Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2013

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập CÔNG TY CP VICEM XI MĂNG HOÀNG MAI (Trang 40 - 49)

II. Tìm hiểu và đánh giá tình hình SXKD và tình hình tài chính của công ty CP xi măng vicem

B. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2013

1. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.

a) Bảng tổng hợp số liệu. b) Phân tích.

Nhận xét chung

Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2013 đều giảm. Chỉ có bốn chỉ tiêu là tăng lên trong kì nhƣng trong bốn chỉ tiêu này lại có đến ba chỉ tiêu thuộc về khoản chi phí ( giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) còn lại là chỉ tiêu doanh thu thuần. Trong các chỉ tiêu tăng lên, chỉ tiêu giá vốn hàng bán có lƣợng tăng tuyệt đối lớn nhất: tăng 171.060 triệu động, tăng 14,64% so với năm 2012. Chỉ tiêu tăng tƣơng đối lớn nhất là chi phí bán hàng: tăng 13.572 triệu, tăng 20,65% so với năm 2012. Chỉ tiêu tăng tuyệt đối thấp nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng 3.625 triệu đồng, tăng 5,54%. Chỉ tiêu tăng tƣơng đối thấp nhất là doanh thu thuần: tăng 35.230 triệu, tăng 2,31% so với năm 2012. Trong nhóm các chỉ tiêu giảm xuống, chỉ tiêu có mức giảm tuyệt đối nhiều nhất là lợi nhuận gộp: giảm 135.830 triệu, giảm 37,92% so với năm 2012. Chỉ tiêu có mức giảm tuyệt đối thấp nhất là lợi nhuận khác: giảm 772 triệu, giảm 16,31% so với năm 2012. Cũng trong năm 2013, chỉ tiêu có mức giảm tƣơng đối lớn nhất là lợi nhuận sau thuế: giảm 111.074 triệu, giảm 99,55% so với năm 2012. Còn chỉ tiêu tổng doanh thu lại có mức giảm tƣơng đối thấp nhất: giảm 27.044 triệu, giảm 1,64% so với năm 2012. .. Nhƣ vậy, trong năm 2013 doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất kinh doanh chƣa hiệu quả. Các chỉ tiêu đem lại thu nhập hoặc để đánh giá hiệu quả hoạt động thì hầu hết giảm, trong khi đó các chỉ tiêu chi phí lại tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả kinh doanh này là doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng xấu từ

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 41 biến động giá nguyên vật liệu đầu vào và việc quản lí chi phí sản xuất chƣa hiệu quả. Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn thì ta cần phải tiến hành phân tích để tổng hợp các nguyên nhân cụ thể.

Tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu.

*) Nguyên nhân tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp thực hiện kiểm tra nghiêm túc, cẩn thận các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lƣợng của hàng hóa trƣớc khi xuất nhằm đảm bảo đúng nhƣ yêu cầu của khách hàng. Đồng thời có những cải tiến về tỉ lệ phụ gia nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Những nguyên nhân trên đã làm giảm lƣợng hàng trả lại, giảm giá do kém chất lƣợng. Từ đó làm giảm các khoản giảm trừ.

- Doanh nghiệp tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ vay có lãi suất cao, thƣờng xuyên tìm kiếm các gói vay ngắn hạn có lãi suất ƣu đãi để giải ngân. Từ đó làm chi phí tài chính trong năm giảm.

- Doanh nghiệp thực hiện vận dụng linh hoạt trong định giá tài sản, vật tƣ khi đầu tƣ, đồng thời thực hiện nghiêm túc hợp đồng kinh tế làm giảm khoản chi phí khác trong năm.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc lớn nên đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về thuế TNDN. Giảm 50% số thuế TNDN phải nộp. Từ đó làm giảm số thuế TNDN phải nộp trong năm, tạo nguồn tái sản xuất kinh doanh.

*) Nguyên nhân tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Ảnh hƣởng suy thoái kinh tế làm nghành nghề kinh doanh cho khách hàng chủ yếu của công ty gặp nhiều khó khăn ( xây dựng). Từ đó làm giảm nhu cầu với những sản phẩm của công ty. Ngoài ra ảnh hƣởng suy thoái kinh tế còn tác động xấu tới thị trƣờng tài chính, mặc dù doanh nghiệp đã giảm bớt kinh doanh đầu tƣ nhƣng vẫn không thể tránh khỏi làm doanh thu hoạt động tài chính giảm.

- Giá nguyên vật liệu tăng ( than, dầu, điện,..) tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tăng do máy móc thiết bị rơi vào tình trạng cũ. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất, qua đó tăng giá vốn hàng bán trong năm.

