Tổ chức và kỹ thuật thi công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí, nước và đất phục vụ điều tra đánh giá môi trường (Trang 56 - 61)

A. Thi công xác định tổng hoạt độ anpha trong không khí

Điu 8: Tổ máy cần 3 người gồm:

- Hai kỹ thuật viên làm nhiệm vụ hút mẫu.

- Một kỹ sư có chuyên ngành Địa vật lý đứng máy đo đạc, ghi sổ, định vị trí trên bản đồ, xử lý kết quảđo đạc.

Điu 9: Tỉ lệ mạng lưới khảo sát thi công theo mục tiêu nhiệm vụ khối lượng của đề án đặt ra. Không theo tỷ lệ, mạng lưới qui định.

Điu 10:Đo đạc cho cả 2 phương pháp Modified Kusnetz và phương pháp Roll. - Đặt phin lọc vào giá đỡ, mặt có kẻ carô hướng ra ngoài, lắp đầu có giá đỡ phin lọc vào một đầu van của cốc nhấp nháy anpha (khi sử dụng cốc

để đo radon đồng thời với tổng hoạt độ anpha) còn đầu van thứ hai của cốc

được nối với bơm hút khí (lấy mẫu).

- Đặt cả hệ lấy mẫu (bao gồm giá đỡ phin lọc, phin lọc, cốc nhấp nháy, bơm) vào khu vực cần đo.

- Đặt chế độ bơm hút khí 3 lít/phút, thời gian hút mẫu 10 phút, thời gian phơi mẫu 50 phút (đối với phương pháp Modified Kusnetz), hoặc sử

dụng thời gian phơi mẫu 2’38’’ (đối với phương pháp Roll).

- Sau khi kết thúc lấy mẫu dùng panh gắp phin lọc đặt vào khay nhấp nháy, đặt khay nhấp nháy vào buồng đo.

- Chuyển mạch của máy Ra/Am đặt ở vị trí Am. Sau thời gian phơi mẫu như trên (thời gian phơi mẫu được tính từ lúc kết thúc lấy mẫu đến khi đo).

- Thời gian đo là 5 phút đối với phương pháp Kusnetz và 10 phút đối với phương pháp Roll.

- Kết thúc phép đo ghi kết quả vào sổ. - Chuyển khoá nguồn của máy về OFF.

- Tháo khay nhấp nháy ra khỏi buồng đo, đậy nắp đen lại và vặn chặt vòng giữ nắp (phin lọc có thể sử dụng để đo lần thứ 2 sau 24 giờ, vì vậy phin lọc sau khi đo cần dùng panh gắp bỏ vào phong bì bảo quản, không để quăn mép).

Điu 11: Xử lý tính toán số liệu. - Xác định tốc độđếm/phút. - Xác định phông /phút.

- Ghi tốc độđếm đã trừ phông.

- Xác định hệ số Kusnetz. (hệ số Kusnetz được tra trong bảng và căn cứ vào khoảng thời gian từ lúc ngừng lấy mẫu đến giữa thời điểm đo).

- Xác định hiệu suất của khay nhấp nháy: Số xung ghi được trên máy/phút

E =

Số phân rã /phút của mẫu chuẩn 241Am

- Phương pháp Kusnetz. Tính toán tổng hoạt độ anpha (WL) bằng công thức: Tốc độđếm trừ phông WL = Hệ số hiệu suất × Thể tích mẫu × Hệ số WL - Phương pháp Roll. WL = F t V E R × × × Trong đó: R: là sốđếm trong 1 phút đã trừ phông. E: là hiệu suất của khay nhấp nháy. t: là thời gian hút mẫu khí. V: là tốc độ hút mẫu khí.

F: là hệ số Kusnetz tra trong bảng.

B. Thi công xác định tổng hoạt độ anpha trong nước

- Hai kỹ thuật viên đi lấy mẫu, định vị trí trên bản đồ.

- Một kỹ thuật viên làm nhiệm vụ xử lý làm giàu mẫu, nén mẫu thành viên trước khi đo.

- Một kỹ sư chuyên ngành Địa vật lý đứng máy, đo đạc, xử lý kết quả.

Điu 13: Tỷ lệ mạng lưới khảo sát thi công theo mục tiêu, nhiệm vụ khối lượng của đề án đặt ra. Không theo tỷ lệ, mạng lưới qui định.

