Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9 (Trang 43)

5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.5.3. Đánh giá chung

 Ưu điểm trong công tác thu gom:

Do đặc điểm phường Tăng Nhơn Phú B thuộc quận 9, là một quận vùng ven, dân cư tập trung từng cụm nhỏ lại không có điểm hẹn lấy rác, sau khi thu gom đầy xe, sẽ được vận chuyển thẳng lên các bô rác. Nên việc sử dụng các loại xe này sẽ làm giảm thời gian vận chuyển giữa các hộ, giữa các cụm dân cư và đến bô rác.

 Nhược điểm trong công tác thu gom:

Phường Tăng Nhơn Phú B thuộc khu vực trung tâm có mật độ dân số đông, xe cộ qua lại thường xuyên. Chỉ thu gom được các hộ nằm trên đường lớn, còn các hẻm nhỏ xe vào không được sẽ đứng chờ bên ngoài, công nhân phải dùng dùng xe ba bánh hoặc xe kéo tự chế để thu gom rác, có nơi dùng giỏ tre hoặc thùng 25L đi bộ. Điều này gây ảnh hưởng đến lưu thông trên đường. Thêm vào đó, các loại phương tiện tương đối thô sơ, không có bất kỳ hệ thống thu gom nước rỉ rác, không có nắp đậy, được cơi nới cao quá tầm… gây mùi khó chịu và mất mỹ quan khi vận chuyển trên đường.

 Khó khăn tồn đọng trong công tác thu gom:

- Công ty MTV dịch vụ công ích quận 9 sẽ đảm trách xử lý các vấn đề phát sinh. Hiện tại, phía công ty chưa có lực lượng chuyên trách cũng như quyền hạn với lực lượng thu gom dân lập. Từ đó gây khó khăn cho các cơ quan ban ngành và là mối lo ngại cho môi

Rác hộ dân Bô rác

Thủy Lợi

BCL Đa Phước rác dân lập

Lực lượng Đội cơ giới

Công ty MTV Dịch vụ công ích

Hình 1.4. Quy trình thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 94

Rác chợ, cơ quan, trường học Rác đường phố Lực lượng rác dân lập

Tổ vệ sinh

Công ty MTV Dịch vụ công ích

31

trường sống của người dân khi mà không có sự thống nhất giữa hai bên, có nơi thu gom trùng lắp, nơi lại không thu gom, để ứ đọng nhiều ngày.

- Lực lượng thu gom rác nhiều và đa dạng nhưng không có đầu mối quản lý thống nhất, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện và quản lý vệ sinh môi trường địa bàn.

- Nhân viên thu gom không được đào tạo và không có đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi thu gom rác .

- Hoạt động thu gom rác là hoạt động có tính chất độc hại và có khi còn ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hầu hết người lao động thu gom rác ở các tổ chức Hợp tác xã, lao động tự do không được hưởng chế độ chính sách, đặc biệt là các chế độ cần thiết như bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.

 Đánh giá trạm trung chuyển:

Năm phường đưa rác về bô Thủy Lợi (Tăng Nhơn Phú B, Tăng Nhơn Phú A, Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình) đều là phường đông dân cư. Chính vì vậy, lượng rác hiện nay quá tải, hiện trạng môi trường tại bô rác này không đảm bảo và không đạt tiêu chuẩn môi trường. Những năm vừa qua, nhiều hộ dân gần khu vực bô rác có làm đơn kiến nghị yêu cầu di dời bô rác, mặc dù với nhiều cố gắng của cơ quan ban ngành, nhất là phòng Tài nguyên -–môi trường quận 9, tiến hành sửa chữa bô rác thì mùi hôi thối có giảm so với trước, khắc phục ô nhiễm phần nào nhưng vẫn chưa toàn diện.

Chính vì vậy, để hoàn thành hệ thống quản lý mới cần di dời bô rác hiện hữu và xây dựng trạm trung chuyển kín đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt các thiết bị hiện đại lọc khí, khử mùi, lọc nước thải, phun xịt men khử mùi cho bô rác hằng ngày và đảm bảo vệ sinh môi trường là điều rất cần thiết.

1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các đề tài nghiên cứu trên thế giới về khả năng thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình hay có liên quan đến đề tài trên đã được thực hiện:

- Bài báo: “Overview of household solid waste recycling policy status and challenges in Malaysia”

Bài viết này cố gắng phát triển cái nhìn tổng quan về tái chế chất thải rắn ở Malaysia ở cấp độ cơ bản nhất của cộng đồng hoặc một quốc gia là hộ gia đình. Các hộ gia đình là

32

nguồn gốc chính phát sinh chất thải rắn đô thị ở Malaysia, bao gồm, các vật liệu có thể tái chế chiếm nhiều nhất là 70% đến 80% tổng lượng chất thải được tìm thấy tại các bãi chôn lấp. Tổng quan về chính sách và tình trạng của chương trình tái chế chất thải rắn hộ gia đình hiện có tại Malaysia, có liên quan đến việc tăng cường biện pháp quản lý lượng chất thải rắn có khả năng tái chế. Mặc dù có tiềm năng và cơ hội cao để tái chế chất thải rắn, song chất thải vẫn chỉ đơn giản là được đổ vào một khu vực đất trống (Bãi chôn lấp) mà không có bất kỳ nỗ lực nào để thu hồi và tái chế. So với tỷ lệ tái chế của các nước láng giềng, Malaysia đang giảm xuống chỉ còn 5%, điều đó chứng tỏ, thực tế tái chế tại đây không phổ biến đến mức nào.

Chính phủ cam kết cải thiện đáng kể các dịch vụ quản lý chất thải rắn của quốc gia, đặc biệt là giảm thiểu lượng chất thải rắn đổ ra BCL. Cụ thể, việc thực thi chính sách hiện tại có những thay đổi lớn khi tái chế được xem như là một chiến lược quản lý chất thải bền vững (Bao gồm cả thu hồi và phân loại). Đồng thời, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được thực hiện bắt buộc theo Đạo luật 672, bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2012.

Với các vấn đề và thách thức trong thực hành tái chế được nêu bật trong bối cảnh này, đặc biệt là từ các lỗ hổng khác trong các chính sách quản lý chất thải rắn và chương trình tái chế trong cộng đồng, câu hỏi về các mục tiêu trong năm 2020 có thể đáp ứng vẫn không chắc chắn nhưng có khả năng thực hiện thành công quản lý chất thải rắn bền vững đặc biệt là trong tái chế (Latifah Abd Manaf, Yiing Chiee Moh, 2014).

- Bài báo: “Solid waste management practices and review of recovery and recycling operations in Turkey”

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về thông tin và hoạt động quản lý chất thải rắn được áp dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thập kỷ qua. Các số liệu thống kê của chất thải rắn sinh hoạt và hiện trạng quản lý bao gồm các sáng kiến trong thu hồi và tái chế chất thải rắn đã được đánh giá. Thông tin chi tiết về hiện trạng quản lý chất thải rắn, cùng với kết quả ước tính chi phí cơ bản về thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn có thể tái chế ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được cung cấp.

Kết quả chỉ ra rằng lượng chất thải rắn phát sinh hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ, tính theo đầu người, là khoảng 0,6 kg/năm, trong khi đó lượng chất thải rắn đô thị phát sinh là gần 1 kg/năm. Thành phần chính của chất thải rắn đô thị là thành phần hữu cơ tự nhiên và khoảng 1/4 chất thải rắn đô thị có thể tái chế. Các chương trình thu gom riêng cho lượng rác tái chế

33

từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình của hơn 60 thành phố, tiếp diễn trong hơn 3 năm, khẳng định cho sự chấp nhận và tiếp tục ủng hộ thực hiện từ người dân. Các cuộc thăm dò ý kiến chỉ ra rằng hơn 80% dân số trong khu vực nghiên cứu đã sẵn sàng và tích cực tham gia vào các chương trình thu gom riêng. Theo như phân tích, mặc dù giấy, bao gồm carton, là thành phần chính, thì thành phần của chất thải rắn có khả năng tái chế có thể thay đổi mạnh mẽ theo nguồn hoặc địa điểm thu gom (A Eröztürk, C Neyim, E Metin, 2003).

