Phân tích hiệu quả kinh doanh qua một số chỉ tiêu đặc trưng

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 49)

2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Việc phân tích đánh giá khả năng sinh lời của mỗi một doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Dựa vào các kết quả khi đánh giá khả năng sinh lời, các nhà quản trị, nhà đầu tư,…. thấy được việc hiệu quả trong việc sử dụng cơ cấu tài sản, trong quản lý kinh doanh … để tạo ra nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của CTCP X giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm

2018 2019 2020

Doanh thu thuần 32.511.296.691 32.462.031.200 38.726.610.780

Tổng tài sản 19.242.054.335 20.580.906.586 18.677.947.906

Tổng TSbq 19.242.054.335 19.911.480.461 19.629.427.246

Vốn chủ sở hữu 5.784.329.058 6.618.447.438 8.333.539.470

VCSHbq 5.784.329.058 6.201.388.248 7.475.993.454

LNST 844.154.641 1.036.114.919 1.715.092.032

Tỷ suất LNST trên doanh thu

(ROS) 2,60% 3,19% 4,43%

Tỷ suất LNST trên tổng tài

sản (ROA) 4,39% 5,2% 8,77%

Tỷ suất LNST trên VCSH

(ROE ) 14,59% 16,71% 22,94%

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

Qua bảng 2.6, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp tăng lên từng năm. Cụ thể như sau:

 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất LNST trên doanh thu lần lượt qua ba năm là 2,6%; 3,19% và 4,43%. Tại năm 2019, tỷ suất LNST trên doanh thu tăng 0,59%. Trong năm này, doanh thu thuần bị giảm nhẹ, lợi nhuận sau thuế tăng lên theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phần lớn là công ty kiếm từ lợi nhuận khác. Từ đó chứng tỏ rằng tuy chỉ số ROS tăng lên, doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận nhiều hơn nhưng công tác quản lý kinh doanh là chưa hiệu quả. Đến năm 2020, ROS tăng lên thành 4,43% do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với doanh thu. Vậy nên năm 2020, công ty đã sử dụng hiệu quả công tác quản lý các chi phí phát sinh.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Từ năm 2018 đến năm 2020, chỉ tiêu ROA có thay đổi lần lượt là 4,39%; 5,2% và 8,77%. Năm 2019, ROA tăng do tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế đều tăng lên và tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tổng tài sản bình quân làm cho chỉ tiêu này tăng so với năm 2018. Mặc dù vậy nhưng trong năm này, công ty cũng cần đưa ra các giải pháp sử dụng phần tài sản một cách hợp lý, tránh lãng phí để cứ một đồng tài sản tạo ra được một lượng lợi nhuận ở mức tối ưu. Ở năm 2020, chỉ tiêu ROA tăng thêm 3,57% so với năm 2019 do tổng tài sản giảm 9,25% và tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế là 65,53%. Từ đó, nhận thấy công ty đã vận dụng hiệu quả sử dụng tổng tài sản, làm cho lợi nhuận được tối đa hóa.

Để cụ thể hơn, ta phân tích ROA theo phương pháp Dupont:

- Năm 2018: 𝑅𝑂𝐴 = 844.154.641 32.511.296.691 𝑥 32.511.296.691 19.242.054.335 = 2,6% 𝑥 1,69 = 4,394% - Năm 2019: 𝑅𝑂𝐴 = 1.036.114.919 32.462.031.200 𝑥 32.462.031.200 19.911.480.461= 3,19% 𝑥 1,63 = 5,2%

- Năm 2020:

𝑅𝑂𝐴 = 1.715.092.032

38.726.610.780 𝑥

38.726.610.780

19.629.427.246 = 4,43% 𝑥 1,97 = 8,7%

Như vậy, năm 2019, nguyên nhân ROA tăng do chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản

- ROS tăng làm ROA tăng:

(3,19% - 2,6%) x 1,69 = 0,997% - Hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm cho ROA giảm:

2,6% x (1,63 - 1,69) = - 0,156%

Tương tự với năm 2020, nguyên nhân ROA tăng là do chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản.

