Phương pháp oxy hóa tinh bột bằng các chất oxi hóa đã được phổ biến và phát triển từ lâu, tuy nhiên phương pháp biến tắnh tinh bột bằng kĩ thuật điện phân dung dịch Sodium chloride chưa được quan tâm và phổ biến hiện nay. Do đó cho đến nay theo tìm hiểu của chúng tôi chưa có công trình nghiên cứu nào về việc biến tắnh tinh bột bằng kĩ thuật điện phân được công bố trên các tạp chắ khoa học công nghệ trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về vấn đề oxy hóa tinh bột bằng sodium hypochloride, peroxide, ozone, peracetic acid, kali permanganat Ẩ (Xie, 2005).
Có khá nhiều nghiên cứu trước đây đã khảo sát ảnh hưởng của thời gian oxi hóa lên tắnh chất ở nhiều loại tinh bột khác nhau. K. Sangseethong, Termvejsayanon, and Sriroth (2010) khi khảo sát ảnh hướng của thời gian oxi hóa lên các tắnh chất hóa lý của tinh bột oxi hóa bằng hypochlorite và peroxide cho thấy khi tăng thời gian oxi hóa thì sự hình thành carbonyl và carbonxyl tăng, độ hòa tan của tinh bột oxi hóa tăng trong khi đó độ trượng nở lại giảm. Ngoài ra, quá trình oxi hóa còn gây nên sự depolymer hóa phân tử tinh bột từ đó dẫn đến tinh bột oxi hóa có độ nhớt thấp. K. Sangseethong, Lertphanich, S., và Sriroth, K. (2009) khi nghiên cứu ảnh hưởng của pH và thời gian oxi hóa đến các tắnh chất hóa lý của tinh bột sắn cho thấy khi tăng pH thì hiệu quả oxi hóa giảm, sự tăng mức độ thoái hóa của amylopectin khi tăng thời gian oxi hóa, đồng thời khi tăng thời gian oxi hóa độ truyền suốt của gel tinh bột tăng, độ nhớt tinh bột giảm, kết quả DSC cho thấy sự giảm enthalpy trong quá trinh gel hóa khi tăng thời gian oxi hóa. Chan, Bhat, and Karim (2009) khi khỏa sát thời gian oxi hóa bằng ozone đến tắnh chất hóa lý và tắnh năng công nghệ của các loại tinh bột cũng cho thấy tinh bột oxi hóa có độ nhớt nội tại thấp, sự depolymer hóa diễn ra mạnh mẽ. (1.34)
(1.35)
14
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU Vầ PHƯƠNG PHÁP