Đánh giá chung tình hình SXKD của công ty những năm qua

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập CÔNG TY CP VICEM XI MĂNG HOÀNG MAI (Trang 34 - 40)

II. Tìm hiểu và đánh giá tình hình SXKD và tình hình tài chính của công ty CP xi măng vicem

A. Đánh giá chung tình hình SXKD của công ty những năm qua

1. Mục đích của việc phân tich, đánh giá

Phân tích chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP xi măng Vicem Hoàng Mai để có cái nhìn tổng thể về tình hình SXKD của công ty. Mục đích chính bao gồm:

o Đánh giá chung tình hình SXKD: Tích cực hay tiêu cực trong năm 2013

o Đánh giá lần lƣợt các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lao động và tiền lƣơng, những chỉ tiêu quan hệ với ngân sách nhà nƣớc để thấy đƣợc biến đông của các chỉ tiêu đó trong năm 2013. Thông qua sự biến động nhằm xác định đƣợc ý nghĩa của sự biến động, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động này.

o Đề xuất biện pháp để hạn chế những biến động tiêu cực và phát huy những biến động tích cực.

2. Nội dung phân tích

a) Bảng phân tích. b) Phân tích chi tiết.

o Đánh giá chung.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, trong năm 2013 hầu hết các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều giảm, duy chỉ có hai chỉ tiêu tăng là : số công nhân bình quân và tổng chi phí. Chỉ tiêu giảm mạnh nhất là lợi nhuận kế toán trƣớc thuế. Trong năm 2013, lợi nhuận kế toán trƣớc thuế của doanh nghiệp giảm 124.923 triệu đồng, giảm 94,31% so với năm 2012. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận kế toán trƣớc thuế của doanh nghiệp trong năm 2013 chỉ bằng 5,69% lợi nhuận của năm 2012. Chỉ tiêu giảm ít nhất là nộp BHXH. Trong năm 2013 công ty nộp BHXH ít hơn năm 2012 là 488 triệu động, giảm 1,92% so với năm 2012. Chỉ tiêu tăng lên nhiều nhất là chi phí. Trong năm 2013 tổng chi phí của công ty tăng 94.646 triệu,

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 35 tăng 6,18% so với năm 2012. Chỉ tiêu tăng ít nhất là số lao động bình quân. Số lao động bình quân trong năm 2013 hơn năm 2012 là 3 ngƣời, tăng 0,31%. Nhƣ vậy, qua nhận xét tổng quát ta thấy đƣợc trong năm 2013 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chƣa hiệu quả. Nguyên nhân của kết quả này chủ yếu do hai nguyên nhân chính. Một là do tác động xấu của suy thoái kinh tế đã dẫn đến nhu cầu với sản phẩm chính của công ty là xi măng giảm mạnh. Hai là do công ty chƣa thực hiện tốt công tác quản lý chi phí và quản lý sản xuất. Để hiểu rõ hơn và có thế tìm ra biện pháp khắc phục thì ta cần phải tiến hành phân tích từng chỉ thiêu.

o Phân tích chi tiết.

1.Doanh thu.

*) Cách tính: DT = DT bán hàng & dịch vụ + DT tài chính + Thu nhập khác.

Trong năm 2013 doanh thu của công ty đạt 1.632.814 triệu đồng, bằng 98,18% doanh thu năm 2012, giảm 1,82% so với năm 2012. Tổng doanh thu của công ty giảm nhẹ là do sự giảm xuống của cả ba loại doanh thu :DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác. Nhƣng, nguyên nhân chủ yếu của việc chỉ tiêu tổng doanh thu giảm xuống là do doanh thu bán hàng giảm mạnh. Doanh thu bán hàng giảm mạnh trong năm 2013 là vì công ty chịu tác động xấu từ suy thoái kinh tế. Kinh tế suy thoái kéo theo hoạt động kinh tế trong ngành BĐS, xây dựng khó khăn. Từ đó dẫn đến nhu cầu mua hàng giảm. Nhƣ vậy đây là nguyên nhân khách quan, tác động tiêu cực đến tình hình tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Biện pháp có thể áp dụng để nâng cao doanh thu trong những năm tiếp theo:

+ Thứ nhất là công ty thực hiện quản lý tốt chi phí, cái tiến kĩ thuật nhằm hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu giá thành của khách hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn.

+ Đẩy mạnh biện pháp để tìm kiếm thêm bạn hàng từ nƣớc ngoài. Cụ thể hơn là hƣớng tới những nƣớc có hợp tác kinh tế lâu dài với Việt Nam tuy nhiên do trong nƣớc không có tài nguyên để sản xuất nên dẫn đến giá xi măng trong nƣớc cao hơn nhƣ: Lào, Campuchia, Nhật Bản,vv..

