Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9 (Trang 49)

5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận của đề tài sẽ trình bày cách tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu như sau:

37

Hình 2.5. Sơ đồ phương pháp luận của đề tài

Khảo sát tình hình phát sinh và thu hồi rác tái chế từ CTRSH trên địa bàn.

Tìm hiểu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTRSH trên

địa bàn. rác tái chế từ CTRSH

Thu thập

tài liệu báo cáo về chất thải rắn (có liên quan CTRSH). Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn. Phát phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng. Chụp hình ghi nhận thực trạng thu hồi. - Nguồn gốc, thành phần, khối lượng CTRSH.

- Công tác thu hồi, vận chuyển và xử lý CTRSH.

- Hệ thống quản lý nhà nước về công tác thu hồi, xử lý CTRSH.

Những hạn chế trong công tác quản lý CTRSH của địa bàn nghiên cứu. Lấy mẫu rác tái chế từ CTRSH tiến hành cân, phân loại.

- Nguồn gốc, thành phần, khối

lượng rác tái chế từ CTRSH.

- Thực trạng hệ thống thu hồi rác tái chế từ CTRSH.

- Nhận thức của người dân về việc thu hồi rác tái chế từ CTRSH.

Ước tính tổng lượng rác tái chế từ CTRSH phát sinh từ các hộ dân trên địa bàn. Ước tính tổng lượng rác tái chế từ CTRSH được thu hồi trên địa bàn.

Tính toán hiệu suất thu hồi rác tái chế

và lượng rác tái chế bị thất thoát Sơ

bộ thiệt hại kinh tế do thất thoát.

Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác tái chế từ CTRSH phù hợp với các điều kiện của phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9.

38

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt như nguồn gốc, phân loại, thành phần, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng,... Ngoài ra, còn tìm hiểu các hoạt động thu hồi, tái chế và các lợi ích từ việc thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt của giáo trình cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

 Số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9. Đặc biệt, quan tâm đến số liệu có liên quan đến các hộ gia đình cư trú tại địa bàn nghiên cứu (số lượng và phân loại hộ gia đình).

- Thu thập số liệu về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9.

 Số liệu sơ cấp:

- Điều tra, khảo sát đồng thời thu thập các số liệu, thông tin về lượng rác tái chế phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt ở các hộ gia đình trên địa bàn.

- Điều tra, khảo sát, đồng thời thu thập các số liệu về hình thức thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt của người dân hộ gia đình, cá nhân nhặt ve chai, nhân viên thu gom và các cơ sở thu mua ve chai.

2.2.4. Phương pháp khảo sát thực tế

- Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình, người nhặt ve chai, nhân viên thu gom và các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9.

- Thời gian khảo sát: từ tháng 04/2019 đến tháng 06/2019. - Nội dung khảo sát:

 Các hộ gia đình: Khảo sát số hộ gia đình mẫu đại diện cho khu phố về ngành nghề, địa chỉ, vật dụng đựng rác, khối lượng rác thải ra mỗi ngày (ước lượng bằng mắt),...

 Nhân viên thu gom: Khảo sát tất cả các xe thu gom hoạt động trên địa bàn về thời gian hoạt động, phương tiện, tần suất thu gom, số lượng nhân viên trên một xe,…

39

 Người nhặt ve chai: Khảo sát ngẫu nhiên các anh/chị nhặt ve chai hoạt động trên địa bàn về thời gian hoạt động, tuyến đường thường thu nhặt, dụng cụ, tần suất thu gom,…

 Các cơ sở thu mua phế liệu: Khảo sát ngẫu nhiên các cơ sở hoạt động trên địa bàn về cơ sở vật tư, quy mô, các đối tượng thường xuất hiện tại cơ sở.

- Lộ trình thực hiện:

+ Các hộ gia đình: Khảo sát các hộ dân theo từng khu phố, đi theo tuyến đường thuận tiện (lớn, hạn chế hẻm nhỏ) và xác định sơ bộ các hộ gia đình thuộc 3 nhóm: Kinh doanh, sản xuất nhỏ và không kinh doanh.

+ Nhân viên thu gom: Đối tượng này được xác định thông qua điều tra địa bàn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân hộ gia đình về thời gian các xe thường đến thu gom. Sau đó tiến hành đi theo xe thu gom để xác định khu vực thu gom của xe (vì các xe thu gom đa phần thu theo tuyến đường, nên có thể thu lẫn các khu phố với nhau).

+ Người nhặt ve chai: Đối tượng này được xác định thông qua điều tra địa bàn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trong các khu phố về sự hiện diện của đối tượng này trong khu phố mình.

+ Các cơ sở thu mua phế liệu: Đối tượng này được xác định thông qua điều tra địa bàn và tiến hành phỏng vấn sơ bộ người thu mua ve chai nhằm xác định địa điểm các cơ sở thu mua này.

- Phương tiện thực hiện: Gồm điện thoại, sổ tay, bút.

2.2.5. Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu

 Cách tính cỡ mẫu:

- Nếu tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì dùng công thức sau:

𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁 × 𝑒2

Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn (Phương pháp xác định cỡ mẫu, 2015, trang Sổ tay nghiên cứu sinh viên, được tham khảo từ Trung tâm thông tin và phân tích dữ liệu Việt Nam (VIDAC)).

40

 Tính cỡ mẫu của cuộc điều tra các hộ gia đình ở phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9 với: Tổng thể là N= 12.756 hộ (Mục 1.4.3.1), độ chính xác là 90%, sai số tiêu chuẩn là 10%. Ta được:

 𝑛 = 12756

1+12756×0,12 = 99 (hộ)  Phương pháp chọn mẫu:

- Ta lựa chọn phương pháp chọn mẫu theo xác suất, cụ thể là phương pháp phân tầng ngẫu nhiên.

- Phương pháp này được hiểu là:

Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu (như phân tổ các DN theo vùng, theo khu vực, theo loại hình, theo quy mô,…). Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của tổ. Đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể, hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ.

Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo rằng tỷ lệ những đơn vị được chọn có những đặc trưng nhất định trong tổ, sẽ giống với những đơn vị trong tổng thể nghiên cứu (Võ Hải Thủy, 2011).

- Căn cứ vào số liệu thu thập được của phường (Mục 1.4.3.1), ta tiến hành chọn mẫu như sau:

+ Phường Tăng Nhơn Phú B được chia thành 5 khu phố, với số hộ gia đình ở mỗi khu phố là khác nhau. Ta sẽ tính tỷ lệ số hộ gia đình ở mỗi khu phố so với tổng thể của phường, biết tổng thể hộ gia đình được lựa chọn lấy mẫu là 99 hộ (đã tính toán ở trên).

+ Trong mỗi khu phố ta lại tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên, chia theo tỷ lệ của 3 nhóm gia đình ứng với từng khu phố là: Nhóm kinh doanh (tạp hóa, sửa xe, bán vật liệu xây dựng, shop quần áo, bán đồ ăn, thức uống,…), sản xuất nhỏ (sản xuất bánh mì, chả cá, inox, xưởng may,...) và không kinh doanh (công nhân, viên chức, sinh viên,...).

2.2.6. Phương pháp xã hội học

 Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng: Hộ gia đình, người nhặt ve chai, nhân viên thu gom và chủ cơ sở ve chai.

41

 Đối với hộ gia đình: Phân phối điều tra trên tất cả các khu phố, tổ của địa bàn phường. Mỗi khu phố, tổ sẽ lựa chọn các mẫu đối tượng đại diện theo ngành nghề (hộ kinh doanh, hộ sản xuất nhỏ và hộ không kinh doanh).

 Đối với nhân viên thu gom rác: Tất cả các anh/chị thực hiện công tác thu gom trên tuyến.

 Đối với người nhặt ve chai: Chọn ngẫu nhiên.

 Đối với cơ sở thu mua ve chai: Phỏng vấn ngẫu nhiên các cơ sở thu mua ve chai trên địa bàn.

 Số lượng: Dự kiến trên 100 phiếu. Cụ thể, số lượng cho mỗi đối tượng như sau: - Hộ gia đình: 99 phiếu (Đã tính toán ở trên). Áp dụng cho 5 khu phố. Tại mỗi khu phố, lựa chọn ngẫu nhiên với số lượng phiếu tuân theo tỷ lệ hộ gia đình của mỗi khu phố so với phường điều tra, tiếp tục chia theo tỷ lệ mà 3 nhóm ngành nghề ứng với từng khu phố: kinh doanh, sản xuất nhỏ và không kinh doanh.

- Nhân viên thu gom: Được khảo sát tất cả trên 5 khu phố. Số lượng: Sẽ dựa vào tình hình khảo sát thực tế và số liệu thu được từ Hợp tác xã dân lập.

- Người nhặt ve chai và cơ sở thu mua: Được khảo sát ngẫu nhiên trên 5 khu phố. Số lượng: Sẽ dựa vào tình hình khảo sát thực tế.

 Phạm vi phỏng vấn: Trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9.

 Nội dung phỏng vấn:

 Đối với hộ gia đình: Tình hình phát sinh như nguồn gốc, thành phần, khối lượng phát sinh rác tái chế từ CTRSH; Cách thức lưu trữ, thu gom, xử lý rác tái chế từ CTRSH; Nhận thức về vấn đề thải bỏ, phân loại rác tái chế từ CTRSH cũng như các vấn đề môi trường phát sinh;….

 Đối với người nhặt ve chai, nhân viên thu gom rác: Nguồn gốc, khối lượng, thành phần, tỷ lệ của rác tái chế được thu gom; Hình thức xử lý; Tần suất thu gom; Chi phí bán lượng rác tái chế thu được; Nhận thức về vấn đề thải bỏ, xử lý rác tái chế từ CTRSH cũng như các vấn đề môi trường phát sinh;….

42

tái chế được thu mua lại; Hình thức xử lý; Giá thành mua lại lượng rác tái chế; Nhận thức về vấn đề thải bỏ, xử lý, phân loại rác tái chế cũng như các vấn đề môi trường phát sinh;….

 Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra thu lại trong ngày.

2.2.7. Phương pháp định tính, định lượng

 Đối tượng lấy mẫu:

- Kết hợp với công tác điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, tác giả sẽ tiến hành lấy mẫu phân loại rác tái chế từ CTRSH của một số hộ đại diện về ngành nghề, người nhặt ve chai, nhân viên thu gom.

 Số lượng mẫu:

- Tiến hành lấy mẫu khối lượng phát sinh rác tái chế từ CTRSH ở số lượng mẫu là 99 mẫu đại diện của 5 khu phố. Tại mỗi khu phố, lựa chọn ngẫu nhiên với số mẫu đại diện ngành nghề: sản xuất nhỏ, kinh doanh và không kinh doanh, tuân theo tỷ lệ của mỗi khu phố so với phường điều tra. Đồng thời lấy mẫu thu hồi qua các đối tượng thu hồi (người dân ở hộ gia đình, người nhặt ve chai, nhân viên thu gom).

 Thời gian lấy mẫu: Từ tháng 04/2019 đến tháng 06/2019.

 Cách lấy mẫu:

Xác định khối lượng phát sinh: (Từ tháng 04/2019 đến tháng 05/2019)

- Thời gian phân bổ lấy mẫu: Tiến hành cân lượng rác tái chế phát sinh của 99 hộ gia đình vào cuối mỗi ngày. Thực hiện lặp lại 2 lần/mẫu (Lần 1 trong 2 tuần đầu, lần 2 trong 2 tuần cuối).

- Cách thức xác định khối lượng phát sinh rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình:

+ Xác định thành phần CTRSH được tiến hành bằng tay và phân loại theo hai nhóm: Rác có thể tái chế và không tái chế. Trong đó, rác tái chế gồm: Giấy, đồ nhựa, kim loại, thủy tinh, bọc ni-lông, cao su, vải; Rác không tái chế gồm: Thực phẩm, rác làm vườn, gỗ, gạch, sứ và các chất thải còn lại.

+ Các thành phần sau khi được phân loại, ta tiến hành cân khối lượng thực tế của từng thành phần rác tái chế kể trên (giấy, đồ nhựa, kim loại, thủy tinh, bọc ni-lông, cao su, vải). Sau đó ghi nhận lại số liệu khối lượng rác tái chế phát sinh hộ gia đình chính là tổng của các khối lượng thành phần vừa cân được ở trên.

43

Xác định khối lượng được thu hồi: (Từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2019)

-Đối với đối tượng thu hồi là người dân tại các hộ gia đình tự thu hồi lượng rác tái chế từ CTRSH:

+ Thời gian lấy mẫu: Cuối mỗi tuần trong vòng 1 tháng (Vì lượng rác này không nhiều nên tác giả tiến hành lấy mẫu cuối mỗi tuần).

+ Cách thức xác định khối lượng rác tái chế thu hồi từ CTRSH hộ gia đình:

Mỗi hộ gia đình được phát 1 túi ni lông riêng. Túi đó sẽ chứa lượng rác tái chế được thu hồi (Giấy, nhựa, kim loại (nhôm, sắt, đồng, thiếc,...)). Trên túi ni lông sẽ ghi các thông tin sau: Địa điểm điều tra (Địa chỉ), thời gian thực hiện (Ngày, giờ đặt và lấy mẫu). Tác giả sẽ thỏa thuận với người dân tất cả các loại rác tái chế mà sẽ bán cho người thu mua ve chai, sẽ được đặt vào túi này.

Sau 7 ngày đặt túi ni-lông tại các hộ, tác giả tiến hành phân loại bằng tay và cân từng thành phần có trong rác tái chế được thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình. Sau đó ghi nhận lại số liệu khối lượng rác thu hồi trung bình trong một tuần, bằng cách chia trung bình tổng lượng rác cân được cho 4 tuần lấy mẫu. Để ước lượng được số liệu lượng rác trung bình trong ngày, ta lấy số liệu lượng rác trung bình trong tuần chia cho 7 ngày.

-Đối với đối tượng thu hồi là nhân viên thu gom rác (Họ nhặt từ lượng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trong địa bàn đổ ra): Tác giả tiến hành cân sơ bộ lượng rác tái chế mà xe thu gom thu được ở từng khu phố. Tiếp theo, thỏa thuận với xe thu gom, tiến hành đến vựa thu mua phế liệu vào cuối ngày thu gom, để ghi nhận lại số liệu khối lượng từng loại thành phần ve chai (Nhựa, nhôm, sắt,…) khi người thu gom thực hiện quá trình phân loại để bán cho vựa.

+ Thời gian phân bổ thu thập số liệu: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu trên tất cả các xe thu gom của địa bàn, dự kiến 1-2 xe/tuần.

-Đối với đối tượng thu hồi là người nhặt ve chai (Họ nhặt từ lượng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trong địa bàn vứt ra): Tác giả tiến hành thỏa thuận với người nhặt ve chai đến vựa thu mua phế liệu vào cuối ngày nhặt, để ghi nhận lại số liệu khối lượng từng loại thành phần ve chai (Giấy, nhựa, nhôm, sắt, inox…) khi người nhặt ve chai thực hiện quá trình phân loại để bán cho vựa.

44

chế do người nhặt ve chai thu hồi. Đối tượng này đã được chọn dựa trên “Phương pháp khảo sát thực tế”, dự kiến 2-3 người/tuần.

2.2.8. Phương pháp ước tính

Tổng khối lượng rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình phát sinh trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 trong một ngày:

MPS = MKD PS + MSX PS + MK PS Với: MKD PS = MKD× NKD MSXPS = MSX× NSX MK PS = MK× NK Trong đó:

 MPS là tổng khối lượng rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình phát sinh trên địa bàn trong một ngày.

 MKD

PS, MSX

PS và MK

PS lần lượt là tổng khối lượng rác tái chế từ CTRSH phát sinh trong một ngày của tất cả các hộ gia đình làm nghề kinh doanh, sản xuất và không kinh doanh trên địa bàn.

Rác tái chế phát sinh

từ sinh hoạt Gia đình

Không kinh doanh

Kinh doanh Sản xuất nhỏ Người dân Người nhặt ve chai Công nhân của xe thu

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)