KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐO THỬ NGHIỆM
TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ CHI PHÍ IV.1 Sản phẩm của đề tà
IV.1. Sản phẩm của đề tài
IV.1.1. Quy trình Công nghệ xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong không khí và nước.
IV.1.2.Báo cáo kết quảđề tài.
IV.2. Tổng hợp khối lượng thực hiện
Bảng IV.1: Khối lượng thực hiện.
Bảng IV.1 TT Hạng mục công việc Đơn vị tính Khối lượng Ghi chú
1 Vị trí chọn khảo sát Vị trí 60
2 Đo tổng hoạt độ anpha trong nhà Nhà 39
3 Đo tổng hoạt độ anoha trong nhà Nhà 41
4 Đo tổng hoạt độ anpha trong đất Vị trí 20
5 Phép đo con cháu thoron Vị trí 81
6 Xác định hàm lượng RaA, RaB, RaC
Vị trí 87
7 Xác định tổng hoạt độ anpha trong nước
Mẫu 100
8 Xác định hàm lượng Ra trong nước Mẫu 100
9 Xác định hàm lượng U, Th, K Mẫu 100
Tổ chức thi công.
Đề tài “ Nghiên cứu xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí, đất và nước phục vụ điều tra đánh giá môi trường” đã
được Liên đoàn Vật lý Địa chất giao cho Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng
Địa vật lý thi công.
Tham gia thi công đề tài bao gồm tập thể tác giả: La Thanh Long, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Minh, Hoàng Đại Lâm, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Viện, Trần Đức Lâm, Quách Văn Hiểu...do kỹ sư Nguyễn Ngọc Chân làm chủ nhiệm. Ngoài ra đề tài còn mời nhiều cộng tác viên là những chuyên gia đầu ngành vềđiều tra môi trường như:
Trưởng phòng môi trường, kỹ sư Nguyễn Quang Long, nguyên giám
đốc trung tâm Công nghệ và Xử lí Môi trường - Đại tá TS Nguyễn Văn Phóng, Thiếu tá Phạm Quang Chiêu.
Cùng với các thiết bị đo tổng hoạt độ anpha hiện đại để khảo sát đối sánh. Vì vậy kết quả đạt được của đề tài là đáp ứng được yêu cầu để xây dựng qui trình công nghệ xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong điều tra đánh giá môi trường.
Thời gian thi công đề tài là 24 tháng kể từ tháng 1/2007 và kết thúc ngày 30/12/2008.
IV.3. Kinh phí thực hiện đề tài: Năm 2007: 245 triệu đồng, năm 2008: 410 triệu đồng.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào hợp đồng nghiên cứu khoa học và Công nghệ số 04 ĐC- 07/HĐKHCN ký ngày 16/4/2007 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Liên đoàn Vật lý Địa chất. Trung tâm NCƯD Địa vật lý thuộc Liên đoàn đã tổ chức thi công đề tài trong vòng 24 tháng.
Bằng sự lao động sáng tạo và sự nhiệt tình trong nghiên cứu khoa học, tập thể tác giả đã hoàn thành mục tiêu đề tài đặt ra, đó là: “hoàn thiện phương pháp đo, xử lý số liệu, xây dựng quy trình nhằm xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí, nước phục vụđiều tra đánh giá môi trường”. Để thực hiện được mục tiêu của đề tài tập thể tác giả đã nghiên cứu thử nghiệm trong phòng, xác định được các tham số phù hợp phục vụ cho tính toán tổng hoạt độ anpha, đồng thời đưa thiết bị đi đo thử
nghiệm tại 4 vùng với 4 phương pháp thử nghiệm: Phương pháp Roll, phương pháp Kusnetz, phương pháp Tsiroglou, phương pháp đo con cháu thoron và các phương pháp đã được đo thử nghiệm trên các đối tượng không khí, nước, đất.
Các kết quả thu được trong phòng cũng như ngoài thực địa đảm bảo
độ chính xác cao. Sai số của các phép phân tích ≤ 20%. Các kết quả đo kiểm chứng trên nhiều máy cho sai số≤ 10%. Tài liệu thu được đủđộ tin cậy cho phép tập thể tác giả xây dựng quy trình Công nghệ xác định tổng hoạt độ
anpha trong môi trường không khí, nước.
Để có thành công như trên là nhờ sự cố gắng của tập thể tác giả và sự
hợp tác có hiệu quả của các chuyên gia đầu ngành về môi trường của Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm Công nghệ Xử lý Môi trường của Bộ Tư lệnh Hoá học, các chuyên gia của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Vụ KHCN Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bạn đồng nghiệp trong và ngoài ngành.
Một lần nữa tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn.