Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển khá nhanh và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Trong đó chăn nuôi gà phát triển mạnh thì ảnh hưởng của dòng giống, mùa vụ và dịch bệnh xảy ra cũng là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi.

Ở nước ta các công trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mùa vụđối với gà thịt cũng được quan tâm đến.

Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, (1998) [9] cho biết, tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên kết với giới tính, trong cùng một dòng gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống, đó là hormone tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Ảnh hưởng của dịch bệnh là điều mà tất cả mọi người đều rất quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới vật nuôi mà còn lây lan dịch bệnh, giảm hiệu quả chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế.

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [16], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệđẻ trứng giảm 20 - 30%.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung, (2002) [8] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với

các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli,... đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

Hoàng Huy Liệu (2002) [23] cho biết, bệnh CRD do 3 loài Mycoplasma

gây ra: M. gallisepticum, M. synoviae, M. meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài

M. gallisepticum. Mycoplasmacó nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tếbào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticumcó nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ởgà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng được giảm đáng kể.

Hoàng Hà (2009) [25] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 - 15% (ởđàn gà giống), 30 - 40% (ởđàn gà thịt) và 70 - 80% (ởđàn gà đẻ).

Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, (2007) [4] cho biết, năm 1898, Nocard E. và cs lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm màng phổi (PPLO:Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma.

Trường Giang (2008) [24] cho biết, trên gà thịt: bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E. coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E. coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủrũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thểlên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ…, các triệu

chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thởkhò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻđôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện.

Hồ Thị Thuận, (1985) [13] cho biết gà nuôi công nghiệp ở một sốnơi phía nam nhiễm 5 loại cầu trùng: E. brunetti, E. tenella, E. maxima, E. necatrix, E .mitis.

Tác giả Hoàng Thạch, (1999) [11], xác định rằng có 6 loại cầu trùng ký sinh ở gà nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận: E. brunetti,

E. acervulina, E. tenella, E. maxima, E. necatrix, E. mitis.

Theo Dương Công Thuận, (1995) [14], có 4 loài cầu trùng gây bệnh ở các trại gà: E. tenella, E. maxima, E. necatrix, E. mitis.

Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [7] và nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng.

Theo Trần Văn Hòa và cs, (2001) [5], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi... Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳđiều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại.

Theo Nguyễn Lân Dũng và cs, (1995) [3], E. coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và ở 600C trong vòng 30 phút. Các chất sát

trùng thông thường như nước gia ven 0,5%, Phenol 0,5% diệt được E. coli sau 2 - 4 phút.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới

Brandsch và Biilchel, (1978) [1], tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên quan tới đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh, thành thục về thể vóc sớm thì chất lượng thịt tốt hơn.

Kojima và cs, (1997) [18] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vắcxin sống tạo từ phôi gà với độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.

Woese và cs, (1980) [20] đã phân tích, so sánh trình tự gen 16S rARN của đại diện các giống Mycoplasma, Spiroplasma, Acholeaplasma và họ cho rằng, các giống này được tiến hóa ngược từ một nhánh vi khuẩn yếm khí là tổ tiên của họBacillusLactobacillus ngày nay.

Yogev và cs, (1988), [21] đã sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong và giữa hai loài MG và loài MS.

Năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắc xin nhược độc và vắc xin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng (dẫn theo Phạm SỹLăng và Trương Văn Dung, (2002)).

Theo tài liệu của Chanbers J. R. (1990) [17], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

Theo Siegel và Dumington, (1978) [22], thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kolapxki và Paskin, (1980) [2] cho biết, bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 – 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 – 6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sởchăn nuôi gia cầm, gà 3 – 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.

Theo Orlow, (1975) [10] cho biết, bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non.

E. tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi. E. maxima gây bệnh cho gà từ 1,5 – 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùa thu.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đàn gà Qeen 404 nuôi tại trại ông Đặng Văn Chiện.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại gà Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: từ ngày 18/05/2019 đến ngày 18/11/2019.

3.3. Nội dung tiến hành

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc. - Thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại. - Đánh giá kết quả quy trình sản xuất. - Tham gia chẩn đoán và điều trị. - Các công tác khác.

3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp thực hin quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà và phòng bnh cho gà. bnh cho gà.

Thực hiện theo quy trình đang nuôi tại trại. Trực tiếp quan sát, thực hiện và ghi chép vào nhật ký thực tập.

3.4.2. Ðánh giá quy trình sn xut.