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 36

2. Chi phí

*) Cách tính: Chi phí = Các khoản giảm trừ + giá vốn hàng bán + CP Tài chính + CP BH + CP QLDN + CP khác.

Trong năm 2013, tổng chi phí của công ty là 1.625.278 triệu đồng, tăng 94.646 tỷ , tăng 6,18% so với năm 2012. Tổng chi phí tăng lên là do mức tăng của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng lớn hơn mức tiết kiệm của chi phí tài chính và chi phí khác. Trong đó phần tăng lên của giá vốn hàng bán chiếm phần lớn nhất. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng lại do hai nguyên nhân chính sau:

Một là, do sự tăng lên về giá cả nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Sự tăng giá của nguyên nhiên vật liệu là do cung cầu của thị trƣờng thay đổi và đƣợc sự phê duyệt của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Đây là nguyên nhân khách quan, tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là , do mức tiêu hao nguyên , nhiêu liệu trong sản xuất tăng. Mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trong sản xuất tăng là do máy móc công ty hầu hết đã ở vào giai đoạn cũ bởi vậy dẫn đến năng xuất hoạt động không cao và mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu lớn. Đây là nguyên nhân chủ quan, tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Biện pháp khắc phục là công ty nên chú ý bảo dƣỡng máy móc thiết bị và tiến hành thanh lý và thay mới dần máy móc thiết bị trong những năm tiếp.

3. Lợi nhuận.

*) Cách tính : Lợi nhuận = DT – CP.

Lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2013 là 7.536 triệu đồng, giảm 124.923 triệu đồng, chỉ bằng 5,69% so với lợi nhuận năm 2012 , hay là giảm 94,31% so với lợi nhuận năm 2012. Chỉ tiêu lợi nhuận giảm mạnh là do doanh thu giảm mạnh mà chi phí lại tăng lên.

4. Tổng quỹ lƣơng.

*) Cách tính:

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 37 Tổng quỹ lƣơng trong năm 2013 đạt 103.935 triệu đồng, giảm 2.032 triệu đồng , giảm 1,92% so với năm 2012. Tổng quỹ lƣơng giảm là do số ngày nghỉ làm của lao động trong năm tăng. Công nhân nghỉ việc trong năm nhiều chủ yếu là do tình trạng sức khỏe yếu. Qua điều tra cho thấy tại nơi làm việc của công nhân có lƣợng bụi cao ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời công nhân. Mặc dù, công ty đã đầu tƣ trang bị đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân nhƣng lƣợng bụi quá cao vẫn gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣởi công nhân, từ đó làm giảm sức sản xuất. Nhƣ vậy, đây là nguyên nhân khách quan, tác động tiêu cực đến tính hình sản xuất của doanh nghiệp. Biện pháp khắc phục là công ty có thể xem xét đầu tƣ thêm những thiết bị lọc bụi để giảm thiểu mức độ độc hại cho lao động hoặc tiến hành khám và chăm sóc sức khỏe thƣờng xuyên cho công nhân. Ngoài ra, trong năm doanh nghiệp tuyển thêm một số lƣợng công nhân và do số công nhân này mới nên mức lƣơng sẽ thấp hơn lƣơng của công nhân làm việc lâu năm ( đã đến tuổi nghỉ hƣu trong năm). Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tổng quỹ lƣơng giảm.

5. Số công nhân bình quân.

*) Cách tính.

SLĐ bình quân = SLĐ đầu năm + SLĐ tăng bình quân – SLĐ giảm bình quân.

SLĐ tăng bình quân = ( SLĐ mớii * Số tháng làm việci ) /12. SLĐ giảm bình quân = ( SLĐ nghỉ việci * Số tháng nghỉi ) /12.

Trong năm 2013 số lao động bình quân của công ty là 982 ngƣời/ tháng , tăng 3 ngƣời so với năm 2012. Nguyên nhân là do để đáp ứng đủ công nhân cho sản xuất doanh nghiệp đã tuyển thêm một số công nhân vào làm việc đề bù lại số công nhân đã về hƣu khi hết độ tuổi làm việc. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu về an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho lao động, doanh nghiệp cũng đã tuyển thêm một số lao động để phục vụ cho công tác phụ trợ này.

6. Lƣơng bình quân.

*) Cách tính.

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 38 Lƣơng bình quân của công ty năm 2013 là 8,82 triệu đồng / ngƣời/ tháng, giảm 0.2 triệu đồng/ ngƣời/ tháng, giảm 2,22% so với năm 2012. Lƣơng bình quân của công ty giảm là tổng quỹ lƣơng giảm nhiều hơn so với sự giảm xuống của số lao động bình quân.

7. Thuế giá trị gia tăng.

*) Cách tính.

