4. Phương pháp nghiên cứu:
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group
K-Group
Với quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group là một quy trình phát triển mới đã tạm thời đáp ứng đủ 8 bước phát triển sản phẩm mới cơ bản theo tiêu chuẩn lý thuyết. Tuy nhiên, quy trìnhđó vẫn chưa đủ để đáp ứng một cách hoàn hảo vềtốc độ, tính chính xác và độchi tiết cho một dự án sản phẩm mới và ngoài ra nó cũng có thể bỏ xót một sốnhu cầu của khách hàng và làm lãng phí chi phí vào một vài chức năng không cần thiết của sản phẩm. Vì vậy việc đưa ra một quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group ở thời điểm hiện tại là một vấn đề cấp thiết. Dưới đây là một số giải pháp mới cho quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group:
STT Vấn đề Giải pháp 1 Quy trình phát triển sản phẩm
mới từng bước của K-Group có thể giúp ban giám đốc kiểm soát các dự án phức tạp và nhiều rũi ro. Nhưng nó cũng có thể chậm chạp một cách đầy nguy hiểm. Trong những thị trường cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng mặt điển hình như thị trường công nghệ của K-Group đang tập trung phát triển thì quy trình phát triển sản phẩm mới chậm mà chắc như vậy có thể dẫn đến thất bại thua lỗ có thể gay tổn hại đến vị thế của công ty trên thị trường.
Thay thếquy trình phát triển sản phẩm mới thực hiện từng bước bằng quy trình phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗlực tập thể. Thành lập một team Product Marketing riêng biệt cho từng dự án để phối hợp với Product Marketing của ICM +
Thành lập ở R&D thêm một team chuyên khảo sát thị trường về góc nhìn và nhu cầu của người tiêu dùng
Bảng 4: Bảng tóm tắt các vấn đềvà giai pháp chung cho quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group
Các giải pháp cho vấn đề chung của quy trình phát triển sản phẩm mới của K- Group:
Giải pháp đầu tiên,Thay thếquy trình phát triển sản phẩm mới thực hiện từng bước bằng quy trình phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗlực tập thể. Theo đó, các phòng ban trong công ty hợp tác chặt chẽvới nhau trong những nhóm liên bộphận, chạy gối đầu các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Thay vì chuyển sang phẩm mới từbộ phận này sang bộphận khác, công ty thành lập một nhóm bao gồm các thành viên đến từ các bộ phận khác nhau để làm việc từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Những nhóm như vậy thường có đại diện của các phòng ban như marketing, tài chính, thiết kế, sản xuất và pháp lý, thậm chí cả người cung cấp và công ty khách hàng. Trong quy trình tuần tự, từ một khúc mắc trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độcủa toàn dự án. Trong phương án dựa trên nỗlực tập thể, nếu một mảng gặp trở ngại thì họ cứ tìm kiếm cách giải quyết nó trong khi cả nhóm vẫn
làm việc bình thường. Ngoài ra với phương pháp này cũng sẽ giúp IMC+ ( Marketing ) có thể điều chỉnh kếhoạch Marketing của mình theo thời gian đểphù hợp với sựbiến đổi của thị trường và phù hợp với những gì sản phẩm hiện tại có thể đáp ứng, tránh những tình trạng như marketing những đặc tính sản phẩm mà sản phẩm không đáp ứng được hay marketing thiếu những đặc tính mà sản phẩm đang có.Mặc dù vậy, phương pháp dựa trên nỗ lực tập thể cũng có một số mặt hạn chế. Đôi khi nó khiến cả K-Group căng thẳng và hỗn loạn hơn so với phương pháp tuần tự cũ. Tuy nhiên, trong những ngành có tốc độ thay đổi nhanhchóng như công nghệ và vòngđời sản phẩm ngày càng ngắn đi, những cái được của việc phát triển sản phẩm nhanh chóng và linh hoạt lớn hơn nhiều so với những rũi ro tiềm ẩn của nó. Nếu K-Group biết phối hợp phương pháp xoay quanh người dùng và phương pháp phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể sẽ giành được lợi thế cạnh tranh to lớn bằng cách đưa những sản phẩm phù hợp ra thị trường với tốc độnhanh hơn.
