5. Kết cấu của bài
1.2.3. Ứng dụng digital marketingt ại các ngân hàng Việt Nam
Theo một nghiên cứu tại Brand Việt Nam vào năm 2020, trong 30% dân số
Việt Nam trên 15 tuổi đã có ít nhất một tài khoản ngân hàng. Trong số đó, có 4,1% số người sở hữu thẻ tín dụng, 3,5% có ví điện tử, và 21% người được hỏi đã từng
thanh toán hoá đơn hoặc mua hàng trực tuyến.
Việc ứng dụng các phương tiện công nghệ hiện đại đa phần các ngân hàng
thường tập trung vào:
Thứnhất, đó là hoạt động quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện truyền hình
hay các xu hướng quảng cáo trực tiếp khác như trên các kênh youtube, facebook, instagram….
Thứhai, việc quảng cáo trên các phương tiện khác như báo giấy, báo mạng…
công việc này được các chi nhánh chủ động thực hiện, bênh cạnh quá trình triển khai của trụsởchính.
Thứba, gửi email hay gọi điện thoại đến khách hàng, thông qua dữ liệu được thu thập tại chính chi nhánh hoặc thông qua các trang wed cung cấp thông tin về
doanh nghiệp. Mặc dù mang lại hiệu quả nhất định như truyền tin đến khách hàn, cũng như quảng bá được hình ảnh của ngân hàng, nhưng cách thức này cũng mang đến một sốvấn đề như tiếp cận thư rác hoặc tình trạng làm phiền.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian của khách hàng và nhân viên ngân hàng trong quá trình giao dịch, làm việc; cắt giảm một số chi phí và thúc đẩy các giao dịch hiện đại (Dangolani, 2011) hay tăng năng suất làm việc của nhân viên, đa
dạng hóa dịch vụvà cải thiện chất lượng của dịch vụngân hàng (Berger 2003). Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang hoàn thiện các dịch vụ liên quan đến Interner Banking, Mobile Banking, E-Mobile Banking…đặc biệt với các dịch vụ như thanh toán dịch vụ như thanh toán dịch vụ tiện ích, gửi tiết kiệm online cần thực hiện gấp. Các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn qua Internet Banking, E-Mobile Banking, Mobile Banking sẽ giúp giảm tải
lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng trong giao dịch với khách hàng cũng như chi phí liên quan đến thành lập và vận hành mạng lưới.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ DIGITAL MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN