P QUAN LÝ THUẾ TNCN
3.2.1 Các giải pháp đối với nhà nước
Hệ thống chính sách thuế phải đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản
lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủđộng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ quan thuế sớm được trao quyền điều tra thuế, áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, điều này sẽ giúp cơ quan thuế giải quyết các vụ án phức tạp vi phạm pháp luật về thuế nhanh hơn: Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy còn có một bộ
phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi; hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một
đơn vị, cá nhân mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân, ở các địa phương trong phạm vi một nước, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu như cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào NSNN, đảm bảo chống thất thu NSNN có hiệu quả cao; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Do cơ quan thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán tài chính, nắm giữ các thông tin về ĐTNT, có sự hợp tác quốc tế về thuế nên trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế là cần thiết, để đảm bảo đấu tranh, ngăn chặn và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả.