Bảng 4.3: Sự biến đổi chất lượng thóc trong quá trình bảo quản
Thời gian Mẫu
Chất lượng bảo quản Độ ẩm (%) Tạp chất (%) Hạt vàng (%) Ban đầu (kế thừa) Đối chứng* 13,8 1,2 0,2 C1 13,8 1,2 0,2 Sau 4 tháng (kế thừa) Đối chứng* 13,7 1,25 0,22 C1 13,8 1,2 0,2 Tháng thứ 5 Đối chứng* 13,6 1,26 0,23 C1 13,75 1,2 0,21 Tháng thứ 6 Đối chứng* 13,6 1,28 0,23 C1 13,75 1,2 0,21 Tháng thứ 7 Đối chứng* 13,5 1,30 0,24 C1 13,75 1,2 0,21 Tháng thứ 8 Đối chứng* 13,4 1,31 0,25 C1 13,7 1,2 0,22 Tháng thứ 9 Đối chứng* 13,4 1,32 0,27 C1 13,7 1,2 0,22
Trong đó: *: Mẫu bảo quản thoáng tự nhiên
C1: Mẫu bảo quản trong điều kiện áp suất thấp
Từ bảng 4.3 kết quả kiểm tra thực tế chất lượng thóc sau 9 tháng bảo quản, đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng thóc theo quy định của Nhà nước các thông số cho thấy:
Độẩm: chỉ tiêu độ ẩm của thóc nằm trong giới hạn cho phép (<13,8%). Độ ẩm của mẫu đối chứng khi áp dụng phương pháp bảo quản thoáng tự nhiên giảm từ 13,8%
40
xuống còn 13,4% sau 9 tháng bảo quản. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian bảo quản dài, hiện tượng lại ẩm trong khối hạt xảy ra do sự dịch chuyển ẩm từ trong ra ngoài. Độ ẩm không khí và nhiệt độ trong khối hạt giảm dẫn đến độ ẩm cân bằng trong khối hạt cũng giảm theo. Mặc dù độ ẩm lớp trên khối hạt thay đổi phụ thuộc điều kiện môi trường bên ngoài. Trong khi đó, độẩm của mẫu thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp giảm ít hơn gần như không có sự thay đổi từ 13,8% xuống 13,7% sau 9 tháng bảo quản.
Tạp chất: chỉ tiêu tạp chất của thóc nằm trong giới hạn cho phép (≤2%). Tạp chất trong mẫu đối chứng khi áp dụng phương pháp bảo quản thoáng tự nhiên tăng dần từ 1,2% lên 1,32% sau 9 tháng bảo quản. Nguyên nhân lượng tạp chất tăng là do trong quá trình bảo quản khi cào đảo, đánh luống trong kho có sự cọ sát giữa các hạt thóc nên phần lớn các mày thóc rụng ra làm tăng lượng tạp chất, vỏ hạt bị côn trùng phá hại lẫn vào thóc... Trong khi đó tạp chất trong mẫu thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp không thay đổi, giữ ở mức 1,2%.
Hạt vàng: tỷ lệ hạt vàng ở mẫu đối chứng tăng lên khá nhanh từ 0,2% lên 0,27 sau 9 tháng bảo quản nằm trong giới hạn cho phép (≤ 0,5%). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hạt vàng tăng là giai đoạn chín sau thu hoạch thóc bị tích tụ ẩm nhiệt trong lòng khối hạt nhưng không được nhanh chóng giải phóng ẩm, có sự tham gia của một số loài nấm mốc phát triển trên bề mặt khối hạt kết hợp với điều kiện môi trường độẩm và nhiệt độ cao. Trong khi đó tỷ lệ hạt vàng ở mẫu thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp tăng ít hơn, từ 0,2% lên 0,22% nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy tỷ lệ hạt vàng đã được kiểm soát một cách đáng kể trong quá trình bảo quản áp suất thấp. Tỷ lệ hạt vàng càng ít thì chất lượng bảo quản càng tốt.
Sau 9 tháng bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp các chỉ tiêu như: độ ẩm, tạp chất, hạt vàng giữ được chất lượng tốt hơn so với bảo quản thóc đổ rời thoáng tự nhiên.
41