tế
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển theo từng thời kỳ phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là quá trình phát triển trong quá trình hội nhập.
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành.
Cơ cấu nhập khẩu có chuyển dịch tích cực
Trên thực tế, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 73,35 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2011; kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 73,4 tỷ USD, tăng 6,7%. Với kết quả này, nhập siêu sau 8 tháng mới chỉ dừng ở con số 62 triệu USD. 7 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 88 triệu USD, chứ không phải nhập siêu. Nhập siêu mới đang tạm trở lại trong tháng 8 này.
Một điểm đáng chú ý nữa trong bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm nay, đó là đóng góp rất đáng trân trọng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Có lẽ vì vậy mà trong báo cáo về tình hình thu hút FDI 8 tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã nhấn mạnh đến thành tích xuất siêu tới 7 tỷ USD (tính cả dầu thô) của khu vực doanh nghiệp này.
Cơ cấu nhập khẩu cũng có chuyển dịch tích cực. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm, trong khi kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần thiết phải nhập khẩu ước là 70 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, thì kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước là 3,2 tỷ USD, giảm 25,6%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong khi khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc, thì khu vực doanh nghiệp trong nước lại sụt giảm. 8 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp được 27,7 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 1,85% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu để thấy rằng, mặc dù đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm vẫn hoàn toàn do khu vực FDI, song lại thuộc về các mặt hàng có tỷ trọng gia công lắp ráp lớn, như điện thoại các loại và linh kiện (đóng góp 38%); điện tử, máy tính và linh kiện (đóng góp 20%); hàng dệt may và giày dép (11%)...
Một góc khuất khác, đã được đề cập từ lâu, đó là mặc dù xuất siêu, hoặc nhập siêu ở mức thấp sẽ góp phần giảm áp lực trong cân đối và ổn định tỷ giá, nhưng mặt khác cũng cho thấy, nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho đầu tư và sản xuất đang có xu
hướng giảm sút, đặc biệt là của khu vực doanh nghiệp trong nước. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trong thời gian tới.