Điu 14: Phương pháp Modified Kusnetz.

Mẫu nước lấy ở ngoài thực địa về xử lý đo ngay trong ngày, thời gian tiến hành đo càng nhanh càng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng 0,5 lít nước mẫu đổ vào cốc thuỷ tinh 1 lít. Hoà tan 10 gam BaCl2 và 4ml axít H2SO4 trong 0,5 lít nước mẫu trên. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều, để lắng sau 2 đến 3 giờ mẫu sẽ kết tủa một lớp bột màu trắng dưới đáy cốc.

- Dùng phễu có đặt lớp giấy lọc phía trên, tiến hành lọc 0,5 lít nước đã kết tủa. Giấy lọc có nhiệm vụ giữ lại phần mẫu kết tủa dưới đáy cốc.

- Sau khi lọc xong đưa mẫu vào lò sấy, giữ nhiệt độ trong khoảng 40

đến 50°C, thời gian sấy khoảng <40 phút.

- Đem chất bột đã sấy khô nén thành viên có đường kính 24 mm, bề

dày mẫu từ 2 mm đến 3 mm. Thời gian nén mẫu < 10 phút.

Thời gian sấy mẫu cộng thời gian nén mẫu ≤ 50 phút. Trong quá trình tiến hành làm giàu, nén mẫu tránh rọi ánh sáng có cường độ lớn vào mẫu.

Điu 15: Sau khi nén, nhanh chóng đặt mẫu vào khay nhấp nháy và đưa vào buồng đo. Tiến hành đo trong 5 phút.

Các bước đo đạc được tiến hành theo trình tự nhưđã trình bày ởđiều 10.

Điu 16: Xử lý tính toán số liệu.

- Xác định tốc độđếm trong 1 phút đã trừ phông. - Xác định hệ số Kusnetz (theo bảng 1).

- Tổng hoạt độ anpha (WL) được tính bằng công thức: Tốc độđếm trừ phông

WL =

Hệ số hiệu suất × Thể tích mẫu × Hệ số WL

Điu 17: Phương pháp Roll.

Mẫu nước lấy ở ngoài thực địa xử lý đo trong ngày. Thời gian tiến hành đo càng nhanh càng tốt.

- Sử dụng 0,5 lít nước đổ vào cốc thuỷ tinh 1 lít, hoà tan 10 ml axít HNO3 (50%) vào mẫu nước trên, dùng đũa thuỷ tinh trộn đều, sau 10’ lọc ngay qua giấy lọc (loại giấy dùng cho phân tích định lượng).

* Chú ý: Khi lọc nước chỉ cho nước thẩm thấu đi qua diện tích lỗ tròn có ngăn bằng giấy lọc, đường kính lỗ 25 mm.

Thời gian lọc khoảng 10 phút ở nhiệt độ 40°C đến 50°C. Sau đó lấy phần diện tích giấy lọc có nước đi qua đưa vào khay nhấp nháy.

Điu 18: Đặt khay nhấp nháy vào buồng đo, mặt có mẫu quay xuống phía dưới áp sát vào khay nhấp nháy. Thời gian đo 10 phút.

Các bước đo đạc lấy số liệu được tiến hành theo trình tự như đã trình bày trong điều 10.

Điu 19: Xử lý tính toán số liệu.

- Xác định tốc độđếm trong 1 phút đã trừ phông. - Xác định hệ số Kusnetz ( theo bảng 1).

- Tổng hoạt độ anpha (WL) được xác định bằng công thức: WL= F V E R × × Trong đó: R: là sốđếm trong 1 phút đã trừ phông. E: là hiệu suất của khay nhấp nháy. V: là thể tích của mẫu nước đem phân tích. F: là hệ số Kusnetz tra trong bảng 1.

Điu 20: Công tác văn phòng.

Công tác văn phòng cần thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra hoàn chỉnh các sổ sách ghi chép ngoài thực địa (kiểm tra vị

trí lấy mẫu trên bản đồ, ký hiệu, số hiệu các điểm lấy mẫu đo đạc trên sơ đồ

tài liệu thực tế phù hợp với sổ ghi chép).

- Tính toán sơ bộ các số liệu, xem xét kết quả. Nếu có hiện tượng gì bất thường nghi vấn…cần tiến hành kiểm tra lại ngay ngày hôm sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điu 21: Đo kiểm tra.

