Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 65)

3.2.1 Các giải pháp quản lý tài sản

- Công tác quản lý hàng tồn kho

Hàng năm, công ty có nhập một lượng lớn hàng tồn kho tuy nhiên tốc độ luân chuyển hàng tồn kho khá thấp với vòng quay hàng tồn kho là 4,72; 3,34 và 4,61 vòng. Khi tình trạng ứ đọng xảy ra sẽ phát sinh ra các chi phí bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hàng bán có nguy cơ lạc hậu. Tuy nhiên, việc trữ quá ít hàng lưu kho cũng không thực sự hiệu quả bởi không kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, dựa vào tình hình tài chính trong ba năm trên, doanh nghiệp đã đề ra phương hướng thực hiện như sau:

Cần kiểm tra, tập hợp số lượng những hàng hóa còn lưu trong kho và những lượng hàng đã bán ra cho khách hàng để dễ dàng điều chỉnh số lượng hóa, tránh công ty nhập hàng nhiều hơn mức cần thiết, đồng thời hạn chế những sai sót. Ngoài ra, công ty cần khảo sát nhu cầu của thị trường hàng tháng, hàng quý để cơ cấu lại

nguồn hàng, phục vụ nhu cầu khách hàng. Không chỉ thế, công ty cần nghiên cứu, phân tích thị trường để xác định tình hình biến động của giá hàng hóa và số lượng đặt hàng. Để từ đó, lựa chọn thời điểm mua và chọn cách thức mua hàng để giảm thiểu chi phí hàng tồn kho.

- Quản lý tốt các khoản phải thu, giảm thiểu thời gian vốn bị chiếm dụng

Tại CTCP X, khách hàng đang chiếm dụng nguồn vốn của công ty. Công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng nhằm có thể thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, việc đó làm gia tăng khoản phải thu, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của công ty với kỳ thu tiền trung bình của công ty qua ba năm lần lượt là 100, 102 và 89 ngày. Vậy làm thế nào để vừa tăng doanh thu và vừa để giữ chân khách hàng? Dựa theo tình trạng khách hàng của công ty, công ty xem xét và áp dụng tín dụng phù hợp cho từng khách hàng để cùng ký kết hợp đồng, đưa ra các điều khoản thanh toán. Sau đó, cập nhật và theo dõi tín dụng để có thể thông báo cho khách thời gian, khoản tiền mà khách cần phải trả. Với những tình trạng đã quá hạn trả nợ, công ty cũng cần có những biện pháp xử lý như ngừng cung cấp dịch vụ cho những đơn hàng mới của khách hàng đó và nếu đó là khoản nợ lớn, công ty có thể kiện lên tòa để có thể thu hồi nợ,…. Tuy nhiên, công ty cần dựa trên tình hình lúc đó để có các biện pháp thu hồi nợ phù hợp tránh gây mất thiện cảm cho công ty.

3.2.2 Các giải pháp tăng doanh thu

Lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Nhìn vào lợi nhuận công ty thu được thì thấy được kết quả kinh doanh là lời hay lỗ. Để từ đó, mọi người nhìn ra công ty có kinh doanh hiệu quả hay không. Vậy nên để tăng tối ưu lợi nhuận thì công ty tìm ra các giải pháp tăng doanh thu và giảm chi phí.

Năm 2020, doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng 19,30% với năm 2019. Vậy để tăng trưởng doanh thu đáp ứng mục tiêu chiến lược, công ty đã đưa ra các giải pháp sau đây:

3.2.2.1 Áp dụng những chương trình khuyến mãi cho khách hàng

CTCP X đang buôn bán các mặt hàng như giấy cách điện, bìa cách điện, đồng hồ đo nhiệt độ, van giảm áp,… Vậy nên, với thị trường hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh lẫn nhau thì việc thu hút thêm khách hàng, tăng sản

lượng bán ra là vô cùng khó khăn. Khách hàng không chỉ muốn có sản phẩm đáp ứng nhu cầu mà họ còn muốn mua sản phẩm đó mà có lợi cho mình. Chính vì thế, công ty thực thêm nhiều các chính sách bán hàng như chiết khấu thương mại khi mua số lượng lớn, giảm giá hàng bán, chính sách bán chịu,…. để tạo động lực mua cho khách hàng. Với những khách hàng quen, công ty sẽ miễn phí vận chuyển và có thể chiết khấu khi đặt mua hàng, ngoài ra trích hoa hồng nếu như khách giới thiệu bạn bè để đôi bên cùng có lợi.