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 42 - Trong năm, do tình hình kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp thƣởng áp dụng biện pháp khuyền mãi, nâng bao mức chiếu khấu bán hàng,.. tuy nhiên lại chƣa thực sự đạt đƣợc hiểu quả để tác động đến nhu cầu khách hàng.

- Giá điện tăng, những biến động kinh tế, do thay đổi quản trị cấp cao làm yêu cầu thƣờng xuyên hội tăng. Từ đó làm tăng chi phí quản lý năm 2013.

- Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp chấp nhận tiếp tục sử dụng máy móc thiết bị , đồng thời cũng xây dựng chậm lại kế hoạch thay mới một số máy móc thiết bị. Điều này, làm giảm khoản thu từ thanh lí TSCĐ .. làm giảm thu nhập khác.

2. Tình tài sản của công ty.

a) Bảng tình hình tài sản của công ty b) Phân tích

Nhận xét chung

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, cuối năm 2013 tổng tài sản đạt 2.004.769 triệu đồng giảm 140.064 triệu đồng, chiếm 93,74% so với thời điểm cuối năm 2012. Trong đó, giá trị tài sản ngắn hạn là 675.213 triệu đồng, chiếm 33,68% tổng tài sản và bằng 94,66% giá trị tài sản ngắn hạn năm 2012. Tài sản dài hạn cuối năm 2013 là 1.329.556 triệu đồng , giảm 101.997 triệu đồng. chiếm 66,32% tổng tài sản và bằng 92,88% so với giá trị tài sản dài hạn cuối năm 2012.

Năm 2013, các chỉ tiêu về tài sản có tăng, có giảm. Trong đó tăng nhiều nhất về giá trị tuyệt đối là tiền: tăng 107.907 triệu đồng . Tăng tuyết đối ít nhất là thuế và các khoản phải thu nhà nƣớc: tăng 426 triệu đồng. Ngƣợc lại, tài sản cố định hữu hình giảm tuyệt đối nhiều nhất: giảm 114.601 triệu, dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm ít nhất: giảm 71 triệu đồng so với năm 2012. Về thay đổi tƣơng đối, tăng nhiều nhất là chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tăng 195,44%, tăng ít nhất là tài sản dài hạn khách: tăng 0,81%, giảm nhiều nhất là các khoản đầu tƣ tài chính ngăn hạn: giảm 80,92%, giảm ít nhất là chi phí trả trƣớc dài hạn 0,6%.

Về cơ cấu tài sản, trong năm 2013 , cơ cấu tài sản không có nhiều sự thay đổi, xu hƣớng chung là giảm loại tài sản ngắn hạn và tăng loại tài sản dài hạn. Tuy nhiên sự

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 43 thay đổi về cơ cấu là không đáng kể ( hầu hết thay đổi < 1%). Trong thay đổi về cơ cấu tài sản thì tiền có xu hƣớng tăng lên nhiều nhất: năm 2013 tiền chiếm 10,45% tổng tài sản, tăng 5,71% so với năm 2012. Ngƣợc lại thì hàng tồn kho lại giảm nhiều nhất. Năm 2013 hàng tồn kho chiếm 16,42% tổng tài sản, giảm 3,39% so với năm 2012.

Nhƣ vậy qua nhận xét chúng ta thấy đƣợc trong năm 2013 tài sản của doanh nghiệp có biến động nhỏ nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến cơ cấu tài sản. Nguyên nhân của những biến động này chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn và do doanh nghiêp đầu tƣ mua sắm thêm TSCĐ. Tuy nhiên để rõ ràng hơn thì ta phải tiến hành tổng hợp và phân loại nguyên nhân.

Tổng hợp nguyên nhân.

*) Nguyên nhân làm tăng giá trị tài sản.

- Do doanh nghiệp mở rộng giao dịch với thị trƣờng ngoài nƣớc ( Lào ), và mở rộng thị trƣờng trong nƣớc nhằm đạt mục tiêu doanh thu trong thời buổi kinh tế khó khăn, bởi vậy nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng. Ngoài ra, trong năm doanh nghiệp cũng tiến hành thu hồi những khoản nợ ngắn hạn, giảm những khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, cần tiền để thực hiện giao dịch ngắn hạn.. Tổng hợp những nguyên nhân trên đã làm cho lƣợng tiền gửi ngân hàng trong năm 2013 tăng, từ đó làm cho tiền tăng.

