5. Cấu trúc của đề tài
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của côngty
Như ta đã biết để có theẻ đưa một sản phẩm vào thị trường, các công ty, doanh
nghiệp không chỉ mua hàng hoá rồi bán ngay chính hàng hoá đó để kiếm lợi như các doanh nghiệp thương mại thuần tuý, mà các công ty mua những hàng hoá, chế tạo chúng sản xuất ra một sản phẩm khác. Như vậy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp
không chỉ chịu ảnh hưởng của quá trình sản xuất của chính công ty. Yếu tố thị trường
Có thể nói rằng đây là yếutố ảnh hưởng lớn đến quá trình bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu chính xác nhu cầu thị trường sẽ xác định nhu cầu thị trường cần khối lượng là bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Đâu là thị trường và khách hàng của công ty. Từ nhu cầu về hàng hoá đã xác định ở hoạt động này các công ty, doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất, do các sản phẩm sản xuất xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng tương đối dễ dàng, để tìm hiểu được chính xác nhu cầu của thị trường công ty cần tìm hiểu những vấn đề sau:
+ Thu nhập của người mua hàng
+ Số tiền mà người mua hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm + Văn hoá người tiêu dùng
Yếu tố đầu vào
Vốn: Vốn là điều lệ và vốn tự có của công ty, doanh nghiệp, liệu số vốn của
công ty có trong tay có đủ để sử dụng khi cần không, để không phải nói rằng “ Cái khó bó cái khôn”. Thường thì vốn chính là cái “cần câu” để người câu kiếm sống nhất là đối với hoàn cảnh hiện nay của nước ta – Nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có vô số kẻ mua người bán, có thể nói rằng “ Mật ít, ruồi nhiều”, nên số vốn cũng cần thiết cho công ty, doanh nghiệp.
Lao động và chất lượng lao động: Lao động trong một doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản lý và lao động giản đơn. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu của bộ máy lao động của công ty, việc tổ chức sắp xếp cơ cấu quản lý là yếu tố trụ cột cho sự truyền tải công việc trong doang nghiệp.
Bộ phận quản lý lao động mà linh hoạt, sáng tạo và đầy đủ tài năng sẽ chỉ huy hướng dẫn, lãnh đạo đội ngũ lao động giản đơn một cách nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả. Như vậy rất có ưu thế trong cạnh tranh.
Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển các công ty, doanh nghiệp cần phải có khả năng thích ứng với những diễn biến phức tạp của thị trường và luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với rất nhiều các công ty, doanh nghiệp cùng tồn tại, ở đó các công ty đều muốn phát triển và mở rộng thị trường, để làm được điều này đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải làm tốt công tác thị trường.
Nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích thị trường về mặt lượng và mặt chất cụ thể là đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Xem thị trường cần gì? + Với số lượng bao nhiêu? + Thời gian cần là lúc nào?
+ Giá có thể chấp nhận là bao nhiêu?
+ Người có thể cung ứng và khả năng của họ?
Đó là những thông tin quan trọng để đưa ra quyết định quan trọng trong kinh doanh thương mại.
+ Xác định cơ cấu hàng hoá mà công ty sẽ kinh doanh. + Tổ chức mua các yếu tố nhằm đảm bảo yêu cầu tiêu thụ. + Tổ chức công tác bán hàng
Về việc nghiên cứu thị trường chính là việc nghiên cứu các cơ hội kinh doanh để đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý, tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu thị trường quyết định kinh doanh có thể là:
+ Giữ vững ở mức độ duy trì sản lượng sản xuất và bán hàng. + Giữ vững ở mức độ tăng cường lượng sản xuất và bán hàng. + Xâm nhập vào lĩnh vực sản phẩm thị trường mới.
Những quyết định quan trọng này chỉ có thể đảm bảo tính chính xác khi công tác nghiên cứu thị trường một cách chu đáo. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ được coi là tiền đề của công tác kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó xác định đúng đắn mục tiêu phát triển của công ty.
Một số nguyên nhân làm cho hàng hoá không bán được
Nguyên nhân khách quan:
+ Môi trường thể chế chính trị: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp, môi trường thể chế chính trị là nên tảng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. Nếu thể chế chính trị không ổn định thì việc sản xuất lưu thông hàng hoá sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nhiều rủi ro.
+ Sự khủng hoảng kinh tế: Các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng là mốt nguyên
nhân cản trở đến việc bán hàng.
+ Nền văn hoá: Mỗi nước, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng khác nhau vì vậy yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác bán hàng của các doanh nghiệp.
+ Các chính sách quản lý của nhà nước: Ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động ban hàng của doanh nghiệp không chỉ với những giao dịch trong nước mà còn trong thương mại quốc tế.
+ Sở thích và thị hiếu người tiêu dùng: Doanh nghiếp rất khó đánh giá nhận xét được đúng sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng bởi lẽ nó luồn thay đổi nên nhu cầu vè hàng hoá của họ cũng thay đổi.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: Sự xuất hiện của những hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm mất đi uy tín của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp.
+ Trình độ năng lực của người quản lý: Ảnh hưởng rất lớn bởi lẽ người quản lý là người ra quyết định và những người quyết định đó không chính xác sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.
+ Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá: Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi hàng
hoá có chất lượng đảm bảo bởi lẽ hàng hoá kém chát lượng sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường.
+ Giá cả hàng hoá: Là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng thông thường những hàng hoá có giá cao sẽ có ít người mua.
+ Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp không cao sẽ làm cho uy tín của sản phẩm hàng hoá cũng không cao.
+ Đối thủ cạnh tranh: Sự xuấ hiện của đối thử cạnh tranh làm cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn để mua hàng vì vậy doanh nghiệp có thể mất vị thế.
Nếu em phân tích được những khó khăn đặc trưng riêng của doanh nghiệp thì đưa vào, còn chung chung như đã trình bày thì bỏ.