3.2.2.2 Điều chỉnh giá bán sản phẩm

Giá bán các sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của các công ty để thu hút khách trong thị trường đầy tính cạnh tranh. Vậy nên những giá bán mặt hàng hiện đang kinh doanh của công ty là các phụ kiện máy biến áp, đồng hồ đo nhiệt độ và các vật liệu cách điện cho máy quay…. phải luôn theo dõi và điều chỉnh giá bán của các sản phẩm sao cho phù hợp với giá cung cấp và giá trên thị trường. Đồng thời, đây là những mặt hàng là vật liệu, máy móc được dùng để sửa chữa, dùng cho các công trình xây dựng, các khu công nghiệp,… nên cần cập nhật và bán những sản phẩm mới, tránh lạc hậu với thị trường bên ngoài để khách có thể sự dụng một cách thuận tiện nhất.

3.2.3 Các giải pháp giảm thiểu chi phí

Giải quyết các vấn đề quản lý chi phí luôn là vấn đề khó khăn. Công ty phải cắt giảm sao cho phù hợp để lợi nhuận được tối ưu nhất. Trong năm 2018 – 2020, công tác quản lý lý chi phí doanh nghiệp và giá vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả và một số chi phí phát sinh xảy ra. Chi phí QLDN và gía vốn hàng bán có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Chính vì thế, công ty đã gợi ý một số cách như sau:

- Đối với tiền điện thoại để phục vụ cho công việc, công ty sẽ khảo sát và dựa trên số tiền đó rồi đưa ra một mức cụ thể để tránh tình trạng sử dụng vào mục đích riêng. Ngoài ra, để có thể định mức với các chi phí điện, nước đã sử dụng là khó khăn nhưng công ty sẽ theo dõi chi phí hàng tháng và đặt ra quy định để mọi người cùng thực hiện nhằm tránh lãng phí.

- Từ lâu, công ty vẫn luôn nhập hàng từ các đối tác lâu năm như Delfortgroup, Krempel group, IDEF Systemes, Tuboly-Astronic,… Công ty sẽ bị hạn chế,

khó khăn nhất định khi mà nhập hàng từ các đối tác ở nước ngoài. Dịch covid -19 bùng phát cũng làm chi phí vận chuyển về nước tăng lên, nguồn hàng cũng bị hạn chế khi nền kinh tế - xã hội của nước bạn chịu ảnh hưởng. Chính vì thế, cần tìm nguồn cung mới uy tín với chất lượng sản phẩm tốt có giá thành phù hợp để tránh quá phụ thuộc vào nguồn cung để rồi bị nhập hàng đắt khi thị trường biến động.

- Chi phí vận chuyển: CTCP X thực hiện kinh doanh cho các khách hàng ở mọi nơi trên toàn quốc. Vậy nên dịch Covid -19 diễn ra làm cho chi phí vận chuyển tăng lên. Hiện nay, công ty có ký kết với một số đơn vị vận chuyển như J&T, giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh,… và với mỗi đơn vị vận chuyển khác nhau sẽ có các dịch vụ, chi phí quy định khác nhau. Chính vì thế, dựa vào kích thước các đơn hàng, vị trí các đơn đặt hàng mà công ty lựa chọn dịch vụ vận chuyển phù hợp. Với một số đơn có kích thước nhỏ, số lượng ít nếu mà tiện lợi trong việc giao hàng, công ty sẽ xem xét, và bố trí vận chuyển cùng các đơn khác giảm chi phí một cách tối ưu nhất.

- Cần thường xuyên phân tích, đánh giá chi phí của doanh nghiệp để từ đấy kịp thời đưa ra phương hướng khi chi phí phát sinh

- Chi phí QLDN có xu hướng gia tăng qua 3 năm. Công ty cần giảm các chi phí QLDN như chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí vật liệu quản lý, chi phí bằng tiền khác,… dựa vào tình hình kinh doanh để có thể giảm thiểu một cách tối ưu.

3.2.4 Một số giải pháp khác

3.2.4.1 Chiến lược marketing

CTCP X thành lập từ 2003 đến nay ngoài phải giữ chân các khách hàng quen thì cần tìm khách hàng mới để tạo doanh thu. Dịch Covid -19 bùng phát và các ca bệnh còn xuất hiện ở trong cộng đồng, tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Vậy nên khách hàng mới có thể tìm đến và mua sản phẩm thì việc thực hiện chiến lược marketing là điều cần thiết. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc. Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến với mọi người từ trẻ đến già, mọi người cập nhật thông tin nhanh chóng. Chính vì thế, thuê dịch vụ

quảng cáo sẽ khiến công ty được mọi người biết đến nhiều hơn. Những thông tin, hình ảnh đẹp và những ưu việt của sản phẩm đã chọn lọc ra sẽ được viết lên các bài báo, các diễn đàn và các trang mạng xã hội,… Như vậy vừa có thể giới thiệu công ty với mọi người và vừa quảng bá sản phẩm mình bán. Đây chính là yếu tố góp phần thu hút thêm các khách hàng mới, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu.

3.2.4.2 Chăm sóc khách hàng

Để có thể giữ chân các khách hàng cũ và tạo ấn tượng cho khách hàng mới thì việc chăm sóc khách hàng không thể thiếu. Khi khách hàng đến công ty mua sản phẩm, nhân viên tư vấn cần am hiểu về mặt hàng của công ty, thể hiện sự tôn trọng dành cho khách hàng để tạo ấn tượng tốt cũng như khiến khách hài lòng với buổi tư vấn đó. Ngoài ra, cần gọi điện cho những khách đã từng mua sắm để khảo sát tình hình sử dụng của khách, cũng như tư vấn thêm các hàng hóa liên quan khác. Từ đó, nhận được thông tin về các vấn đề của sản phẩm như chất lượng, giá bán, mẫu mã… mà khách hàng đang gặp phải để từ đó có thể rút ra các kinh nghiệm và qua đó dễ dàng cơ cấu lại nguồn hàng.

3.2.4.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để có thể tư vấn cho khách hàng, mỗi nhân viên đều cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư vấn về các sản phẩm mà công ty kinh doanh. Vậy nên, nhân viên trong công ty mỗi năm đều được đào tạo nhằm trau dồi kiến thức, cải thiện kỹ năng. Không chỉ thế, cần tuyển thêm những nhân viên mới có kinh nghiệm kinh doanh doanh để hiệu suất kinh doanh của công ty được tăng cao. Ngoài ra, để thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên, công ty cũng có những đãi ngộ về lương thưởng khi mà họ vượt chỉ tiêu đề ra và hàng năm tổ chức chuyến du lịch cho toàn thể mọi người trong công ty.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với Nhà nước và các bộ Ngành

Mọi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động doanh đều góp phần làm tăng nền kinh tế cho nước nhà. Chính vì thế, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Em xin phép kiến nghị như sau:

- Hiện nay, tình hình dịch Covid – 19 vẫn đang còn tồn tại ở đất nước ta. Mặc dù, Nhà nước đã ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh không để dịch diễn ra ở bên ngoài cộng đồng nhưng vẫn luôn ẩn chứa sự rủi ro. Chính vì thế, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp các chính sách về thuế, phí liên quan. - Nhà nước cần đưa ra chỉ thị xây dựng các hệ số trung bình ngành để dễ dàng

so sánh, đánh giá tình hình công ty so với toàn ngành. Dựa vào hệ số, các nhà quản trị và các nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá, so sánh các công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực với nhau để học đưa ra các quyết định chính xác.

3.3.2 Đối với ban lãnh đạo

- Tăng cường cử nhân viên tham gia các đoàn đi khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu mua hàng của mọi người để rồi thu thập được các thông tin khách hàng cũng như các các mã sản phẩm hay sử dụng.

- Phát huy thế mạnh của công ty hiện có để đạt được mục tiêu lợi nhuận, mở rộng quy mô kinh doanh.

- Tích cực khảo sát, tìm kiếm khách hàng ở khu vực mà công ty định mở thêm đại lý bán lẻ

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Bên cạnh kết quả đạt được, CTCP X còn tồn tại những hạn chế và nguyên nhân được chỉ ra chương 2. Em xin đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty để đứng vững trong thị trường. Đó là các biện pháp quản lý tài sản, giải pháp tăng doanh thu, giải pháp giảm thiểu chi phí. Cuối cùng em kiến nghị, đề xuất một số ý kiến đối với Nhà nước và với ban lãnh đạo để công ty có thể thuận lợi trong quá trình kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều công ty được thành lập dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì thế, mỗi công ty cần nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đánh giá tình hình tài chính của mình thường xuyên dựa trên Báo cáo tài chính của công ty. Dựa vào những kết quả đạt được, khó khăn và hạn chế mà phân tích được, các công ty nhanh chóng đưa ra phương hướng giải quyết để đứng vững trong thị trường kinh tế, mở rộng quy mô trong tương lai.

Qua thời gian thực tập tại CTCP X, dựa theo những kiến thức học trên trường cùng với tình hình thực tế, em đã hoàn thành khóa luận với đề tài “Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của CTCP X”

Khóa luận đã đạt được những kết quả sau đây:

1. Khóa luận đã hệ thống những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh, từ khái niệm tới bản chất, tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh, cuối cùng là các giải pháp tài chính chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2. Khái quát hoạt động kinh doanh tại CTCP X và nêu rõ thực trạng công ty trong giai đoạn 2018 – 2020. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

3. Dựa vào những kết quả mà công ty đạt được và những hạn chế được chỉ ra, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. D.Larue.A Caillat (1992) “Kinh tế doanh nghiệp”, NXB Khoa học xã hội

2. GS.TS Nguyễn Thành Độ, GS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2011), “Quản trị kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

3. ThS. Trần Thị Hòa (2014), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Đà Nẵng 4. CTCP X, Báo cáo tài chính giai đoạn 2018 – 2020.

PHỤ LỤC

- BCTC năm 2019, 2020 - CTCP X

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)