- ROS tăng làm ROA tăng:

(4,43% - 3,19%) x 1,63 = 2,02% - Hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm cho ROA tăng:

4,43% x (1,97 - 1,63) = 1,5%

 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

Chỉ tiêu ROE có xu hướng gia tăng ở ba năm. Từ 14,59% ở năm 2018, ROE tăng thành 16,71% ở năm 2019, cuối cùng là 22,94% ở năm 2020. Do tốc độ gia tăng của VCSH bình quân và LNST đã làm tăng hay giảm tới ROE. Nhận thấy rằng, ROE của công ty luôn duy trì ở mức > 14% và tăng dần trong ba năm nên cho thấy khả năng sử dụng vốn của công ty là hiệu quả.

Ta sử dụng phương trình Dupont cho chỉ tiêu ROE như sau:

Ta có chỉ tiêu ROE qua các năm như sau: - Năm 2018:

𝑅𝑂𝐸 = 844.154.641 32.511.296.691 𝑥 32.511.296.691 19.242.054.335 𝑥 19.242.054.335 5.784.329.058 = 2,6% x 1,69 x 3,33 = 14,6% - Năm 2019: 𝑅𝑂𝐸 = 1.036.114.919 32.462.031.200 𝑥 32.462.031.200 19.911.480.461 𝑥 19.911.480.461 7.475.993.454 = 3,19% x 1,63 x 3,21 = 16,7% - Năm 2020: 𝑅𝑂𝐸 = 1.715.092.032 38.726.610.780 𝑥 38.726.610.780 19.629.427.246 𝑥 19.629.427.246 7.475.993.454 = 4,43% x 1,97 x 2,63 = 22,9%

Như vậy, năm 2019, nguyên nhân ROE tăng do chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố là tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính:

- ROS tăng làm ROE tăng:

(3,19% - 2,6%) x 1,69 x 3,21 = 3,2% - Hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm cho ROE giảm:

2,6% x (1,63 - 1,69) x 3,21 = - 0,5 % - Đòn bẩy tài chính giảm làm ROE giảm:

3,19% x 1,63 x (3,21-3,33) = - 0,62%

Tương tự với năm 2020, nguyên nhân ROE tăng do chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố là tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính:

- ROS tăng làm ROE tăng:

(4,43% - 3,19%) x 1,63 x 3,21 = 6,49% - Hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm cho ROE tăng:

- Đòn bẩy tài chính giảm làm ROE giảm:

4,43% x 1,97 x (2,63- 3,21) = - 5,1%

Hình 2.6: Tình hình biến động của ROS, ROA, ROE trong giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: %)

(Nguồn: tính theo BCTC của CTCP X)

2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của tài sản

Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2018 2019 2020 GVHB 24.108.953.679 23.276.222.996 28.146.819.761 HTK 6.476.751.583 7.452.900.552 4.770.862.489 HTKbq 6.476.751.583 6.964.826.068 6.111.881.521

Doanh thu thuần 32.511.296.691 32.462.031.200 38.726.610.780

2.60% 4.40% 14.59% 3.19% 5.20% 16.71% 4.43% 8.77% 22.94% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%

ROS ROA ROE

Khoản phải thu 8.924.912.910 9.393.476.564 9.605.545.975 Khoản phải thu bình quân 8.924.912.910 9.159.194.737 9.499.511.270

Vòng quay hàng tồn kho 4,72 3,34 4,61

Số ngày một vòng quay

hàng tồn kho 98 109 79

Vòng quay khoản phải thu 3,64 3,54 4,08

Kỳ thu tiền trung bình 100 102 89

(Nguồn: tính theo BCTC)

 Vòng quay hàng tồn kho và số ngày vòng quay hàng tồn kho

Nhìn chung, vòng quay hàng tồn kho năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 4,72; 3,34 và 4,61 vòng. Hàng tồn kho chủ yếu của doanh nghiệp là các máy móc, thiết bị và phụ tùng máy… Tại năm 2019, giá vốn hàng bán giảm đi 4,45% và hàng tồn kho bình quân tăng lên đã khiến cho vòng quay hàng tồn kho giảm đi. Năm này, công ty có dự trữ khá nhiều hàng tồn kho. Mặc dù đến năm 2020, hàng tồn kho đã giảm đi nhiều và GVHB tăng lên nhưng vẫn nhận thấy rằng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho qua ba năm là khá thấp. Công tác quản lý và dự trữ hàng tồn kho vẫn chưa thật hiệu quả, công ty vẫn khó khăn trong việc giải phóng lượng ứ đọng hàng bán lưu trữ.

