếp sản xuất -Bán sản phẩm 2.Dịch vụ

-Quản lý thu, chi, thanh toán -Cho ăn và vệ sinh chuồng trại -Mua hàng

-Vận chuyển, bốc dỡ, áp tải hàng -Trực tiếp phục vụ hay bán hàng

Vai trò của phụ nữ trong tái sản xuất:

Công việc Người đảm nhiệm

Ghi chú

Nam Nữ Cả hai

Làm nội trợ

Dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo Chăm sóc con cái

Định hướng tương lai cho con Chăm sóc người già, người ốm Người tham gia BHYTX năm 2018 Đi khám sức khỏe định kỳ

Vệ sinh MT sống xung quanh Tham gia các lễ hội

Tham dựcác đám hiếu, hỷ Thăm hỏi người ốm

Phụ nữ và vai trò cộng đồng:

Công việc Người đảm nhiệm Ghi chú

Nam Nữ Cả hai

Người thường đi họp

Người thường tham dự tập huấn Người thường nghe đài, xem ti vi Người thường đọc sách, báo Quan hệ công việc trong họ Đứng tên các tài sản có giá trị Sở hữu tiền:

-Tiền mặt -Tiền tiết kiệm

III. CÁC THÔNG TIN KHÁC:

-Trong gia đình ai là người ra quyết định chính trong việc mua các tài sản lớn, làm nhà, định hướng sản xuất kinh doanh?

Vợ ?

Chồng ?

Cả hai ?

Tất cả mọi người ?

- Ông/bà có thường xuyên cập nhập thông tin về kỹ thuật sản xuất, thị trường trên ti vi, đài báo không?

Có ? Không ?

- Ông/bà có thường xuyên vay vốn để phát triển kinh tế gia đình không? Có ? Không ?

* Nguồn vốn vay

Hội phụ nữ ?

Ngân hàng ?

Hội nông dân ?

Quỹxóa đói giảm nghèo ? Vay người thân, bạn bè ?

- Ông/bà dùng vốn vay vào việc gì để phát triển kinh tế hộ gia đình?

Đầu tư sản xuất kinh doanh ? Mua sắm các công cụ SX ? Mua các vật dụng trong nhà ? Dùng vào việc khác ? (Việc khác:...)

- Quản lý vốn vay của gia đình:

Nam Nữ Cả hai

Ai là người quản lý vốn? Ai là người đứng tên vay vốn? Ai là người đi trả tiền lãi?

Ai là người quyết định sử dụng?

- Ông/bà có thường xuyên đi tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật không?

Thường xuyên ? Ít khi ? Chưa bao giờ ?

-Theo Ông/bà những yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình?

Quan niệm về giới của xã hội ?

Phong tục tập quán của địa phương ?

Trình độ học vấn, chuyên môn ?

Khảnăng tiếp cận thông tin ?

Sức khỏe ?

Sự giúp đỡ của người chồng ?

Chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước ?

(Ý kiến khác:………..)

- Ông/bà đánh giá như thế nào về vai trò của người phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình? ...

- Ông/bà có mong muốn và đề xuất gì để nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình? ...

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của gia đình!

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã chiềng hoa huyện mường la – tỉnh sơn la (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)