Phát triển văn hóa đọc gắn với các hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu nâng cao văn hóa đọc cho HS thông qua mô hình tủ sách thanh niên (Trang 26 - 27)

Để việc xây dựng phát triển tủ sách có chiều sâu, huy động được sự ủng hộ và đóng

góp của chính các giáo viên nhà trường đặc biệt bộ môn ngữ văn, chúng tôi đã tiến

hành khảo sát, lấy ý kiến các thầy cô. Những tác phẩm văn học được học trong nhà

trường có nhiều tác phẩm hay, có giá trị nhưng nội dung trong sách giáo khoa là

trích đoạn. Để phục vụ cho việc học, chúng tôi đầu tư môt số nguồn sách là các tác

phẩm văn học nổi tiếng như: Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của Nam Cao,

tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tuyển tập Nam Cao…

Hơn thế nữa, một số giáo viên (đặc biệt bộ môn Ngữ Văn) còn vận dụng ngay tủ

sách thanh niên cho các em viết lại những bài thu hoạch ngay sau khi đọc xong. Mỗi

em sẽ có một cuốn sổ “Nhật ký đọc sách” từ đầu năm. Mỗi cuốn nhật ký đọc sách là

thế giới riêng, nơi mà học sinh tự do thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về

những quyển sách hay đã được đọc, qua đó hình thành thói quen ghi nhớ, ghi chép

và tư duy, sáng tạo hơn với những cuốn sách đã đọc. Với cách thức đánh giá học

sinh trong cả quá trình, ghi nhận sự vươn lên cố gắng của học sinh chúng tôi thật sự

ấn tượng khi một số giáo viên đã linh động, khuyến khích các em trong một số con

điểm thường xuyên. Nhiều em tìm đọc trọn bộ những tác phẩm trích đoạn trong sách

giáo khoa và có những cuốn nhật ký ấn tượng, thể hiện sự nghiêm túc trong hoạt

động này. Sau một thời gian triển khai, chúng tôi nhận được những phản hồi tích

cực từ các giáo viên, các em học sinh như chi đoàn 11A, 10C, 10D.

Một phần của tài liệu nâng cao văn hóa đọc cho HS thông qua mô hình tủ sách thanh niên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w