Để thấy rõ hơn, xét đến số ngày vòng một vòng quay hàng tồn kho. Trong ba năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là khá lớn với 98; 109; 79 ngày. Từ đó, nhận thấy số ngày mà hàng lưu trữ trong kho là khá lớn. Tình trạng của công ty trong những năm này là hàng tồn kho lưu chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn, hàng bán lưu trữ lâu làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng sản phẩm. Vậy nên, công ty cần có những phương án phù hợp hơn để nâng cao chất lượng hàng hóa, cũng như nâng cao việc luân chuyển hàng tồn kho, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

 Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình Ta có công thức tính như sau:

Dựa vào công thức tính, ta tính được số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp lần lượt trong ba năm là 3,64; 3,54 và 4,08 vòng. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân.

Hình 2.7: Sự biến động của doanh thu thuần và KPT bình quân trong giai đoạn năm 2018 – 2020

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: tính theo BCTC)

Từ hình 2.7, thấy rằng ở năm 2019, doanh thu thuần của công ty giảm đi và khoản phải thu bình quân thì tăng lên. Chính vì nguyên nhân đó mà vòng quay khoản phải thu ở năm 2019 giảm đi so với năm 2018. Đến năm 2020, công ty có doanh thu bán hàng tăng lên so với hai năm trước khiến tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 19,3%. Mặc dù khoản phải thu bình quân cũng tăng lên nhưng tốc độ gia tăng lại nhỏ hơn so với doanh thu thuần nên năm này vòng quay khoản phải thu tăng lên và có giá trị là 4,08 vòng. Tuy vòng quay khoản phải thu tăng lên là thế nhưng kết quả trong ba năm khá là thấp. Công ty thực hiện bán chịu cho khách hàng còn nhiều, tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi nợ chưa thực sự hiệu quả. Và với việc chính sách bán chịu cho khách hàng, sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần hạn chế tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn để đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

32511 32462

38726

8924 9159 9499

Từ vòng quay khoản phải thu, ta tính được kỳ thu tiền trung bình. Kỳ thu tiền trung bình của của công ty qua ba năm là 100; 102 và 89 ngày. Công ty để khách hàng chiếm dụng vốn nhưng nhận thấy công ty thu hồi các khoản phải thu khá lâu. Như vậy công ty cần xem xét lại các vấn đề về chính sách bán chịu để đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ.

 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Năm

2018 2019 2020

Doanh thu thuần 32.511.296.691 32.462.031.200 38.726.610.780

TSCĐ 2.949.538 0 0

TSCĐbq 2.949.538 0 0

Hiệu quả sử dụng

TSCĐ 11.022 - -

(Nguồn: tính theo BCTC)

Năm 2018, công ty mua thêm TSCĐ với trị giá là 2.949.538 đồng nhưng đến 2 năm tiếp theo, do các TSCĐ khác vẫn sử dụng được và chưa cần thiết thay thế nên công ty không đầu tư thêm bất kỳ TSCĐ nào. Năm 2019, cứ một đồng TSCĐ thì tạo ra 11022 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này ở năm 2019 là khá cao cũng thể hiện rằng năm 2019, công ty tận dụng được TSCĐ để tạo ra doanh thu thuần. Tuy nhiên, công ty vẫn cần để tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ bởi sang các năm sau, công ty có thể đầu tư thêm TSCĐ để phục vụ nhu cầu.

 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Bảng 2.9: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong giai đoạn năm 2018 – 2020:

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm

2018 2019 2020

Doanh thu hoạt động tài

chính 25.001.293 52.144.65 6.608.397

Thu nhập khác 597.903.250 1.038.563.229 951,874.329

Doanh thu và thu nhập khác 33.134.201.234 33.505.808.894 39.685.093.506

Tổng tài sản 19.242.054.335 20.580.906.586 18.605.366.080

Tổng TSbq 19.242.054.335 19.911.480.461 19.629.427.246

Vòng quay tổng tài sản

(vòng) 1,72 1,68 2,02

(Nguồn: tính theo BCTC)

Vòng quay tổng tài sản trong giai đoạn 2018 – 2020 lần lượt là 1,72; 1,68 và 2,02 vòng. Cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản tạo ra được 1,72; 1,68 và 2,02 đồng doanh thu trong kỳ. Trong ba năm, chỉ số này có sự biến động do chịu ảnh hưởng của tài sản bình quân và tổng doanh thu bao gồm doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Năm 2019, do tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân là 3,4% và tốc độ tăng của tổng doanh thu là 1,1% nên đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản ở năm này giảm đi so với năm 2018. Đến năm 2020, công ty bán được số lượng lớn hàng tồn kho góp phần giảm đi tổng tài sản và tăng doanh thu. Như vậy, cùng với khoản thu kiếm từ thu nhập khác, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu bán hàng làm cho tổng doanh thu tăng lên lớn hơn tổng tài sản bình quân giảm đi góp phần làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản công ty.