Chất lượng tài liệu xác định định lượng tổng hoạt độ anpha được đánh giá theo phương thức đo kiểm tra lặp trên một số điểm với khối lượng bằng 10% tổng sốđiểm đã lấy mẫu đo.

Điều kiện về thời gian, thời tiết khi đo kiểm tra phải tương tự như khi

Vị trí lấy mẫu kiểm tra phải đúng vị trí ban đầu lấy mẫu.

Điu 22: Xác định sai số.

Sai sốđược tính theo công thức: - Sai số tuyệt đối: ( ) n Y X n i i i 2 1 2 ∑ = − = σ - Sai số tương đối: δ = ×100% R σ Trong đó: Xi : là kết quảđo lần đầu. Yi : là kết quảđo kiểm tra. n : là sốđiiểm đo kiểm tra. R : là giá trị trung bình kết quảđo. R = ∑( ) = + n i i i Y X n 1 2 1

Sai sốđo tổng hoạt độ anpha trong điều tra môi trường được qui định: Tổng hoạt độ anpha ≥ 100 Bq/m3 là ≤ 20% ,tổng hoạt độ anpha ≤ 100 Bq/m3 là < 30%,tổng hoạt độ anpha ≤ 20 Bq/m3 ≤ 40%.

Điu 23: An toàn lao động.

Phương pháp xác định định lượng tổng hoạt độ anpha thường xuyên tiếp xúc với mẫu chuẩn 241Am có hoạt độ phóng xạ cao và tiếp xúc với các loại axít

độc hại như H2SO4, HNO3. Vì vậy khi làm việc cần phải có trang bị lao động đầy

đủ như: Kính mắt, găng tay cao su, khẩu trang, quần áo phòng hộ, panh gắp mẫu phóng xạ (không được cầm mẫu phóng xạ trực tiếp bằng tay).

Các nhân viên làm việc cần được kiểm tra sức khoẻ định kỳ một năm một lần và học về an toàn phóng xạ.

Chương IV: Công tác văn phòng tổng kết

Điu 24: Công tác văn phòng tổng kết của phương pháp xác định định lượng tổng hoạt độ anpha bao gồm:

Hệ thống và hoàn chỉnh tài liệu đo, tính toán xử lý số liệu, so sánh tài liệu đo với các qui định của TCVN về mức giới hạn của tổng hoạt độ anpha và lập báo cáo tổng kết.

Tiến hành kiểm tra, hiệu đính, hệ thống các sổ sách ghi chép đo đạc, rà soát các vị trí điểm đo trên bản đồ thi công, đối chiếu với sổ sách ghi chép ngoài thực địa.

2. Tính toán số liệu.

Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ nghiên cứu của đề án đặt ra mà chọn công thức tính toán sao cho thích hợp, được nêu tại các điều 11,16,19.

3. Xử lý số liệu.

- Tính sai sốđo đạc cho phương pháp.

- Phân loại đối tượng nghiên cứu, xác định giá trị min, max, trung bình cho từng đối tượng điều tra như: Tổng hoạt độ anpha trong nhà, ngoài nhà, trong nước máy, giếng đào, ao hồ, sông suối…

4. So sánh giá trịđo với các tiêu chuẩn giới hạn hiện hành, gồm:

- TCVN ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ khoa học Công nghệ Môi trường, đối với nước ăn uống là 100 Bq/m3.

- Tiêu chuẩn tạm thời của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường ban hành năm 1993 đối với không khí là 122.1 Bq/m3.

Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, vị trí nào có giá trị lớn hơn các mức giới hạn cần tiến hành kiểm tra, rà soát chính xác và thông báo với các cơ

quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý.

Điu 25: Lập báo cáo tổng kết.

Công tác xác định tổng hoạt độ anpha chỉ là một mục trong báo cáo tổng kết chung của đề án. Nội dung của báo cáo chỉ tập trung trình bày kỹ

thuật công tác, phương pháp phân tích xử lý tổng hợp và những kết quả đạt

được, đánh giá hiệu quả của công tác trong giải quyết nhiệm vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương V: Điều khoản thi hành

Điu 26: Qui trình Công nghệ xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong

không khí và nước được áp dụng cho các đơn vị tiến hành công tác này trong Liên đoàn Vật lý Địa chất và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điu 27: Qui trình này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký quyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí, nước và đất phục vụ điều tra đánh giá môi trường (Trang 56 - 61)