Đi kèm với đó, đi sâu vào quy trình nói chung hay đi sâu vào những dự án nói riêng, công ty nên thành lập một team Product Marketing riêng biệt cho từng dự án để phối hợp với Product Marketing của ICM + nhằm tìm kiếm và cải thiện các sản phẩm một cách tốt nhất có thể phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn và cũng tránh lãng phí nguồn lực và chi phí cho các sản phẩm hoặc chức năng không cần thiết.
Và cuối cùng, ở bộ phận R&D, K-Group nên có một team chuyên khảo sát thị trường về góc nhìn và nhu cầu của người tiêu dùng để có thể chắc lọc những ý tưởng tốt nhất và cũng hình thành những sản phẩm đápứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng và tránh lãng phí, bỏ sót những ý tưởng có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và công ty.
3.2.2. Giải pháp chi tiết ở từng bước trong quy trìnhđể hoàn thiện quy trình phát triển
sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group
Nhìn chung, quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group đều đáp ứng đủ yêu cầu của một quy trình sản phẩm mới theo mặt lý thuyết. Tuy nhiên, ở một số bước trong quy trình vẫn còn một sốthiếu sót dẫn đến có những kết quả không tốt ở từng giai đoạn. Dưới đây là một số đề xuất giải pháp cho các vấn đề của công ty đang gặp phải tại từng giai đoạn của quy trìnhđể có thểhoàn thiện hơn.
STT Bước Vấn đề Giải pháp
1 Sàn lọc ý tưởng.
Ở giai đoạn sàn lọc ý tưởng, bộ phận R&D và các leader của các dự án vẫn chưa thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế đểbiết được nhu cầu thực tế của khách hàng đối với từng sản phẩm.
Nên tổ chức các cuộc khảo sát thị trường về nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm.
2 Giai đoạn phát triển khái niệm sản phẩm.
Trong giai đoạn phát triển khái niệm sản phẩm bộ phận R&D và các Leader của các dự án còn thiếu những góc nhìn đầy đủ và khách quan của khách hàng để hình thành lên những khái niệm sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và nhu cầu thực tế của khách hàng.
Cho phép một số khách hàng tham gia vào việc phát triển khái niệm sản phẩm ở các cuộc khảo sát ý kiến khách hàng để các khái niệm đó có thể sát với thực tếnhu cầu người tiêu dùng nhất.
3 Giai đoạn lập kế hoạch marketing.
Trong giai đoạn lập kế hoạch marketing, kế hoạch marketing đặt ra vẫn đang thiếu những góc nhìn chuẩn xác và thực tế về thị trường .
Giai đoạn lập kế hoạch marketing nên có sự tham gia của bộ phận phát triển thị trường để có thêm những góc nhìn liệu các thị trường mà IMC+ chọn làm thị trường trọng tâm để đánh chiếm giai đoạn đầu có khả thi hay không và sẽ vấp phải những vấn đề gì trên thị trường. Ở dưới những góc nhìn đó, bộ phận marketing sẽ có một bản kế hoạch thực tế và khả thi hơn. 4 Giai đoạn phát triển sản phẩm.
Ở K-Group trong giai đoạn phát triển các chức năng cơ bản chỉ có sự tham gia của R&D và công ty phát triển phần mềm K-Soft.
Thay vì sau khi phát triển xong các chức năng cơ bản rồi thì bộ phận Product Marketing mới tham gia vào thì công ty nên
Product Marketing của IMC+ chỉ tham gia ở giai đoạn hình thành xong các chức năng cơ bản, điều này làm cho sản phẩm hình thành đôi lúc lịch đi so với thị hiếu của khách hàng.
cho phép Product Marketing tham gia và cố vấn trực tiếp trong giai đoạn phát triển những chức năng cơ bản và giá trị cốt lõi của sản phẩm để sản phẩm được phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày từ đầu tránh dẫn tới việc phải điều chỉnh lại tiêu tốn kinh phí và thời gian của công ty.