Theo dõi số gà còn sống qua các ngày để đánh giá tỷ lệ sống của gà. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức:

* Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống = ∑ số gà cuối kỳ (con)

x100 ∑ sốgà đầu kỳ (con)

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán và điều tr

Hàng ngày, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiến hành theo dõi đàn gà. Phát hiện những gà bất thường thì nhốt riêng gà. Áp dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, quan sát triệu chứng và kết hợp mổkhám (đối với những gà bị nặng) để kết luận chính xác bệnh.

Khi kết luận chính xác bệnh thì báo cáo cho chủ trại và dùng thuốc theo hướng dẫn của chủ trại và kỹsư.

Theo dõi triệu chứng của gà sau khi dùng thuốc, nếu thấy gà không còn triệu chứng đánh giá là gà khỏi bệnh.

3.4.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

* Tỷ lệ nuôi sống (%) được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Σ Số gà có mặt cuối kỳ (con) x100 Σ Số gà có mặt đầu kỳ * Tỷ lệ mắc bệnh (%)được xác định bằng công thức: Σ Số gà mắc bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = × 100 Σ Số gà theo dõi * Tỷ lệ khỏi bệnh (%) được xác định bằng công thức: Σ Số gà khỏ Tỷ lệ khỏi (%) = × 100 ΣSố con theo dõi

3.4.4. Phương pháp xử lý s liu

- Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsoft Exel 2010 vàphương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [12].

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thực tập tại trại gà Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, được sựgiúp đỡ tận tình của các cán bộ kĩ thuật trong công ty Japfa Comfeed Việt Nam. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

 Công tác chăn nuôi

- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà.

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 – 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch farmsafe với nồng độ 1:200 và xông chuồng bằng thuốc tím với formol 2%.

Dải chấu làm đệm lót, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

- Quy trình chọn giống

Tiến hành chọn những con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 36 – 38 gram.

- Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình nuôi dưỡng cho phù hợp.

+ Giai đoạn úm gà con: trước khi nhập gà em tiến hành quây bạt úm xung quanh các ô úm, đốt lò than và khiêng lò vào các ô úm sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 1 tiếng. Khi nhập gà về em tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và thả gà vào gần các máng đã đổnước trước để gà tập uống rồi đổ thức ăn cho gà ăn.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độtrong ô úm đảm bảo 32 - 340C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của chuồng đạt 23 - 250C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà đểđiều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, bạt che đều được điều chỉnh phù hợp theo tuổi gà (độ lớn của gà), ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

+ Giai đoạn nuôi thịt: ở giai đoạn này thay dần khay ăn tròn, máng uống nhỏ bằng máng ăn. Những dụng cụ được thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo sức khỏe của gà và thời tiết.

- Chế độ chiếu sáng

Em điều chỉnh chế độ chiếu sáng thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn, và tránh hiện tượng gà mổ nhau.

Thức ăn cho gà: đây là trại gà thịt gia công nên thức ăn sử dụng chính là thức ăn do Công ty sản xuất và gà được ăn theo từng giai đoạn như sau:

Bảng 4.1. Khẩu phần ăn cho gà Ngày tuổi Thức ăn Liều lượng

cho ăn (gam/con/ngày)

Sốlượng gà cho ăn (con)

1 - 21 C01 Ăn tự do 7500

21 - 42 C02 Ăn tự do 7350

42 - 63 C03 Ăn tự do 7200

Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Do đó thức ăn của Công ty Japfa Comfeed đảm bảo đầy đủ về tiêu chuẩn này. Được thể hiện rất rõ thông qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng Thành phần Đơn vị tính Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi Giai đoạn 21 - 42 ngày tuổi Giai đoạn 42 - 63 ngày tuổi

Năng lượng trao

đổi (ME) Kcal/kg 3,000 3,150 3,150

Protein thô (CP) % 20,5 19,0 18,0 Ca (Min - Max) % 0,8 - 1,2 0,8 - 1,2 0,8 - 1,2 P (Min) % 0,6 - 1,0 0,6 - 1,0 0,5 - 1,0 Muối (Min - Max) % 0,3 - 0,65 0,3 - 0,65 0,3 - 0,65 Xơ thô (CF) (max) % 5,0 5,0 5,0 Độẩm (Max) % 14,0 14,0 14,0 Lysine (min) % 1,2 0,95 0,9

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

STT Nội dung công việc Sốlượng cần thực hiện (lần) Khối lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành công việc (%) 1 Cho gà ăn 300 300 100 2 Lắp máng thức ăn 20 20 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Căng lưới và tháo lưới

thép chia các ô gà 10 10 100

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)