- Năm 2013 do áp lực từ kinh tế chung của ngành nên doanh nghiệp thƣờng phải suy nghĩ những phƣơng án cải tiến kĩ thuật nhằm giảm chi phí do tiêu hao nguyên, nhiên liệu sản xuất. Với quan hệ tin tƣởng và hợp tác làm ăn lâu dài, công ty đã không ngần ngại trả trƣớc tiền để sử dụng những dịch vụ do Công ty tƣ vấn và đầu tƣ phát triển xi măng. Điều này đã làm cho khoản trả trƣớc cho ngƣời bán tăng.

- Do quản lí tạm ứng kém nên trong năm 2013 khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên vẫn chƣa đƣợc thu hồi làm cho phải thu ngắn hạn khác tăng.

- Do nhu cầu đổi mới phần mềm phục vụ kế toán FAST, do chi phí cho bản quyền, thƣơng hiệu khi thực hiện xuất khẩu xi măng, tiêu thụ xi măng ở thị trƣờng nƣớc ngoài đã làm cho giá trị tài sản cố định vô hình của công ty tăng lên trong năm 2013.

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 44 - Trong năm 2013, ngoài việc tiếp tục triển khai dự án Hoàng Mai 2, và sửa chữa lớn những tài sản là máy móc thiết bị đã cũ hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp còn tiếp tục hợp tác cùng công ty CP ĐT hạ tầng đô thị Thăng Long triển khai dự án Vinh – Cửa Lò. Bên cạnh đó năm 2013 doanh nghiệp cũng tiến hành đầu tƣ cho dây chuyền sản xuất vôi, và sản xuất tro bay. Tổng hợp những nguyên nhân trên đã làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2013 tăng.

*) Nguyên nhân làm giảm giá trị tài sản.

- Năm 2013 phòng kế toán tài chính làm việc hiệu quả, theo dõi tốt những khoản nợ, phải thu ngắn hạn để tiến hành đôn đốc thu hồi. Bởi vậy, khoản phải thu của khách hàng giảm

- Bộ phận tiêu thụ hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh việc xuất khẩu xi măng làm giảm lƣợng thành phẩm tồn kho. Ngoài ra chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng giảm mạnh do công ty thực hiện quản lí chặt chẽ quá trình sản xuất. Hai nguyên nhân chính trên là lý do tác động để lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2013 giảm mạnh.

- Doanh nghiệp có lƣợng tài sản cố định hƣu hình lớn, tuy nhiên chƣa có đủ điều kiện để thay mới mà chỉ có hoạt động tiến hành sửa chữa. NG TSCĐ thay đổi ít mà khấu hao lớn lại không đổi ( doanh nghiệp tính khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng ) điều này đã làm giá trị tài sản cố định hữu hình giảm mạnh trong năm 2013.

3. Tình hình nguồn vốn của công ty.

a) Bảng phân tích b) Nhận xét

Nhận xét chung.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, cuối năm 2013 tổng nguồn vốn là 2.004.769 triệu đồng, giảm 140.064 triệu đồng, giảm 6,53% so với thời điểm cuối năm 2012. Trong đó, nợ phải trả cuối năm 2013 là 1.157.861 triệu, chiếm 57,76% tổng nguồn vốn, giảm 55.302 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 4,56% so với thời điểm cuối năm 2012. Vốn

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 45 chủ sở hữu cuối năm 2013 đạt 846.908, chiếm 42,24% tổng nguồn vốn, giảm 84.716 triệu đồng , tƣơng ứng giảm 9,1% so với thời điểm cuôi năm 2012.

Năm 2013, các chỉ tiêu về nguồn vốn hầu hết đều giảm so với cuối năm 2012. Trong đó, giảm nhiều nhất là lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối: giảm 111.074 triệu, giảm ít nhất là phải trả ngƣời lao động: giảm 4.635 triệu. Ngƣợc lại năm 2013 cũng có những nguồn vốn có xu hƣớng tăng lên. Tăng nhiều nhất là vay và nợ ngắn hạn: tăng 46.657 triệu, tăng ít nhất là chi phí phải trả: chỉ tăng 4.310 triệu. Về so sánh tƣơng đối cũng có những nguồn tăng, giảm khác nhau.Nguồn ngƣời mua trả tiền trƣớc tăng mạnh nhất: tăng 282,77% so với cuối năm 2012, tăng ít nhất là vay và nợ ngắn hạn: tăng 7,69% so với cuối năm 2012. Ngƣợc lại, nguồn lợi nhuận chƣa phân phối giảm nhiều nhất: giảm 98,55% so với cuối năm 2012. Nguồn phải trả cho ngƣời bán giảm ít nhất: giảm 7,76% so với cuối năm 2012.