- Bài báo: “Recovery and recycling practices in municipal solid waste management in Lagos, Nigeria”

Bài viết này xem xét tình trạng thu hồi và tái chế trong hoạt động quản lý chất thải hiện tại ở Lagos, Nigeria. Các mô hình thu hồi và tái chế hiện có, các công nghệ thu hồi và tái chế, phương pháp tái chế vật liệu và các thành phần rác thải được thu hồi từ chất thải rắn đô thị cũng được xem xét. Cụ thể: Hoạt động thu hồi và tái chế mặc dù có tồn tại như một hình thức của hoạt động quản lý chất thải rắn, song lại không nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các cơ quan quản lý từ trước cho tới hiện tại. Đồng thời không có cơ sở tái chế chất thải rắn nào xuất hiện ở Tiểu bang. Hiện tại, chỉ có giấy, nhựa, thủy tinh và kim loại, có giá trị thị trường cao ở Lagos. Chúng được phân loại từ chất thải rắn tại nguồn bởi người dân hoặc thu hồi bởi những người nhặt rác (Số lượng người nhặt rác phụ thuộc vào mức độ lớn của bãi chôn lấp chất thải rắn). Ngoài ra, còn có người quét rác tiến hành phân loại vật liệu có thể tái chế, tại mỗi khu vực xử lý chất thải trong tiểu bang. Các vật liệu tái chế được thu thập sau đó trải qua các khâu xử lý trung gian, như rửa và sấy khô. Sau đó được bán cho các đại lý thu mua phế liệu hoặc tại cửa hàng bán sản phẩm tái chế. Dựa trên những điều này, các chiến lược để cải thiện các hoạt động thu hồi và tái chế trong việc quản lý chất thải rắn đô thị ở Lagos, Nigeria đã được đề xuất (O.F. Kofoworola, 2007).

1.6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Các đề tài nghiên cứu trong nước về khả năng thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình hay có liên quan đến đề tài trên đã được thực hiện:

- Đề tài: “Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình và khả năng thu hồi, tái chế: Nghiên cứu điển hình tại quận 1”

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá khả năng thu hổi, tái chế các thành phần có trong CTRSH của hộ gia đình khi triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN), nghiên cứu đã thực hiện thí điểm tại phường Bến Nghé, Quận 1 nhằm

