P QUAN LÝ THUẾ TNCN
2.4.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế 1 Những ưu điểm
2.4.2.1 Những ưu điểm
Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự
nộp, công tác quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực :
- Đội ngũ cán bộ quản lý thuế được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
quản lý và phẩm chất. Áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế. Do đó hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao, góp phần quyết định vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu Ngân sách Nhà nước hàng năm .
- Công tác quản lý thuếđược chuyển từng bước từ chếđộ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự tính, tự khai và nộp thuế. Cơ chế này đã đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trước pháp luật; cơ quan thuế tăng cường
được chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm về thuế.
- Tổ chức quản lý thuếđược tổ chức thành 4 bộ phận độc lập: Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT; Bộ phận cấp đăng ký mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế; Bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế và xử lý vi phạm về thuế; Bộ phận quản lý nợ
và cưỡng chế thuế đã hạn chế được tiêu cực trong công tác quản lý thuế theo kiểu "khép kín" trước đây. Từng bước thực hiện chuyên môn hoá quản lý thuế theo chức năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế.
- Công tác quản lý thuế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng rõ ràng, công khai, dân chủ và minh bạch hơn. Từng bước củng cố, mở rộng áp dụng chế độ kế toán hoá đơn chứng từ đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với
thành phần kinh tế tư nhân, từđó tình trạng thất thu Ngân sách đã giảm nhiều so với trước đây.
- Ngoài ra, Cục thuế Bình Dương đã thực hiện đề án quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2002 với sự chuẩn hóa hệ thống các tiêu chuẩn mang tính quốc tế đã giúp Cục thuế Bình Dương kiểm soát được chất lượng thực hiện từng công đoạn trong quy trình, cũng nhưđánh giá được kết quả quy trình quản lý thuế.
2.4.2.2 Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nên trên, công tác quản lý thuế ở Cục thuế Bình Dương còn những hạn chế sau:
Hiện nay việc theo dõi số thu NSNN ở Cục thuế Bình Dương còn mang tính thủ công: Hàng ngày sau khi NNT nộp tiền thuế cho kho bạc các huyện, thị; Kho bạc sẽ tập hợp chứng từ nộp NSNN và chuyển cho Chi cục thuế huyện, thị và sau
đó cán bộ Chi cục thuế sẽ lọc giữ lại những chứng từ của ĐTNT do Chi cục thuế
quản lý và sau đó chuyển những chứng từ nộp NSNN của những ĐTNT do Cục quản lý cho Cục thuế . Dó đó sẽ cần nhiều cán bộ, tốn rất nhiều thời gian cho việc nhập chứng từ, việc cập nhật số liệu không kịp thời dẫn đến việc cung cấp thông tin của mỗi ngành khác nhau, dẫn đến trình trạng cùng một hệ thống dữ liệu, nhưng báo cáo của mỗi cơ quan thường phát sinh chênh lệch (giữa cơ quan thuế, kho bạc, sở
tài chính), làm ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ và công tác điều hành ngân sách, công tác theo dõi số thu ngân sách chưa thực sự rõ ràng, minh bạch đã gây ra nhiều khó khăn, tốn kém chi phí.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của cơ quan thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý thuế.
Các phần mềm ứng dụng mà ngành thuế đang sử dụng được xây dựng một cách cốđịnh, không linh hoạt theo tình hình công việc thực tế diễn ra ngày. Khi cần số liệu, thông tin về NNT phải tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tốn nhiều thời gian trong việc khai thác thông tin về NNT để phục vụ cho công tác quản lý và điều hành.
Hiện tại Cục thuế Bình Dương mới có phần mềm hỗ trợ cho việc gửi xác minh hóa đơn để kiểm tra chéo thuế GTGT, doanh số hàng hoá dịch vụ mua vào và hàng hóa dịch vụ bán ra. Chưa có phần mềm hỗ trợ cho công tác trả lời xác minh hóa đơn, do đó việc trả lời xác minh hóa đơn gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian do phải tìm hồ sơ kê khai thuế lưu tại cơ quan thuếđể trả lời, do đó việc trả lời xác minh hóa đơn không kịp thời để phục vụ cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, các Chi cục thuế trực thuộc còn có những hạn chế: Nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, chưa thường xuyên, liên tục; Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT còn thiếu về số
lượng và hạn chế về chất lượng: Về số lượng: Hiện nay, số cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT chỉ có khoảng 10% tổng số cán bộ ngành thuế Bình Dương (54người/537người năm 2007). Cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT chưa có trình độ chuyên môn cao, chưa có kinh nghiệp và chưa có kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ; Cơ sở vật chất và phương tiện dùng cho công tác tuyên truyền và hỗ trợ còn hạn chế, lạc hậu, chật chội không đáp ứng yêu cầu của công việc này; Việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa tốt, chưa đồng bộ do đó chưa thực hiện tốt các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ.
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn gẫp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ do NNT không còn tiền không tài khoản ngân hàng : Luật Quản lý thuếđã quy
định trách nhiệm việc cung cấp các thông tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan thuế và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin cần thiết nhưng cơ quan thuế không biết được đầu mối để
cung cấp thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin. Chẳng hạn, thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thường các doanh nghiệp mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau nhưng cơ quan thuế không biết doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp hoặc khi biến tài khoản ngân hàng rồi nhưng không còn tiền trong tài khoản.