5 Giai đoạn thử nghiệm trong phạm vi giới hạn
Ở K-Group các cuộc test sản phẩm được phụ trách bởi các bộ phận nhưng các bộ phận không có các đội chuyên test riêng của họ để đảm bảo tính chuyên môn và cho ra những kết quả chính xác cho dự án. Các bộ phận thường xin trợ giúp từ các bộ phận khác không có chuyên môn vềviệc đang test đểtiến hành test sản phẩm, điều này đã cho ra những kết quả không tốt như mong muốn.
Các bộ phận đảm nhiệm mỗi đợt test chạy thửnghiệm nên có một đội test riêng. Ngoài ra một số bộ phận nếu cần những góc nhìn từcác bộphận khác có thể trao với người đại diện trong team bao gồm các đại diện của các bộphận trong một dựán.
6 Giai đoạn thương mại hóa
Ở giai đoạn thương mại hóa, phần lớn các dự án hiện nay của K-Group thì thời gian và địa điểm ra mắt điều phụ thuộc vào những quyết định chủ quan của ban quản trị và các leader của mỗi dự án. Điều này có thể dẫn đến những sai sót đáng tiếc khi sản phẩm ra mắt không địa thời điểm và địa điểm.
Công ty nên có một bước thu thập và nghiên cứu về những biến động trên thị trường như xu hướng tiêu dùng, những số liệu vềthị trường hiện tại, chính sách của nhà nước để có thể chọn thời điểm và địa diểm ra mắt hợp lý, mang lại một dựán thành công cho K-group.
Bảng 5: Bảng tóm tắt các vấn đềvà giải pháp cho từng giai đoạn của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group
Các giải pháp cho từng giai đoạn của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K- Group:
Ở giai đoạn sàn lọc ý tưởng, vì lý dobộphận R&D và các leader của các dựán vẫn chưa thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế để biết được nhu cầu thực tếcủa khách hàng đối với từng sản phẩm. Do đó R&D và các leader của các dự án nên tổ chức các cuộc khảo sát thị trường về nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm. Kết quả sau khảo sát sẽ được phối hợp với các phân tích sơ bộ vềthị trường, đối thủ cạnh tranh, và những tiềm lực K-Group đang có đểchứng minh được các ý tưởng đó là cácý tưởng khảthi.
Ởgiai đoạn phát triển khái niệm sản phẩm, vì lý do R&D và các Leader của các dự án còn thiếu những góc nhìn đầy đủ và khách quan của khách hàng để hình thành lên những khái niệm sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và nhu cầu thực tế của khách hàng.Do đó các leader của dựán nên cho phép một sốkhách hàng tham gia vào việc phát triển khái niệm sản phẩm ở các cuộc khảo sát ý kiến khách hàng để các khái niệm đó có thể sát với thực tế nhu cầu người tiêu dùng nhất. Mục đích của việc này làm giảm đi số lượng khái niệm không hữu ích phải kiểm tra, tránh lãng phí nguồn lực, kinh phí và cũng tăng thêm những khái niệm có khả năng cao sẽ trở thành khái niệm sản phẩm được phát triểnở giai đoạn sau.
Ở giai đoạn lập kế hoạch marketing của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K- Group, kếhoạch marketing đặt ra vẫn đang thiếu những góc nhìn chuẩn xác và thực tếvề thị trường để cho ra một bản kế hoạch cho thấy được về mô tả thị trường mục tiêu (đề xuất giải pháp giá trịvà mục tiêu doanh thu, thịphần, lợi nhuận trong vài năm đầu), phác thảo kếhoạch giá, kênh phân phối, ngân sách Marketing và cảkếhoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận, Social Plan, Brand Plan, đồng thời phù hợp với đúng bản chất với thị trường hiện tại. Do đó, giai đoạn này nên có sựtham gia của bộphận phát triển thị trường đểcó thêm những góc nhìn liệu các thị trường mà IMC+ chọn làm thị trường trọng tâm để đánh chiếm giai đoạn đầu có khả thi hay không và sẽ vấp phải những vấn đề gì trên thị trường. Ở dưới những góc nhìn đó, bộphận marketing sẽcó một bản kếhoạch thực tế và khả thi hơn.