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ. Năm 2013 thuế GTGT phải nộp là 11.798 triệu đồng, giảm 2.092 triệu đồng, giảm 15,06% so với năm 2012. Thuế GTGT phải nộp giảm là do tình hình tiêu thụ năm 2013 kém hơn so với năm 2012 làm cho thuế GTGT đầu ra giảm. Mặt khác giá mua của nguyên nhiên, liệu đầu vào tăng đã làm cho thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ tăng theo. Nhƣ vậy tổng hợp cả hai nguyên nhân trên đã làm cho số thuế GTGT phải nộp trong năm 2013 giảm.

8. Thuế TNDN.

Thuế TNDN hiện hành phải nộp = TN chịu thuế * 25% - Thuế TNDN đƣợc miễn ,giảm + Thuế TNDN nộp bổ sung.

Thuế TNDN hiện hành phải nộp trong năm 2013 là 726 triệu đồng, giảm 13.848 triệu đồng , tƣơng ứng giảm 95,02% so với năm 2012. Thuế TNDN hiện hành phải nộp trong năm 2013 giảm mạnh là do thu nhập chịu thuế của năm 2013 giảm mạnh. Ngoài ra do doanh nghiệp còn đƣợc hƣởng chế độ miễn thuế TNDN 50% trong năm 2013 nên số thuế TNDN hiện hành trong năm 2013 phải nộp giảm mạnh.

9. Nộp BHXH.

BHXH phải nộp = ∑( Lƣơng LĐi * 24%)

Khoản BHXH phải nộp trong năm 2013 là 24.944 triệu, giảm 488 triệu , giảm 1,92% so với năm 2012. BHXH phải nộp giảm xuống trong năm là do tỉ lệ trích BHXH theo lƣơng không đổi mà tổng lƣơng của lao động nhận đƣợc trong năm 2013 lại giảm. Chính sự giảm xuống về lƣơng của lao động ấy đã kéo theo sự giảm nhẹ về khoản BHXH phải nộp trong năm 2013.

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 39

10. Nộp khác

Các khoản phải nộp khác bao gồm thuế tài nguyên, thuế nhà đất & tiền thuê đất , phí, lệ phí và thuế khác... Trong năm 2013 các khoản phải nộp khác là 48.753 triệu đồng, giảm 2.716 triệu đồng, giảm 5,28% so với năm 2012. Sự giảm xuống của các khoản phải nộp khác là do thuế TN, phí , lệ phí phải nộp trong năm 2012 giảm. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do mức độ khai thác tài nguyên giảm, sử dụng dịch vụ do nhà nƣớc cung cấp giảm nên dẫn đến sự giảm xuống của các khoản phải nộp trong năm 2013.

c) Kết luận

Qua quá trình phân tích chi tiết ta thấy đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013 là chƣa tốt so với năm 2012. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chi phí. Chỉ trong một năm 2013 mà chi phí lại tăng gấp đôi so với sự giảm xuống của doanh thu. Vấn đề tồn đọng liên quan đến chi phí này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nó còn làm giảm những khoản đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nƣớc. Cũng qua phân tích ta thấy đƣợc rằng nguyên nhân của sự tăng lên về chi phí là do giá của nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng và do hao phí nguyên nhiên liệu trong quán trình sản xuất tăng. Bởi vậy, để khắc phục những nguyên nhân tiêu cực trên, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tƣ sáng kiến, cái tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu. Ngoài ra trong quản lý, công ty nên thực hành tiết kiệm tối đa chi phí quản lí, sửa chữa, những chi phí tài chính và các chi phí trung gian khác… đồng thời cũng phải chú trọng vào việc cập nhật, xây dựng kênh cung ứng NVL với chất lƣợng, sản lƣợng và giá cả ổn định.

Bên cạnh việc doanh nghiệp thực hiện chƣa tốt một số chỉ tiêu thì doanh nghiệp cũng đã thực hiện tƣơng đối tốt những chỉ tiêu về lao động. Trong năm 2013 doanh nghiệp đã tạo thêm đƣợc công ăn, việc làm cho nhiều lao động mới. Dù quỹ lƣơng thấp hơn, nhƣng lƣợng thấp hơn là không đáng kể so với năm 2012. Nguyên nhân của việc thực hiện chỉ tiêu về lao động tiền lƣơng tốt là do công ty đã xây dựng đƣợc một chế độ theo dõi và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình… Bộ phận quản lý mà cụ thể

Sinh viên: Phạm Việt Anh – QKT51 ĐH2 40 là phòng tổ chức của công ty đã theo sát và phối hợp hoạt động hiệu quả với bộ phận khác để biết đƣợc sự thiếu hụt về nhân sự và bổ sung kịp thời. Nhƣ vậy để tiếp tục phát huy ƣu điểm về quản lí nhân sự doanh nghiệp cần có công tác khen thƣởng đối với những nhân viên ở phòng tổ chức để khuyến khích họ tiếp tục làm việc hiệu quả, có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập CÔNG TY CP VICEM XI MĂNG HOÀNG MAI (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)