Quy trình bón phân

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 31 - 34)

Theo tác giả Đường Hồng Dật ( 2003) quy trình bón phân cho cây ổi như sau: -Năm thứ nhất: Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCL. Phân được hoà vào nước để tưới vào gốc cây. Tưới 4 – 6 lần trong một năm, bắt đầu từ sau khi trồng 15 – 30 ngày.

-Năm thứ 2. Lượng phân bón cho một gốc: 400 – 500g phân NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCL. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.

- Năm thứ 3. khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần. Bón thúc ra hoa: 200 – 300 gam phân NPK(16:16:8) = 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp. Bón nuôi quả: 1 - 1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần. Lượng bón cho một cây : 100 – 200g NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCl, 20 – 30 kg phân hữu cơ. Cách bón là xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 - 1,0m. Bón phân xong lấp đất kín ( Đường Hồng Dật, 2003) [6].

Theo Vũ Công Hậu (1996)[7] kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày Tuy

nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín.

Theo Tác giả Vũ Thị Hằng (2015), khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng Bưởi diễn trên đất đồi gò huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội cho biết: sử dụng phân bón lá Super Grow và Bortrat cho năng suất lý thuyết và các chỉ tiêu hoá sinh cao nhất, giai đoạn quả chín có thể phun siêu kaly-bo để tăng năng suất chất lượng Bưởi diễn. Sử dụng phân bón Đầu Trâu tỷ lệ 16;16;13S cho năng suất và chất lượng cao nhất là 33,67kg/cây, so với đối chứng là 10,97kg/cây, hàm lượng đường tổng số đạt cao nhất là 10,34%, hàm lượng VitaminC đạt 60,5%, độ Brix đạt 12,6%.[8]

2.6.Tổng quan khu vực mô hình trồng cây ăn quả * Vị trí địa lý

- Phía Bắc mô hình giáp với phường Quán Triều - Phía Nam mô hình giáp với phường Thịnh Đán - Phía Đông mô hình giáp với khu dân cư

- Phía Tây mô hình giáp với xã Phúc Hà - Mô hình có diện tích: 7ha

* Đặc điểm khí hậu thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

* Điều kiện tưới tiêu mô hình trồng cây ăn quả

Hệ thống vườn ươm bán cố định, đảm bảo nguồn nước tưới sạch sẽ, thuận lợi cho công tác chăm sóc và tưới tiêu

* Hoạt động sản xuất tại mô hình

Mô hình trồng các loài cây ăn quả Ổi đài loan, Bưởi diễn, Cam vinh, Nhãn lồng, Hồng xiêm, Mít quy mô 5ha phục vụ cho công tác kinh doanh và nghiên cứu các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình được xây dựng từ năm 2013 với cơ cấu 1000 cây cho 1 loại cây ăn quả, mô hình đã cho thu sản phẩm ổn định từ 4 năm trở lại đây.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)