Qua đó, từ việc đánh giá chỉ tiêu này qua ba năm cho thấy công ty sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh không đem lại doanh thu cao. Thế nên, công ty cần tìm ra và thực hiện các phương pháp phù hợp sao cho đem lại hiệu quả sử dụng tài sản.

2.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Để thấy rõ về năng lực tài chính của mỗi công ty, mỗi công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tới hạn hay không thì việc đánh giá khả năng thanh toán là vô cùng quan trọng.

Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán trong giai đoạn 2018 – 2020 (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2018 2019 2020 Tài sản ngắn hạn 19.203.260.049 20.535.813.403 18.605.366.080 Hàng tồn kho 6.476.751.583 7.452.900.552 4.770.862.489

Tiền và các khoản tương

đương tiền 3.801.595.556 3.689.436.287 4.228.957.616

Khoản phải thu ngắn hạn 8.924.912.910 9.393.476.564 9.605.545.975

Nợ ngắn hạn 13.457.725.277 13.962.459.148 10.344.408.436

KNTT ngắn hạn (lần) 1,43 1,47 1,8

KNTT nhanh (lần) 0,95 0,94 1,34

KNTT ngay (lần) 0,28 0,26 0,41

(Nguồn: tính theo BCTC)

 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn tăng dần qua các năm với 1,43; 1,47 và 1,8 lần. Nguyên do chịu tác động của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Năm 2019, tài sản ngắn hạn tăng 6,94% phần lớn là công ty lưu trữ một lượng lớn hàng bán để trong kho. Trong khi đó, nợ ngắn hạn tăng 3,75% nên làm cho hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng lên. Tiếp đến năm 2020, tuy khoản phải thu, tiền và tương đương tiền của công ty tăng 14,62% và 2,26% nhưng hàng tồn kho giảm mạnh với 35,99% khiến cho tài sản ngắn hạn giảm 9,4% so với năm 2019. Khoản mục nợ ngắn hạn giảm 25,91% do vay và nợ thuê tài chính giảm 39,16%. Từ đó, khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 là 1,8 lần. Tuy nhiên, do công ty hoạt động đã lâu năm và tỷ số mong muốn của các chủ nợ là bằng 2 thì dựa vào phân tích trên thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay còn khá thấp, chưa đảm bảo chi trả các khoản nợ.

 Khả năng thanh toán nhanh

Để thấy rõ ràng hơn về khả năng thanh toán, ta xét đến khả năng thanh toán nhanh. Nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2018 – 2020, khả năng thanh toán nhanh

biến động từ 0,95 lần đến 1,34 lần. Tính khả năng thanh toán nhanh thì loại bỏ hàng tồn kho ở khoản mục tài sản ngắn hạn. Vậy nên ở năm 2018 và 2019, khi không còn tính chỉ tiêu hàng tồn kho đã làm cho phần tử số là tổng tiền và tương đương tiền với khoản phải thu nhỏ hơn so với mẫu số là nợ ngắn hạn. Từ đó khả năng thanh toán nhanh là 0,95 và 0,94 lần. Nhận thấy rằng, trong 2 năm chỉ tiêu này giảm và nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là chưa hiệu quả, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt vẫn còn kém. Đến năm 2020, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 1,34 lần do tiền và tương đương tiền tăng 14,62%, khoản phải thu tăng 2,26% còn nợ ngắn hạn giảm 25,91%. Qua đó khi so sánh với 1, cho thấy chỉ tiêu này dần được đảm bảo, công ty đã cải thiện khả năng thanh toán sau hai năm.

 Khả năng thanh toán ngay

Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Đối với công ty trong giai đoạn xem xét, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời biến động từ 0,28 đến 0,41 lần. Do công ty không có đầu tư tài chính ngắn hạn nên khi khả năng thanh toán ngay chỉ chịu ảnh hưởng của tiền và tương đương tiền với nợ ngắn hạn. Năm 2019, tiền và tương đương tiền giảm 2,95% so với năm

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)