Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 31)

1.4.2.1. Huy động nguồn vốn kịp thời, đầy đủ, với chi phí và cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh

Huy động đầy đủ, kịp thời với chi phí là một trong những giải pháp tài chính quan trọng đóng góp vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn tài chính cho quá trình tăng trưởng, các doanh nghiệp cần xác định mức độ huy động nợ vay hợp lý và cần đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính trong quá trình huy động vốn, đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn. Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch nhằm tạo ra sự chủ động cho việc huy động vốn trong tương lai. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn hợp lý còn giúp tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.4.2.2. Nhóm giải pháp gia tăng lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Nhóm giải pháp gia tăng lợi nhuận bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp bao gồm ba nhóm giải pháp tài chính: (1) nhóm giải pháp về doanh thu và (2) nhóm giải pháp về tiết kiệm chi phí, và (3) phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Nhóm giải pháp về doanh thu: Nhóm giải pháp này tập trung vào việc xây dựng cơ cấu doanh thu hợp lý theo các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ cho các chương trình tiếp thị, các kênh phân phối trong việc tiêu thụ sản phẩm, các giải pháp tài chính trong việc kích thích tiêu thụ và chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, chính sách định giá bán sản phẩm hợp lý.

- Nhóm giải pháp về tiết kiệm chi phí: Các giải pháp này tập trung vào xây dựng cơ cấu bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả nhằm giảm chi phí hành chính, các giải pháp phát huy tính kinh tế nhờ quy mô của doanh nghiệp, các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các giải pháp về tiền lương và khen thưởng nhằm tăng năng suất lao động và việc khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Nhóm giải pháp về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên có liên quan (chủ nợ, nhà nước, người lao động, cổ đông) và cân đối giữa đáp ứng lợi ích trước mắt của chủ sở hữu thông qua chi trả lợi nhuận và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp thông qua việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Chính sách về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kỳ vọng trong dài hạn của doanh nghiệp.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu một cách khái quát nhất để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ khái niệm, bản chất đến hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và cuối cùng là các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ đó, tạo ra khung áp dụng chung trong nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần X.

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CTCP X 2.1 Tổng quan về CTCP X

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN X

Tên tiếng anh: ELECTRICAL MATERIALS & TECHNICAL SOLUTIONS JOINT STOCK COMPANY

Mã số thuế: 0101374770 Ngày cấp: 18/06/2003

Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng

Địa chỉ: P303, tòa nhà 46, ngõ 230, đường Lạc Trung, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện: Nguyễn Ngọc Hải Website: www.emtcovn.com

Ngành nghề kinh doanh chính: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

CTCP X được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2003 với các hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Các sản phẩm của công ty bao gồm: giấy cách điện, bìa cách điện, đồng hồ đo nhiệt độ, thiết bị giảm áp, đồng hồ đo mức dầu,… Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với chất lượng và đa dạng sản phẩm, công ty liên kết với một số doanh nghiệp như: Delfortgroup, Krempel group, IDEF Systemes, Tuboly-Astronic,… Đây là là các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất các thiết bị, phụ tùng.

Khi mới thành lập, công ty cũng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình tiếp cận với các khách hàng, tìm kiếm các nguồn sản phẩm phù hợp, chất lượng mà công ty đặt ra. Với hơn gần 18 năm kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và phát triển công ty, công ty cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định góp phần thúc đẩy nền kinh tế cho đất nước. Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên rõ rệt, đời sống của nhân viên trong công ty được cải thiện, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước luôn thực hiện theo đúng quy định. Trong tương lai không xa, công

ty tự tin có thể mở rộng, phát triển quy mô, sản phẩm kinh doanh và tiếp cận, chinh phục thêm nhiều khách hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP X

(Nguồn: Bộ phận hành chính)

Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty:

- Tổng giám đốc là đại diện hợp pháp của Công ty, quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và đưa ra các chính sách, phương án kinh doanh.

- Phó giám đốc chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nội dung công việc được phân công

- Bộ phận hành chính có nhiệm vụ quản lý giờ giấc làm việc, cấp phát văn phòng phẩm hàng tháng, quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức, tiền lương, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động.

- Bộ phận kế toán

 Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh.

 Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Bộ phận kinh doanh thực hiện công tác bán hàng, tiếp thị tới các khách hàng và các khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt được hiệu quả về doanh số thị phần. Lập kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trường và triển khai các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tỷ lệ khách hàng cá nhân và tổ chức.

-Bộ phận kho - xưởng chịu trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã sản phẩm và bảo quản. Kiểm kê định kỳ, thường xuyên báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho.

2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại CTCP X

2.2.1 Thực trạng tình hình tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh

2.2.1.1 Tình hình tài chính a. Cơ cấu của tài sản

Thông qua bảng Cân đối kế toán của CTCP X, ta xét thấy được thực trạng tài sản của công ty:

Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của CTCP X trong giai đoạn năm 2018 - 2020

(Đơn vị: đồng)

TÀI SẢN Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019

Gía trị Tỷ lệ Gía trị Tỷ lệ

I. Tài sản ngắn hạn 1.332.553.354 6,94% (1.930.447.323) -9,40%

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền (112.159.269) -2,95% 539.521.329 14,62%

2. Các khoản phải thu

ngắn hạn 468.563.654 5,25% 212.069.411 2,26%

3. Hàng tồn kho 976.148.969 15,07% (2.682.038.063) -35,99%

II. Tài sản dài hạn 6.298.897 16,24% 27.488.643 60,96%

1. Tài sản cố định (2.949.538)

2. Tài sản dài hạn khác 9.248.435 25,80% 27.488.643 60,96%

TỔNG TÀI SẢN 1.338.852.251 6,96% (1.902.958.680) -9,25%

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

Từ bảng 2.1 như trên, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2019, tổng tài sản tăng 6,96% so với năm 2018, tương ứng tăng 1.338.852.251 đồng. Tuy nhiên đến năm 2020, khoản mục này giảm 9,25% tương ứng với giá trị là 1.902.958.680 đồng.

Với sự biến đổi như thế, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trên tổng tài sản cũng thay đổi như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn năm 2018 -2020

(Đơn vị: %)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tài sản ngắn hạn 99,8% 99,78% 99,61%

Tổng tài sản 100% 100% 100%

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

Nhìn chung, qua ba năm TSNH chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty và TSDH không thay đổi nhiều. Cụ thể là trong ba năm, tỷ trọng của TSNH lần lượt là 99,8%; 99,78% và 99,61%. Từ đó, nhận thấy rằng trong ba năm này các khoản TSDH không được đầu tư nhiều. Để có thể thấy được sự thay đổi cơ cấu tài sản đầy đủ hơn, chúng ta phân tích TSNH và TSDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tài sản ngắn hạn

TSNH chiếm phần lớn trong tổng tài sản nên sự biến động của tài sản chịu ảnh hưởng lớn bởi khoản mục này. Năm 2019, TSNH tăng 6,94%, tương ứng với 1.332.553.354 đồng so với năm 2018 và giảm 9,40% ở năm 2020.

Hình 2.2: Cơ cấu TSNH của CTCP X

(Đơn vị: %)

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng trong ba năm lần lượt là 19,79%; 17,97% và 22,73%. Nhận thấy rằng năm 2019, khoản mục tiền và tương đương tiền giảm 2,95% so với năm 2018 và ở năm 2020 thì tăng 14,62%. Nguyên nhân giảm ở năm 2019 là do một phần công ty mua để dự trữ hàng hóa ở trong kho làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đồng thời trả các khoản nợ. Để rồi đến năm

19.79% 17.97% 22.73% 46.48% 45.74% 51.63% 33.73% 36.29% 25.64% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

2020, công ty đang trữ tiền nhiều hơn hai năm trước để đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình khi cần thiết.

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản lần lượt trong ba năm là 46,48%; 45,74% và 51,63%. Ngoài ra, khoản mục này qua các năm đều có xu hướng gia tăng, năm 2019 tăng 5,25% so với năm 2018 và đến năm 2020 tăng 2,26%. Từ đó, nhận thấy rằng tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty và đồng thời công ty có thực hiện các chính sách bán chịu đối với một số khách hàng nhằm có thể gia tăng doanh thu hàng bán.

Hàng tồn kho năm 2019 tăng 15,07% so với năm 2018 và giảm mạnh 35,99% ở năm 2020. Năm 2019, công ty mua và dự trữ khá nhiều hàng bán lưu kho nhằm có thể cung cấp nhanh và đầy đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời là để dự phòng cho các trường hợp cần thiết. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, công ty cũng khó có thể nhập thêm hàng bán từ trong nước cũng như nước ngoài nên công ty phần lớn bán những mặt hàng tồn trong kho để tạo doanh thu. Vậy nên tỷ trọng của hàng tồn kho năm 2019 là 36,29% thì đến năm 2020 tỷ trọng giảm còn 25,64%.

 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng ít trong tổng tài sản của công ty, chưa đến 1%. Công ty chỉ mua TSCĐ trong năm 2018 với giá trị là 2.949.538 đồng còn hai năm sau không có hoạt động mua sắm. Ngoài ra, khoản mục tài sản dài hạn khác có xu hướng tăng qua ba năm, ở năm 2019 tăng 25,8% và năm 2020 tăng 60,96%.

Như vậy, qua việc phân tích cụ thể cơ cấu tài sản của công ty, nhà quản trị sẽ có cái nhìn bao quát và tổng thể để đưa ra những phương hướng nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

I. Nợ phải trả 504.733,871 3,75% (3.618.050.712) -25,91%

Phải trả người bán

ngắn hạn (872.857.759) -38,97% 746.510.864 54,62%

Người mua trả tiền

trước ngắn hạn (22.550.000) 2.310.000

Thuế và các khoản

phải nộp nhà nước (139.858.370) -16,74% 293.128.424 42,14%

Vay và nợ thuê tài

chính ngắn hạn 1.540.000.000 14,86% (4.660.000.000) -39,16%

II. Vốn chủ sở hữu 834.118.380 14,42% 1.715.092.032 25,91%

Vốn góp chủ sở hữu - - - -

Lợi nhuận sau thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa phân phối 834.118.380 46,75% 1.715.092.032 65,50%

NGUỒN VỐN 1.338.852.251 6,96% (1,902,958,680) -9,25%

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

Qua bảng 2.3, năm 2019, tổng nguồn vốn tăng 6,96% so với năm 2018 và đến năm 2020 thì giảm 9,25%.

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP X

(Đơn vị: %)

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

Từ hình 2.3, nợ phải trả chiếm phần lớn tỷ trọng trọng trong tổng nguồn vốn của công ty, hơn 50%. Điều này có thể giải thích rằng doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn ở bên ngoài, vẫn chưa tự chủ được nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả của công ty đang giảm dần qua ba năm từ 69,94% xuống 55,38% và nghĩa là tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang tăng dần. Điều đó chứng tỏ công ty đang từng bước ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, dần tự chủ tài chính hơn và đồng thời cũng thể hiện khả năng chi trả của công ty.

Để thấy được sự biến động một cách cụ thể hơn, chúng ta đi phân tích các nhân tố cấu thành nên nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

 Về nợ phải trả

Công ty chỉ chịu ảnh hưởng của các khoản nợ ngắn hạn. Từ năm 2019, nợ phải trả tăng 3,75% so với năm 2018, tương ứng tăng 504.733.871 đồng. Đến năm 2020, khoản mục này giảm 25,91%, tương ứng giảm một mức giá trị là 3.618.050.712 đồng so với năm 2019. 69.94% 67.84% 55.38% 30.06% 32.16% 44.62% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Hình 2.4: Cơ cấu nợ phải trả trong giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: %)

Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X

Nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng lần lượt là 16,64%; 9,79% và 20,43% qua từng năm. Tại năm 2019, nợ phải trả người bán giảm mạnh với 38,97% so với năm 2018 nguyên do là công ty đã trả một phần các khoản nợ đến hạn và đồng thời công ty mua chịu ít đi so với năm trước đó. Năm 2020 là năm đầy khó khăn cũng như thách thức của của mọi doanh nghiệp nói chung và CTCP X nói riêng. Mặc dù đã dự trữ khá nhiều hàng tồn kho để bán, tuy nhiên với một số mặt hàng bán chạy, một số hàng hóa do đã để lâu bị lỗi thời…. nên công ty vẫn cần nhập hàng bán về để đẩy mạnh kinh doanh. Chính vì thế, công ty đã mua chịu hàng bán của các nhà cung cấp để phục vụ nhu cầu.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ phải trả, cao nhất là 0,17% ở năm 2019. Có thể nói rằng, việc nhận ứng trước tiền của khách hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có thể một phần là chính sách hoạt động của công ty khi khách trả tiền trước và với khách hàng mới vẫn chưa tin tưởng đối với chất lượng sản phẩm của công ty, ….

16.64% 9.79% 20.43% 6.21% 4.98% 9.56% 76.98% 85.23% 69.99% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Phải trả người bán Người mua trả tiền trước

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thay đổi biến động giảm 16,74% ở năm 2019 và cuối cùng tăng 42,14% ở năm 2020. Các khoản mục này, công ty đều

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 31)