34

xác định thành phần CTR sau khi phân loại và tốc độ phát sinh CTR từ hộ gia đình làm cơ sở lựa chọn phương án công nghệ tái chế chất thải và các chương trình hành động ưu tiên trong công tác quản lý CTR của TP. HCM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chỉ từ hộ gia đình hiện nay trên địa bàn TP. HCM dao động trong khoảng 2,1-2,5 kg/hộ/ngày, đêm (0,53-0,63 kg/người/ngày, đêm). CTRSH hộ gia đình được phân thành 2 thành phần: Chất thải rắn thực phẩm và CTR còn lại. Chất thải thực phẩm chiếm 80,1 - 90,0% trong phần chất thải thực phẩm. Trong thành phẩn CTR còn lại, phế liệu chiếm 12,2 - 18,0%, chất thải có thể đốt thu hồi nhiệt năng chiếm 40,1 -50,0%. Do CTRSH từ hộ gia đình chiếm khoảng 50% tổng lượng CTRSH phát sinh của cả thành phố, nên nếu chương trình PLCTRTN đối với hộ gia đình thực hiện thành công sẽ giúp chuyển một lượng đáng kể chất thải thành nguyên liệu tái chế đồng thời quyết định sự thành công của chương trình này đối với tất cả các nguồn phát sinh chất thải còn lại. Kết quả phân tích cho thấy khi đã phân loại thành hai thành phần, khả năng thu hồi nguyên liệu sinh khối "sạch" để làm compost hoặc thu khí phát điện rất đáng kể đổng thời giảm nhu cầu chôn lấp khoảng 2.500- 3.400 tấn chất thải thực phẩm /ngày, đêm. Các thành phần có khả năng tái chế mang lại giá trị kinh tế (Mới chỉ từ bán phế liệu) khoảng 2.092-3.380 triệu VND/ngày, đó là chưa kể lượng phế liệu người dân đã tự bán và năng lượng nhiệt thu hồi từ quá trình đốt các chất thải còn lại có nhiệt lượng cao. Kết quả nghiên cứu trên là minh chứng cho sự cẩn thiết triển khai chương trình PLCTRTN làm cơ sở cho việc hoàn thiện và tiến tới xây dựng hệ thống quản lý CTRSH chi phí bằng không (Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình và khả năng thu hồi, tái chế: Nghiên cứu điển hình tại quận 1, 2014, trang Tổng cục Môi trường).

- Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình ở phường Hiệp An”

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả hơn và góp phần vào việc thu hồi lại các thành phần có khả năng tái sử dụng, tái chế đem lại lợi ích kinh tế − xã hội và góp phần bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được khối lượng rác thải trung bình phát sinh tại hộ kinh doanh trên địa bàn là 3,34 kg/hộ/ngày, tại hộ công nhân, viên chức là 2,83 kg/hộ/ngày và cuối cùng tại hộ nông nghiệp là 3,25 kg/hộ/ngày. Thành phần CTRSH hộ gia đình được chia thành

35

ba nhóm chính: Nhóm hữu cơ dễ phân hủy, nhóm có khả năng tái chế, tái sử dụng và nhóm các phần còn lại, trong nhóm có khả năng tái chế: Giấy chiếm % khối lượng nhiều nhất và cao su chiếm % thấp nhất. Đề tài còn thu được kết quả về hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, đánh giá nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn. Dựa vào các kết quả trên, đề tài đề xuất ba mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình trên địa bàn phường Hiệp An bao gồm: Hộ kinh doanh, hộ công nhân, viên chức và hộ nông nghiệp. Thông qua việc đề xuất mô hình, đề tài còn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong việc ứng dụng mô hình vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (Bùi Phạm Phương Thanh, Nguyễn Thị Ánh Linh, 2016).

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên”

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý, nguồn phát thải, số lượng, thành phần chất thải sinh hoạt tại các phường, xã và toàn thành phố Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp hợp lý để quản lý, tái chế, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với chất thải và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Đề tài nhận định rằng công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng chất thải, nếu được thực hiện từ hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.

Các kết quả đạt được cho thấy: Nếu được quản lý, thu gom, tái chế hợp lý thì rác thải sinh hoạt sẽ mang lại giá trị kinh tế rất lớn, ước tính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên sẽ thu được khoảng 48 tỷ đồng/năm từ rác thải sinh hoạt. Trong đó, từ rác thải hữu cơ 21 tỷ, nhựa, nilon 13 tỷ, kim loại 7 tỷ, giấy 6,6 tỷ. Người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt. Nhiều hộ gia đình rất có ý thức tiết kiệm và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại. Người dân tiếp nhận được thông tin và có ý thức về bảo vệ môi trường, quản lý rác thải qua các thông tin đại chúng, trên ti vi, đài báo, truyền thông.... Mức độ quan tâm của người dân thể hiện ở các chỉ số: 76 % hộ dân thực hiện đóng phí môi trường đầy đủ, 45 % cho rằng cần tái chế, tái sử dụng rác thải, 58 % cho rằng rất cần phải quản lý, thu gom rác thải tập

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)