Giải pháp thứ ba, tăng các rào cản thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu Việc tăng thuế phải được xem xét trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO

Một phần của tài liệu Phân thích cơ cấu xuất nhập khẩu của việt nam gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 38 - 40)

Việc tăng thuế phải được xem xét trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đã cam kết. Cụ thể cần:

+ Rà soát lại tất cả các khoản thuế, dòng thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là nhóm hàng hạn chế nhập khẩu và áp dụng đến mức cao nhất mà lộ trình đã cam kết cho phép;

+ Nghiên cứu áp dụng các rào cản phi thuế như các rào cản kỹ thuật, biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm, biện pháp tự vệ, trợ cấp hoặc biện pháp đối kháng theo đúng các điều kiện do WTO quy định.

Về lâu dài, Việt Nam nên kìm chế nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi cơ cấu nhập khẩu, đồng thời với thúc đẩy phát triển cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố đầu vào nội địa thông qua mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thứ nhất, không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống trước đây

mà cần phải thay đổi quan điểm xuất khẩu: Hướng vào các hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao như phần mềm, linh kiện điện, điện tử...; hướng vào các dịch vụ phi hàng hóa như du lịch, xuất khẩu lao động...

Đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như châu Phi, Trung Đông để giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài nền kinh tế và cũng qua đó chia sẻ được rủi ro. Để đa dạng hóa thị trường cần lập các kênh thông tin thương mại, củng cố vai trò của các đại diện thương mại ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia, tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác, hỗ trợ và thúc đẩy các công ty Việt Nam tham gia vào các hội chợ quốc tế chuyên ngành.

Thứ hai, thay đổi quan điểm về phát triển ngành, từ đó thay đổi cơ cấu nhập

khẩu cho phù hợp. Cơ cấu ngành cần cân nhắc các nhân tố: (i) đánh giá một cách nghiêm túc vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện tại để có một chiến lược lựa chọn dự án phù hợp trong tương lai nhằm giảm việc sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu cũng như giảm áp lực lên cầu nhập khẩu; (ii) tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho cả ngành sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu lẫn ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu để giảm áp lực nhập khẩu yếu tố đầu vào; (iii) xem xét lại chiến lược phát triển các ngành công nghiệp non trẻ không đem lại hiệu quả cao như mía đường, giấy, sắt thép để giảm tình trạng sử dụng lãng phí và thất thoát các nguồn lực; (iv) không nên quá chú trọng đến việc sản xuất toàn bộ sản phẩm hoàn chỉnh mà có thể xác định một công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam có lợi thế so sánh để đầu tư nhằm đạt đến giá trị gia tăng cao hơn; (v) lựa chọn các ngành đem lại giá trị gia tăng cao như các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp sáng tạo.

Cuối cùng và cần thiết nhất là tập trung khai thác thị trường nội địa. Cơ cấu nhập khẩu yếu tố đầu vào và hàng tiêu dùng cao đã cho thấy sự phát triển của thị trường nội địa chưa được chú trọng. Thực trạng này cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu gần đây. Để phát triển thị trường nội địa, điều trước tiên phải làm là thay đổi nhận thức của chính phủ, của doanh nghiệp, của người tiêu dùng về tầm quan trọng của thị trường nội địa. Cách hiệu quả nhất là tác động vào lợi ích kinh tế. Cần

khai thác thị trường nội địa kết hợp với thị trường xuất khẩu sẽ giảm những biến động từ tác động bên ngoài.

Doanh nghiệp cần nhận thấy bán hàng cho thị trường nội địa có lợi như bán hàng cho thị trường nước ngoài. Để thấy được điều này, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ phát triển thị trường trong nước tương đương với thị trường xuất khẩu. Những chính sách chính phủ đưa ra có tác động lan tỏa nhanh nhất có thể kể: (i) phát triển cơ sở hạ tầng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển, đồng thời giúp người tiêu dùng tiếp cận với hàng hóa dễ hơn; (ii) định hướng phát triển cho thị trường nội địa; (iii) tạo một cơ chế cung cấp thông tin và minh bạch thông tin tương tự như đã làm với xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài; (iv) xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người sản xuất lẫn người tiêu dùng: chế tài thật nặng những doanh nghiệp làm hàng nhái, hàng giả những thương hiệu Việt đã đứng vững trong lòng người tiêu dùng.

Để người tiêu dùng nhận thấy lợi ích của việc tiêu dùng hàng nội không thể thông qua hô hào, vận động mà phải đi từ những lợi ích kinh tế thực sự mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước; phải đi từ chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, phát triển thị trường nội địa, không nên chỉ giới hạn với người tiêu dùng mà nên mở rộng việc sử dụng yếu tố đầu vào từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Tóm lại, những giải pháp để giảm nhập siêu phải giải quyết được những yếu kém nội tại của bản thân cơ cấu và xuất khẩu của Việt Nam hơn là từ bên ngoài.

3.1.2 Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân thích cơ cấu xuất nhập khẩu của việt nam gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w