Nhu cầu dinh dưỡng cho Ổi, Bưởi, Cam

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 29 - 31)

Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, thực vật nói chung và CAQ nói riêng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng NPK cũng như các nguyên tố vi lượng. Theo (Singh và CS,2007) [12] thì có khoảng 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón cho cây ổi đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, silic, đồng, kẽm, bo, sắt và molipden.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ ra hoa, cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa; cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây mới ra lộc (tương ứng vào các tháng 3 – 4 và

7 – 9 hàng năm). Lượng đạm và kali trong quả không ngừng tăng lên đến khi quả lớn và chín, còn lân và magiê cũng tăng nhưng chỉ tăng đến khi quả lớn bằng 1/2 (nửa quả) mức lớn nhất sau đó không đổi; canxi tăng đến 1/3 giai đoạn đầu tiên

Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bịvàng đều, thiếu nghiêm trọng, cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, quả ít. Tuy nhiên, thiếu đạm chịu ảnh hưởng độ lớn của quả, không quyết định đến phẩm chất quả Dạng đạm chủ yếu dùng là amonsunfat.

Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì, nếu thiếu trong thời gian dài lá sẽ bịnhăn theo và dầy, vùng giữa gân lá bị mấts diệp lục; khi thiếu trầm trọng quả bị rụng, phẩm chất kém. Bón kalisunfat thích hợp hơn kaliclorrua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua quá cao. Kali – magiêsunfat rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với 30% K2O (Singh và CS,2007)[12].

Việc bổsung dinh dưỡng cho cây có thể dựa vào nhiều căn cứ, tuy nhiên hiện nay có 3 căn cứ chính: chuẩn đoán dinh dưỡng qua lá, phân tích đất và dựa vào năng suất.

* Một số loại phân bón cho ổi, Bưởi, Cam

Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.

Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều v.v… Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng suất cây trồng. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà

còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất của phân lân khá cao. Một số loại lân:

Phân Kali: làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây, tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khảnăng bảo quản của quả.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 29 - 31)