Kết quả phỏng vấn sâu các bên liên quan

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K Group (Trang 53 - 55)

4. Phương pháp nghiên cứu:

3.1.2. Kết quả phỏng vấn sâu các bên liên quan

Một vài kết quả của đợt tiến hành phỏng vấn ở các bên liên quan để đưa ra những giải pháp tối ưu cho quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group:

Bộphận R&D:

Chúng tôi đã hoạt động một cách tối ưu nhất trong phạm vi năng lực, nhưng dưới góc những của những người nghiên cứu và phát triển chúng tôi vẫn chưa nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng. Chúng tôi có thểtạo ra hàng trăm sản phẩm và hàng trăm chức năng cho một sản phẩm nhưng vẫn chưa biết thực tế khách hàng đang cần cái nào và cái nào có thể có nguy cơ đánh mất khách hàng. Từ đó chúng tôi muốn được xây dựng thêm một đội chuyên khảo sát thị trường của riêng bộ phận R&D để có thể phát triển sản phẩm một cách tốt nhất và cắt giảm những chi phí không cần thiết cho những sản phẩm hay chức năng chưa phù hợp.

IMC+ (Marketing):

Với quy mô của một công ty Agency trong một tập đoàn, chúng tôi đãđứng được dưới góc nhìn 2 chiều là một agency và một client. Chúng tôi biết được khách hàng đang cần gì và doanh nghiệp của mình đáp ứng đượcđiều gì. IMC+ đã xây dựng nên bộ phận Product Marketing với mục đích cải thiện những sản phẩm của tập đoàn và của khách hàng chúng tôi một cách tốt nhất dưới góc nhìn người dùng. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, với lượng sản phẩm quá lớn của tập đoàn, một bộphận Product Marketing của IMC + vẫn chưa đủ sức đểcó thểquản lý hết mọi thứ. Từ đó, chúng tôi muốn đềnghị thành lậpở các dự án những team nhỏ chuyên về trải nghiệm sản phẩm dưới góc nhìn khách hàng, nhờ vào bộphận đó phối hợp với chúng tôi để có những cái nhìn sâu hơn vềsản phẩm và tránh bỏ xót nhưng điều chi tiết ở sản phẩm mà khi chúng tôi quản lý qua bao quát không thểnhìn thấy được.

Bộphận CS:

Với quy trình phát triển sản phẩm mới hoạt động theo xu hướng lần lượt từng giai đoạn đã làm khó cho chúng tôi trong vấn đề đo lường và tuyển nhân sự cho dự án. Đặc biệt ở giai đoạn hình thành chiến lược marketing, vì phải để sản phẩm khá hoàn thiện ở mức cơ bản mới vạch ra kếhoạch marketing nhưng kế hoạch tuyển dụng của CS phải phụ thuộc vào KPI của bộ phận marketing và sale đặt ra cho nên chúng tôi không thể ước lượng đúng số lượng nhân sựcần thiết và cũng không thể đáp ứng đủ nhân sự đúng thời điểm ra mắt sản phẩm của công ty, điển hình là dự án Thế Giới Thợ. Chúng tôi đề nghị một quy trình phát triển sản phẩm mới mà các bộphận nên hoạt động một cách song song và tránh chờ đợi từng bước một chuyển giao sản phẩm ởcác bộphận. Từ đó, nói riêng là bộ phận Customer Service cũng có thể chủ động hơn trong các kế hoạch của mình và nói chung là tất cảcác phòng ban, công ty trực thuộc K-Group.

Bộphận kinh doanh:

Với quy trình phát triển sản phẩm mới hoạt động theo xu hướng thực hiện theo trình tựtừng giai đoạn rất khó đểbộphận sale tìm kiếm các merchant cho dựán và nguồn khách hàng vì không đủ thời lượng. Chúng tôi cũng không thể thực hiện hoạt động tìm kiếm nguồn merchant và nguồn khách hàng cho sản phẩm trước vì có khả năng sản phẩm sẽ không đáp ứng đủnhững thỏa thuận giữa bộphận và các bên liên quan. Theo đó chúng

tôi đềnghịcó một quy trình phát triển sản phẩm bảo đảm được tốc độphát triển sản phẩm mới tốt hơn và đảm bảo độchuẩn xác và chất lượng cho sản phẩm.

Điển hìnhởdựán ThếGiới Thợ, chúng tôi đã chủ động tìm kiếm merchant khi sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng khi đến thời hạn thực hiện công việc với merchant thì sản phẩm lại chưa đáp ứng được với những thỏa thuận với merchant, dẫn đến merchant hủy các thỏa thuận giữa 2 bên với chúng tôi. Nhưng đến khi sản phẩm hoàn thiện thì chúng tôi lại không thể tìm kiếm merchant kịp cho ra mắt sản phẩm vì thời gian hoàn thiện sản phẩm và thời gian ra mắt quá gần với nhau, như bạn cũng là một trong những người trong team leader bạn cũng thấy vấn đề là ngày hoàn thiện sản phẩm và ngày launching chỉ cách nhau khoảng ngày, đó là một vấn đề khó khăn đối với bộphận sale của chúng tôi.

Bộphận tài chính:

Hiện tại với quy trình phát triền sản phẩm mới thực hiện một cách theo trình tự như của công ty, chúng tôi vẫn chưa thểvạch ra kếhoạch chi tiết cho mỗi dự án được. Và từng giai đoạn chúng tôi lại phải lập một kếhoạch tài chính cho từng giai đoạn, bộ phận tài chính không thểhoạch định một kếhoạch tổng thể chi tiêu ngân sách như thế nào cho từng dự án. Hiện tại mỗi dự án đều phát sinh hơn 30% ngân sách chúng tôi định ra ban đầu, điển hình như dự án trọng điểm của K-Group là Thế Giới Thợ đã phát sinh hơn khoảng 46% ngân sách ban đầu định ra.

3.2. Giảipháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group3.2.1. Giải pháp tổng thể để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K Group (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)