- Đầu tư đồng bộ trong phát triển ngànhCác lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư: Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư:
+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ và phải nhằm mục tiêu phát triển của từng ngành.
+ Đầu tư phát triển ngành phải tính đến các mối quan hệ liên ngành
+ Đầu tư đồng bộ cho phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Quan tâm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtế tế
Một là, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển từng ngành và trong quy hoạch phát triển từng ngành.
Hai là, tăng cường vai trò Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển ngành: chính sách đầu tư, chính sách khuyến khích xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu, chính sách phát triển thị trường phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.2 Các đề xuất kiến nghị với vấn đề cơ cấu xuất nhập khẩu gắn với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam cần phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tập trung vào những ngành công nghiệp sáng tạo (vốn không lớn nhưng mang lại giá trị gia tăng cao). Chọn các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu cao như nhựa, dây cáp điện, dệt may.
Tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm bớt tỷ lệ gia công hàng hóa cho nước ngoài.
Cải cách thủ tục hải quan và thuế (hoàn thuế) nhanh gọn, phù hợp với thực tế nhằm tiếp tục khuyến khích xuất khẩu và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Song song với các biện pháp trên, cần phải phân lớp các ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể và quy hoạch vùng nguyên phụ liệu cho các ngành. Phát triển các ngành dựa trên hiệu quả và sáng tạo, người Việt có tiềm năng trong những ngành này với khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh và khéo léo. Đồng thời, sử dụng máy móc trong nước cho những công việc chưa thực sự cần công nghệ tiên tiến.
Tăng cường R&D vào những ngành công nghệ cao. Thay đổi cơ cấu nhập khẩu trong đó có những việc có thể làm ngay là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng xa xỉ nhằm hạn chế tiêu dùng, chỉ nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu.
Tăng cường xúc tiến để xuất khẩu nhiều hơn sang những thị trường hiện nay đang nhập siêu lớn như Trung Quốc, ASEAN.
Việc nới rộng biên độ tỷ giá đồng Việt Nam và đôla Mỹ cần được thực hiện từng bước tiến tới để giá trị của các đồng tiền dần điều tiết theo cơ chế thị trường.
Một số định hướng cho Xuất nhập khẩu:
Định hướng phát triển xuất khẩu
Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2020 cũng đề ra mục tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các
loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới”.
Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung nêu trên, một số định hướng cụ thể phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 là:
- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.
- Giai đoạn 2011-2015 tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình… Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến.
- Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…
- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.
- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ La tinh…
Định hướng nhập khẩu
- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.
- Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…
- Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.
3.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng quát của Việt Nam trong những năm tới là tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH và nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng chung của chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Nội dung quan trọng trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế là xác định ngành kinh tế trọng điểm. Lựa chọn ngàng kinh tế trọng điểm là nhằm đảm bảo phát triển bền vững nên không chỉ quan tâm hiệu quả kinh tế đơn thuần mà gắn với hiệu quả xã hội như mức độ tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo mang lại lợi ích cho các tầng lớp dân cư, nhất là nông dân.
Những ngành kinh tế trọng điểm được lựa chọn phát triển là những ngành có sự tác động cao đến sự phát triển của nhiều ngành có liên quan khác. Như vậy, ngành
trọng điểm được lựa chọn sẽ có tác động đến tốc độ tăng trưởng của một số ngành khác, từ đó tạo nên hiệu quả phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối với các ngành được lựa chọn là phải dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về các nguồn lực và khả năng chuyển từ lợi thế tĩnh sang lợi thế động gắn với nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam định hướng cơ cấu tổng quát về cơ cấu ngành trong những năm tới cần tập trung vào những nhóm ngành chủ yếu sau: