Giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9 (Trang 103)

5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.5.2. Giải pháp kinh tế

Tăng ngân sách cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường ngay tại địa phương.

Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm tái chế

- Trợ giá cho các sản phẩm tái chế được làm từ các loại rác tái chế ít được thu hồi như: Ni-lông, thủy tinh, cao su. Có như vậy mới nâng cao được tỷ lệ thu hồi các loại rác này để bán cho các cơ sở tái chế.

- Nâng cao hoạt động tiếp thị quảng cáo về chất lượng các sản phẩm.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín trong thị trường.

- Hỗ trợ vốn, giảm thuế cho các cơ sở sử dụng sản phẩm tái chế làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chất lượng và lợi ích môi trường của sản phẩm thông qua việc phát tờ rơi.

Khuyến khích Nhà nước hỗ trợ dây chuyền công nghệ

Hiện tại, dây chuyền công nghệ của các cơ sở tái chế rất lạc hậu, cũ kỹ do lao động trong ngành đa số là lao động nghèo. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những hỗ trợ về tài chính để hoạt dộng diễn ra tốt hơn, vừa đảm bảo về kinh tế và môi trường.

- Nhà nước cần hỗ trợ vốn để đầu tư các máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác tái chế chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình và nhân công, giúp tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống.

- Nhà nước đầu tư kinh phí cho các hoạt động cải tiến, đổi mới dây chuyền công nghệ lạc hậu, cũ kỹ làm ô nhiễm cơ sở tái chế.

91

cho cán bộ, công nhân của các cơ sở tái chế.

- Giảm thuế, khuyến khích các cơ sở sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Đồng thời phạt nặng với các cơ sở có hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường.

3.5.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục

Nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình, và các tác động đến môi trường, sức khỏe của con người do ô nhiễm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình còn ở mức thấp bởi vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình nói riêng là việc làm hết sức cần thiết.

Đối tượng tuyên truyền:

- Các lực lượng nòng cốt như các tổ trưởng tổ khu phố, các cán bộ tại địa phương, các tổ chức Đoàn thể tại địa phương, các nhân viên thu gom rác.

- Đặc biệt, đối tượng quan trọng cần phải tuyên truyền là tất cả người dân trong toàn phường. Giáo dục môi trường phải thực hiện từ cấp nhỏ nhất: Mầm non, tiểu học cho đến những đối tượng lớn tuổi, có như vậy mới hình thành nhận thức trong mỗi người

Phương tiện tuyên truyền:

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông như radio, Internet, đài phát thanh, sổ tay;

- Tuyên truyền qua các xe truyền thông cổ động; - Tuyên truyền bằng băng rôn, áp phích, tờ rơi; - Tuyên truyền trong các buổi họp tổ dân phố.

Biện pháp tuyên truyền:

- Các ban ngành Đoàn thể như: Đoàn thanh niên, UBND phường, phòng Tài nguyên và môi trường,… cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, phổ cập sâu rộng các kiến thức bảo vệ môi trường nói chung và thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình nói riêng.

92

chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình vào các bài học về môi trường đối với các em học sinh tiểu học. Giúp cho các em có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.

- Đoàn thanh niên kết hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh và sinh viên, thực hành các hoạt động thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình đơn giản để các bạn có thể tự làm ở nhà đối với các cấp trung học và đại học.

- Tổ chức các chương trình, cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường đặc biệt là các chương trình liên quan đến tái chế chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại các khu dân cư và trường học: Ngày hội tái chế; Ngày hội sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế; Tham quan các nhà máy tái chế.

- Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương cần kết hợp xây dựng các tổ, nhóm tình nguyện viên đến các hộ gia đình vận động, hướng dẫn thu gom rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình.

- Nâng cao ý thức trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn.

3.5.4. Giải pháp Cơ chế Chính sách Nhà nước

- Khuyến khích các hộ gia đình tích cực trong việc thực hiện hoạt động thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình:

 Đưa ra các hình thức ưu đãi hấp dẫn như là “Trao rác nhận quà”, người dân có thể đổi lượng rác tái chế thu hồi để lấy các món quà như các vật dụng trong gia đình, các vật dụng đựng rác như túi nilon, sọt rác, phiếu mua hàng tại siêu thị hay đổi các sản phẩm tạo ra từ việc tái chế chất thải rắn sinh hoạt mà mình đã thu hồi. Chương trình này đã được triển khai thực hiện ở quận Tân Phú từ năm 2014 đến nay, do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện và mang lại nhiều kết quả tích cực, nâng cao ý thức trong người dân về vấn đề thu hồi rác tái chế chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung (Nguyễn Xuân Dự, 2018). Hy vọng chương trình sẽ lan tỏa đến địa bàn Phường Tăng Nhơn Phú B trong vài năm tới.

 Đối với các hộ không tiến hành đổi rác mà có thành tích tốt trong công tác thu hồi rác tái chế cần được tuyên dương, khen thưởng trong các buổi họp tổ dân phố. Có thể đưa tiêu chí thu hồi rác tái chế hay bảo vệ môi trường vào việc đánh giá “Gia đình văn hóa”, từ đó nâng cao được công tác thu hồi trong người dân toàn Phường với mục tiêu phấn

93

đấu đạt được danh hiệu trên. Đồng thời, có hình thức phạt, khiểm trách với những gia đình thiếu ý thức như sẽ bị nêu tên trong các cuộc họp khu phố hay nộp phạt một số tiền nhất định khi không tiến hành thu hồi lượng rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình.

- Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của phường. Từ đó, xây dựng, ban hành các chính sách rõ ràng cụ thể về hoạt động thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình, đồng thời theo dõi sát sao, hướng dẫn công nhân thu gom, nâng cao hiệu quả quản lý.

 Phường cần có người chuyên phụ trách quản lý về môi trường.

 Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường của phường.

 Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý.

- Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại từ đó có chế độ tiền lương phù hợp và thêm phụ cấp độc hại, dụng cụ bảo hộ lao động phải được trang bị đầy đủ đảm bảo an toàn lao động.

- Hợp tác, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có kinh nghiệm

 Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị có chuyên môn trong việc tái chế chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình nói riêng.

 Hợp tác hoạt động với các đơn vị tái chế, tái sử dụng có kinh nghiệm để nâng cao năng suất, hiệu quả cao trong việc tái chế chất thải thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình.

94

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Một số kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được là:

Tổng khối lượng phát sinh của rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình trung bình 1 ngày tại 12.756 hộ gia đình trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B là 8.238,07 kg/ngày (Khảo sát trên 99 hộ gia đình mẫu thuộc 3 nhóm ngành: Không kinh doanh, sản xuất nhỏ và kinh doanh). Với thành phần rác tái chế phát sinh gồm: Giấy, nhựa, kim loại (Nhôm, thiếc, inox, sắt, đồng), ni-lông, thủy tinh, cao su. Trong đó, khối lượng phát sinh trung bình 1 ngày của giấy là 2291,83 kg/ngày (Chiếm 27,28%), nhựa là 2118,83 kg/ngày (Chiếm 25,72%), nhôm là 669,76 kg/ngày (Chiếm 8,13%), thiếc là 511,58 kg/ngày (Chiếm 6,21%), inox là 339,41 kg/ngày (Chiếm 4,12%), sắt là 255,38 kg/ngày (Chiếm 3,10%), đồng là 273,50 kg/ngày (Chiếm 3,32%), ni-lông là 1047,06 kg/ngày (Chiếm 12,71%), thủy tinh là 514,06 kg/ngày (Chiếm 6,24%), cao su là 216,66kg/ngày (Chiếm 2,63%).

Tổng khối lượng thu hồi của rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình trung bình 1 ngày tại 11.722 hộ gia đình tiến hành thu hồi trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B là 6.299,02 kg/ngày (Khảo sát trên 99 hộ gia đình mẫu thuộc 3 nhóm ngành nghề: Không kinh doanh, sản xuất nhỏ và kinh doanh). Đối tượng thu hồi rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình trên địa bàn gồm có 11.722 hộ gia đình tự thu hồi, 7 xe thu gom (Khoảng 14 nhân viên thu gom) và 9 người nhặt ve chai. Với thành phần rác tái chế thu hồi bao gồm: Giấy, nhựa, kim loại (Nhôm, thiếc, inox, sắt, đồng). Trong đó, khối lượng phát sinh trung bình 1 ngày của giấy là 2246,07 kg/ngày (Chiếm 35,66%), nhựa là 2004,18 kg/ngày (Chiếm 31,82%), nhôm là 669,56 kg/ngày (Chiếm 10,63%), thiếc là 511,27 kg/ngày (Chiếm 8,12%), inox là 339,06 kg/ngày (Chiếm 5.38%), sắt là 255,38 kg/ngày (Chiếm 4,05%), đồng là 273,50 kg/ngày (Chiếm 4,34%).

Hiệu suất thu hồi rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình ở phường Tăng Nhơn Phú B chiếm tỉ lệ tương đối cao 76,46%. Điều này chứng tỏ người dân phường Tăng Nhơn Phú B đã nhận biết được những lợi ích của rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình mang lại về mặt kinh tế lẫn môi trường.

Tuy nhiên với khối lượng rác tái chế thất thoát đạt 1.939,05 kg/ngày (Chiếm 23,54%), điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngày phường Tăng Nhơn Phú B bị thất thoát khoảng 11.743.990 đồng (Xấp xỉ 12 triệu đồng mỗi ngày), tương đương 4,29 tỉ đồng mỗi năm vào các bãi chôn lấp. Với số tiền này, có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề về môi trường và

95

xã hội, giúp cải thiện kinh tế cho địa phương, giải quyết đói nghèo và các vấn đề giáo dục cho trẻ em Việt Nam.

Công tác thu gom, phân loại, xử lý rác tái chế tại địa bàn chưa được thực hiện đồng bộ, còn nhiều bất cập. Hiện trạng quản lý của phường Tăng Nhơn Phú B còn nhiều thiếu xót, chưa thực sự chú trọng hoạt động thu hồi rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình. Chưa thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục đến ý thức người dân về lợi ích và ứng dụng rộng rãi mà hoạt động thu hồi rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình mang lại. Chưa đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công cụ thiết bị cho hoạt động thu gom, thu hồi rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình trên địa bàn.

Đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi rác tái chế trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B.

4.2. Kiến nghị

Vì thời gian và nhân lực còn hạn chế, nên để kết quả nghiên cứu hoàn thiện hơn thì tác giả cần tăng thêm số lượng các hộ gia đình mẫu cần khảo sát, từ đó giảm bớt sai số của kết quả nghiên cứu. Tiếp tục nghiên cứu, xác định chính xác số lượng tuyến, xe thu gom, người nhặt ve chai trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B. Đồng thời tăng thời gian phân tích mẫu rác tái chế của từng đối tượng để thu được số liệu tổng cũng như từng thành phần rác tái chế phát sinh, thu hồi trung bình một ngày của các nhóm đối tượng chính xác hơn.

Nhằm giúp Phường đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình nói chung và nâng cao hiệu suất trong hoạt động thu hồi rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình nói riêng, từ đó tiết kiệm tài nguyên và giảm lượng rác đem ra bãi chôn lấp, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chính nhằm giúp phường Tăng Nhơn Phú B.

Tuy nhiên các giải pháp này chỉ mang tính chất đề xuất, nên nếu có điều kiện, kiến nghị các cấp lãnh đạo UBND phường, các đoàn thể thanh niên, các hợp tác xã thu góp rác cân nhắc và tạo điều kiện để tiến hành nghiên cứu tiếp, từ đó có thể triển khai vào thực tế. Điển hình như những giải pháp: Thực hiện chương trình “Trao rác nhận quà”; Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nói chung, và rác tái chế từ CTRSH nói riêng; Xem xét đưa tiêu chí thu hồi rác tái chế hay bảo vệ môi trường vào việc đánh giá “Gia đình văn hóa”; Trợ giá thu mua cho các loại rác tái chế ít được người dân thu hồi lại (Điển hình là ni-lông); Vận động, tuyên truyền lợi ích khi sử dụng các sản phẩm tái chế,...

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Nguyễn Đức Khiển- Hồ Sỹ Nhiếp, Nguyễn Kim Hoàng- Nguyễn Thị Diễm Hằng (2012), “Công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn”, Nhà xuất bản Xây dựng, 245 trang.

[2] Nguyễn Văn Phước (2008), “Quản lý và xử lý chất thải rắn”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM, 185 trang.

[3] Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2012), “Quản lý chất thải rắn – Tập 1: Chất thải rắn đô thị”, Nhà xuất bản Xây dựng, 208 trang.

[4] Trần Thị Mỹ Diệu (2011), “Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt”, Nhà xuất bản Đại học Văn Lang, 122 trang.

[5] UBND phường Tăng Nhơn Phú B (2018), “Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh 6 tháng cuối năm 2018”.

[6] UBND phường Tăng Nhơn Phú B – Đội rác dân lập (2018), “ Báo cáo hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường”.

Tài liệu tiếng Anh

[7] A Eröztürk, C Neyim, E Metin (2003), “Solid waste management practices and review of recovery and recycling operations in Turkey”, Science Direct, 23(5), pp. 425- 432.

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0956053X03000709

[8] Latifah Abd Manaf, Yiing Chiee Moh (2014), “Overview of household solid waste recycling policy status and challenges in Malaysia”, Science Direct, 82, pp. 50-61.

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0921344913002498

[9] O.F. Kofoworola (2007), “Recovery and recycling practices in municipal solid waste management in Lagos, Nigeria”, Science Direct, 27(9), pp. 1139-1143.

97

Tài liệu internet

[10] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn”, Hà Nội.

http://vea.gov.vn/vn/hientrangmoitruong/baocaomtquocgia/Pages/C%C3%B4ng- b%E1%BB%91-B%C3%A1o-c%C3%A1o-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng- Qu%E1%BB%91c-gia-n%C4%83m-2011.aspx

[11] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), “Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh”.

http://www.monre.gov.vn/Pages/chung-tay-hanh-dong-chong-rac-thai-nhua-vi-mot- viet-nam-xanh.aspx

[12] Bùi Phạm Phương Thanh, Nguyễn Thị Ánh Linh (2016), “Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình ở phường Hiệp An”, Tạp chí Khoa học TDMU, Nơi xuất bản Tạp chí khoa học Việt nam trực tuyến, số 3(28), 7 trang (Trang 57-63).

http://www.vjol.info/index.php/tdm/article/viewFile/24344/20794

[13] Huỳnh Minh Nhựt-Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV MTĐT TP.Hồ Chí Minh (2019), “Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam”.

https://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/nhan-dinh-phan-tich/hien-trang-thu- gom-va-xu-ly-chat-thai-ran-tai-viet-nam-a44266.html

[14] Nguyễn Ngọc Nông (2011), “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên”, Nghiên cứu khoa học, Đại học

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)