Hình 5.3 trình bày kết quả thực nghiệm của điện áp ngõ vào Vdc, điện áp trên tụ Vc, điện áp ngõ ra đo trên tải R của pha a cho thấy khi ngõ vào là Vdc = 45 V thì điện áp trên tụ là Vc = 110V phù hợp với kết quả mô phỏng 112,8V (sai số 1.2%) và kết quả theo lý thuyết ở công thức (3.6) là 112.5V (sai số 1.1%). Biên độ điện áp Vm trên tải R của pha a đo được là 78V phù hợp với kết quả mô phỏng đã trình bày ở hình 4.20 là 80V (sai số 3.2%) và kết quả lý thuyết theo công thức (3.8) là 78.7V (sai số 2.4%).
Tần số điện áp ngõ ra trên tải của pha a là 50Hz (chu kỳ T=2*10ms nên f=1/T=50Hz) bằng với tần số sóng điều khiển.
Hình 5.3 Kết quả thực nghiệm tính từ từ trên xuống: dạng sóng điện áp ngõ vào
Vdc, điện áp trên tụ Vc, điện áp ngõ ra đo trên tải R của pha a.
Hình 5.4 trình bày kết quả thực nghiệm tính từ trên xuống: dạng sóng dòng điện qua cuộn dây IL, điện áp trên tụ Vc, điện áp DC_Link Vpn cho ta thấy điện áp Vpn là các xung áp có biên độ bằng với điện áp trên tụ Vc, dòng điện qua cuộn dây IL là có độ nhấp nhô (ripple) bằng 0.2A. Hình 5.5 trình bày kết quả của ba dạng sóng này được phóng to cho thấy được quá trình nạp xả của cuộn dây trong khoảng thời gian ngắn mạch và không ngắn mạch như sau: trong khoảng thời gian ngắn mạch thì điện áp Vpn bằng không, tụ điện xả, cuộn dây tích trữ năng lượng nên dòng điện qua cuộn dây IL tăng, trong khoảng thời gian không ngắn mạch thì điện áp Vpn bằng điện áp trên tụ Vc, tụ điện nạp điện, cuộn dây truyền năng lượng đến mạch nghịch lưu nên dòng điện qua cuộn dây IL giảm. Kết quả đúng với kết quả đã phân tích ở phần lý thuyết.
Hình 5.4 Kết quả thực nghiệm tính từ trên xuống: dạng sóng dòng điện qua cuộn
dây IL, điện áp trên tụ Vc, điện áp DC_Link Vpn.
Hình 5.5 Kết quả thực nghiệm tính từ trên xuống: dạng sóng dòng điện qua cuộn
dây IL, điện áp trên tụ Vc, điện áp DC_Link Vpn (phóng to)
Hình 5.6 trình bày kết quả thực nghiệm dạng sóng điện áp ba pha đo trên tải RL, qua kết quả đo được ta thấy điện áp ba pha ngõ có biên độ là 110V đúng với
kết quả đo được ở phần mô phỏng trên hình 4.14 là 112.8V (sai số 1.2%) và đúng với kết quả lý thuyết ở công thức (3.6) và (3.7) là 112.5V (sai số 1.1%), biên độ này bằng với điện áp DC_Link Vpn theo công thức (3.8), điện áp pha a, b, c lệch
pha nhau 120o bằng với độ lệch pha của sóng điều khiển như đã phân tích.
Hình 5.6 Kết quả thực nghiệm tính từ trên xuống: dạng sóng điện áp pha a, b, c đo
trên tải RL
Hình 5.7 trình bày kết quả thực nghiệm dạng sóng điện áp ba pha đo trên tải R cho ta thấy được điện áp ba pha trên tải có dạng sin ba pha, biên độ là Vm = 65V,
lệch pha nhau 120o, có tần số là 50Hz (chu kỳ gồm 4 ô, mỗi ô là 5ms nên tần số
Hình 5.7 Kết quả thực nghiệm dạng sóng điện áp pha a, b, c trên tải R
Như vậy, qua các kết quả thực nghiệm chúng ta thấy được rằng với các thông số thực nghiệm theo bảng 4.3. Khi ta cấp điện áp DC ngõ vào là 45V thì điện áp DC_link bằng 110V, như vậy hệ số tăng áp DC – DC của mạch là:
110 2.44 45 Vc B Vdc
Khi so sánh với lý thuyết được tính theo công thức (3.6) thì
1 1 2.5 1 2 1 2 * 0.3 Vc B Vdc D
Hệ số tăng áp DC – AC của mạch theo thực nghiệm là
* 0.7*2.44 1.71
G M B
Khi so sánh với lý thuyết được tính theo công thức (3.8) là
* 0.7*2.5 1.75 G M B (5.1) (5.2) (5.3) (5.4)