Ở giai đoạn phát triển sản phẩm, là giai đoạn cực kì quan trọng, tuy nhiên ở K- Group trong giai đoạn phát triển các chức năng cơ bản chỉ có sự tham gia của R&D và công ty phát triển phần mềm K-Soft. Product Marketing của IMC+ chỉ tham gia ở giai đoạn hình thành xong các chức năng cơ bản, điều này làm cho sản phẩm hình thành đôi lúc lịch đi so với thị hiếu của khách hàng. Ví dụ như sản phẩm Thế Giới Thợ, giao diện
ban đầu của app không được bắt mắt và phù hợp với thị hiếu của khách hàng vì vậy sau khi hình thành sản phẩmở mức cơ bản, Product Marketing đã phải tiến hành làm lại giao diện cho app ThếGiới Thợ một lần nữa trước khi ra mắt. Do đó thay vì sau khi phát triển xong các chức năng cơ bản rồi thì bộ phận Product Marketing mới tham gia vào thì công ty nên cho phép Product Marketing tham gia và cốvấn trực tiếp trong giai đoạn phát triển những chức năng cơ bản và giá trị cốt lõi của sản phẩm để sản phẩm được phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày từ đầu tránh dẫn tới việc phải điều chỉnh lại tiêu tốn kinh phí và thời gian của công ty.
Ởgiai đoạn thửnghiệm trong phạm vi giới hạn, các cuộc test sản phẩmở K-Group được phụtrách bởi các bộphận thì các bộphận không có các đội chuyên test riêng của họ để đảm bảo tính chuyên môn và cho ra những kết quảchính xác cho dựán. Các bộ phận thường xin trợ giúp từ các bộ phận khác không có chuyên môn về việc đang test để tiến hành test sản phẩm, điều này đã cho ra những kết quảkhông tốt như mong muốn.Do đó, các bộ phận đảm nhiệm mỗi đợt test chạy thử nghiệm nên có một đội test riêng để đảm bảo tính chuyên môn và cho ra những kết quả chính xác cho dự án. Ngoài ra một số bộ phận nếu cần những góc nhìn từ các bộ phận khác có thể trao với người đại diện trong team bao gồmcác đại diện của các bộphận trong một dựán. Ví dụ, ởdựán ThếGiới Thợ khi bộphận Product Marketing phải đảm nhận quá nhiều đợt test, điều này đã dẫn đến sự quá tải cho bộ phận và ở các đợt test mà bộ phận chưa có đủ chuyên môn nhưng họ vẫn phải đảm nhận thì đã cho ra những kết quả chưa chính xác hoặc bị lập lại kết quả của những lần test trước và làm hao phí nguồn lực lẫn chi phí.
Ở giai đoạn thương mại hóa, phần lớn các dự án hiện nay của K-Group thì thời gian và địa điểm ra mắt điều phụthuộc vào những quyết định chủ quan của ban quản trị và các leader của mỗi dự án. Điều này có thể dẫn đến những sai sót đáng tiếc khi sản phẩm ra mắt không địa thời điểm và địa điểm.Do đó, công ty nên có một bước thu thập và nghiên cứu vềnhững biến động trên thị trường như xu hướng tiêu dùng, những sốliệu về thị trường hiện tại, chính sách của nhà nước để có thể chọn thời điểm và địa diểm ra mắt hợp lý, mang lại một dự án thành công cho K-group. Công ty có thể mua những kết quả khảo sát của những công ty nghiên cứu thị trường, hoặc tự tiến hành khảo sát (phương pháp này tiến hành trên quy mô thị trường lớn tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp)
PHẦN III: KẾT LUẬN
Công ty K-Group Việt Nam là một công ty có kinh nghiệm trong việc kinh đoanh