Về cơ cấu nguồn trong tổng nguồn vốn cũng có những thay đổi tăng giảm khác nhau. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn năm 2013 chiếm 32,61% tổng nguồn vốn, tăng 4,3% so với năm 2012. Nguồn lợi nhuận chƣa phân phối lại có xu hƣớng giảm mạnh: năm 2013 chiếm 0,08% tổng nguồn vốn, giảm 5,17% so với năm 2012.

Nhƣ vậy qua nhận xét ta thấy sự thay đổi của nguồn vốn là không có gì bất thƣờng. Nguyên nhân của những khoản nợ ngắn hạn tăng là do công ty tiếp tục vay vốn theo những hợp đồng tín dụng đã kí trƣớc đó, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối là kết quả hơp lý của quá trình kinh doanh chƣa hiệu quả. Tuy nhiên, về cơ cấu nguồn vốn thì vẫn có những điểm chƣa hợp lý khi mà nợ ngắn hạn chiếm tới hơn nửa tổng nguồn vốn mà kết quả kinh doanh lại giảm mạnh. Để biết rõ những nguyên nhân của những thay đổi trong nguồn vốn thì ta cần phải tiến hành phân tích chi tiết.

Tổng hợp nguyên nhân.

*) Nguyên nhân làm tăng nguồn vốn.

- Quá trình kinh tế khó khăn làm các nhà cung cấp nguyên, vật liệu cho công ty đòi hỏi cần phải thanh toán nhanh, ngoài ra công ty cũng cần thêm tiền để phục vụ cho dự án còn dang dở. Đây là những nguyên nhân chính phát sinh khoản vay của công ty với NH đầu tƣ và phát triển Hoàng Mai.

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 46 - Doanh nghiệp có nền tảng hoạt động, làm ăn lâu năm nên đã xây dựng một giá trị thƣơng hiệu lớn. Trên cơ sở mối quan hệ đó dù kinh tế đang giai đoạn khó khăn, nhƣng vẫn có những doanh nghiệp khách hàng trả tiền trƣớc cho doanh nghiệp.

- Theo quyết định phân chia cổ tức năm 2012, công ty đã quyết định chia cổ tức 10%/ năm với số tiền 69.228 triệu. Bởi quyết định trên mà khoản cổ tức phải trả năm 2012 đã làm tăng khoản phải trả, phải nộp khác. Cũng theo quyết định này thì nó cũng trở thành nguyên nhân làm tăng quỹ đầu tƣ phát triển và quỹ dự phòng tài chính.

- Do có sự chênh lệch về ƣớc tính thời gian sử dụng của tài sản cố định của kế toán và thuế, nhƣng công ty lại đƣợc ƣu đãi về thuế TNDN nên đây là nguyên nhân làm khoản thuế TNDN hoãn lại phải trả tăng.

*) Nguyên nhân làm giảm nguồn vốn.

- Do trong năm có sự tăng về chi phí nguyên, vật liệu đầu vào nên ảnh hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh. Từ đó kéo theo các nguồn lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối giảm mạnh. Lợi nhuận chƣa phân phối giảm cũng là nguyên nhân kéo theo những khoản thuế và những khoản phải trả cho nhà nƣớc giảm mạnh.

- Ảnh hƣởng của kinh tế khó khăn làm những doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu cho công ty yêu cầu phải thanh toán trong ngắn hạn. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới nguồn phải trả cho ngƣời bán giảm mạnh.

- Dù doanh nghiệp làm ăn khó khăn, nhƣng một trong những ƣu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là phải tiến hành trả lƣơng đầy đủ. Đây gần nhƣ đã là một đặc thù trong ngành, khi mà kinh tế khó khăn dẫn tới sự leo thang về giá cả hàng hóa, mặt khác công nhân làm việc chủ yếu tại công ty đều làm việc nặng nhọc, trong môi trƣờng độc hại.. nếu không trả lƣơng đầy đủ thì động lực làm việc sẽ thấp. Nhƣ vậy, kết hợp những nguyên nhân trên là lí do hợp lí làm nguồn phải trả ngƣời lao động giảm.

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 47

4. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tỷ suất tài chính và khả năng thanh toán.

a) Lập bảng phân tích b) Phân tích.

Nhận xét chung

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, năm 2013, các tỷ suất về hiệu quả sinh lời đều

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập CÔNG TY CP VICEM XI MĂNG HOÀNG MAI (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)