Tình hình nghiên cứu và sản xuất Ổi, Bưởi, Cam ởViệtNam

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 27 - 29)

* Tình hình sn xut i Vit Nam

Việt Nam có tập toàn cây ăn quả phong phú, mỗi vùng miền trên đất nước có những cây ăn quả đặc trưng riêng cho từng vùng. Ví dụ ở miền Bắc có vải thiều, hồng, đào, lê, mận. Miền Nam là xoài, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm, còn các cây khác như chuối, dứa, nhẵn, đu đủ, na, ổi, cam quýt... thì có thể trồng ở hầu khắp các vùng trong cả nước, chỉ trừ những vùng núi cao hoặc thung lũng có sương muối hàng năm. Chính vì vậy nước ta bốn mùa đều có quả chín.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 700 ha ổi, trong đó có một số huyện có diện tích trồng ổi lớn như huyện Thanh Hà, huyện Nam Sách, huyện Chí Linh và huyện Ninh Giang. Cơ cấu giống ổi trong sản xuất rất phong phú bao gồm giống ổi Bo, ổi Găng, Ổi đài loan, ổi Xùi quả dài, ổi đào, ổi Mỡ địa phương. Trong đó có nhiều giống ổi do người dân tự mua tại các chợ địa phương không rõ nguồn gốc cũng như tên giống

* Tình hình sản xuất Bưởi ở Việt Nam

Cây bưởi là những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất cây bưởi nói chung trong đó có bưởi ở nước ta chưa ổn định, mặc dù trình độ thâm canh được nâng lên, năng suất tăng và sản lượng cũng tăng. Đối với cây bưởi, năm 2015 diện tích đạt 39.547 ha năng suất đạt 119,19 tạ/ ha sản lượng đạt 471.380 tấn. Năm 2017 diện tích tăng đạt 46,791 ha sản lượng tăng đạt 568.352 tấn. Diện tích trồng bưởi tăng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Long An (bảng2.4).

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất Bưởi ở Việt Nam giai đoạn từ 2015 -2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Diện tích (ha) 39.547 42.100 46.791

Năng suất (tạ/ha) 119,19 118,12 121,50

Sản lượng (tấn) 471.380 497.288 568.352

Nguồn: FAOSTAT 2019

Diện tích trồng cây ăn quả có múi tăng mạnh chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc, trong đó nhiều nơi đã vượt quy hoạch. Ví dụ, tại tỉnh Tuyên Quang, Đề án phát triển cây cam sành đến năm 2020 chỉ là 5.255ha nhưng hiện nay đã lên tới 7.730ha. Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng đang vỡ quy hoạch về trồng cây ăn quả có múi. Theo quy hoạch, diện tích nhóm cây này ở địa phương đến năm 2020 là khoảng 5.000 ha, song đến cuối năm 2017toàn huyện đã vượt diện tích quy hoạch vài trăm héc ta. Thực trạng trên cũng đang Diễn ra tại Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Giang…

* Tình hình sản xuất cam ở ViệtNam

Cam được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đemtrồng ở một số vùng trên cả nước.

Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ởViệtNamcòn rất hiếm,câycammớichỉtậptrungởmộtsốvùngchuyêncanh nhưXã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)… đây là 2 vùng chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến

Vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh hóa 500ha, vùng Xuân Mai (Hòa Bình) 500ha, vùng Việt Bắc 500ha và vùng còn lại khác 500ha [5].

Thời kỳ này có khoảng 3.000ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân

những năm đó vào khoảng 135 – 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha[5].

Thời kỳ từ năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ 1960 – 1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng. Vì vậy đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp…[5].

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam

STT Tình hình sản xuất cam Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Diện tích (ha) 63.900 60.900 68.900 67.500 70.400 2 Diện tích cho

thu hoach (ha) 63.900 60.900 56.300 55.600 57.000

3 Năng suất

(tạ/ha) 105,00 118,00 118,60 126,64 124,46

4 Sản lượng(tấn) 683.500 720.100 702.100 704.100 709,400

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2016)[9]

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 27 - 29)