PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Mẫu Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (Trang 33 - 38)

1. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo đồng bộ,thống nhất và quản lý thực hiện các quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh thống nhất và quản lý thực hiện các quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình tỉnh phê duyệt, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh. Hoàn thành lập quy hoạch xây dựng xã giai đoạn 2020-2030 trên nền tảng quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch cấp xã. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo hiệu quả, bền vững, tiết kiệm trong sử dụng đất. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông kết nối với tuyến đường quốc lộ ven biển, đường trục trung tâm huyện và tổ chức lập quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư hai bên tuyến đường(35). Tiếp tục rà soát, lập quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch các ngành kinh tế định hướng đến năm 2030 và xây dựng các quy hoạch khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Quy hoạch tổng thể ngành du lịch, gắn phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn mới; quy hoạch phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa giống, rau sạch, rau an toàn, cây dược liệu, hoa, cây cảnh; quy hoạch các vùng chăn nuôi trang trại tập trung xa khu dân cư, vùng nuôi mặn lợ ở các xã ven biển, vùng nuôi nước ngọt ở các xã nội đồng; quy hoạch phát triển làng nghề và các trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề; quy hoạch các trung tâm thương mại ở các thị trấn...

2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp theo hướngnâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; mở rộng sản xuất theo vùng, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; mở rộng sản xuất theo vùng, cánh đồng lớn; đẩy mạnh liên kết, hợp tác nhằm thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành trong sản xuất nông nghiệp đi đôi với đổi mới phương thức tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, chất lượng cao. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nội bộ ngành, phấn đấu tỷ trọng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt giảm xuống còn 32,9%; tỷ trọng giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản tăng lên 67,1%. Giá trị sản phẩm thu hoạch 1 héc-ta đất trồng trọt và diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt 230 triệu đồng.

35() Quy hoạch Khu công nghiệp ven biển Hải Lộc - Hải Đông - Hải Lý; 2 cụm công nghiệp tại xã Hải Hưng dọc tuyến đường trục trung tâm huyện và tại khu vực ngoài đê sông Sò gần cầu Hà Lạn; hình thành 3 khu dân cư tập trung tại Hải Đông, Hải Lý và Hải Châu.

Tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp tích tụ đất đai, tổ chức thành các vùng chuyên canh đủ lớn, sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mở rộng các mô hình liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu cho một số nông sản có thế mạnh của địa phương, phát triển thành sản phẩm OCOP. Phấn đấu mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 sản phẩm OCOP.

Duy trì diện tích trồng lúa hằng năm đạt 18.000 héc-ta; năng suất lúa bình quân đạt 120 tạ/héc-ta/năm; sản lượng lương thực bình quân đạt 126.000 tấn/năm. Lựa chọn, đưa nhanh vào sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa cao, thích ứng tốt với thời tiết, chống chịu sâu bệnh; hình thành bộ giống lúa đặc trưng thương hiệu Hải Hậu. Rà soát chuyển đổi linh hoạt một số diện tích đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn ở nơi có điều kiện theo quy hoạch. Hỗ trợ hình thành một số vùng sản xuất rau sạch. Khuyến khích nhân dân cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn gắn với xây dựng “Vườn kiểu mẫu”. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước ứng dụng công nghệ cao; cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa từ khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch; phát triển nông nghiệp hữu cơ về cây dược liệu, lúa chất lượng cao, rau màu...

Thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong tích tụ ruộng đất, giao đất, xây dựng hạ tầng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, từng bước đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; không còn chăn nuôi trang trại, gia trại trong khu dân cư; hạn chế chăn nuôi lợn nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn dịch bệnh trong hộ gia đình. Tổng đàn lợn bình quân hằng năm đạt 100 nghìn con, đàn gia cầm đạt 2,2 triệu con. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân hằng năm đạt 20.000 tấn. Khuyến khích xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoán cải, đóng mới tàu công suất lớn, phát triển các đội tàu khai thác xa bờ, hình thành đội dịch vụ hậu cần nghề cá; gắn khai thác với chế biến và tiêu thụ thủy sản. Sản lượng khai thác thủy sản bình quân hằng năm đạt 21.100 tấn. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch. Chuyển toàn bộ diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích đầu tư xây mới, cải tạo ao, đầm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 18.700 tấn/năm.

Tổ chức thực hiện tốt Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát

triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã để có hướng xử lý, hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực vào các chuỗi liên kết, phát triển sản phẩm OCOP. Khuyến khích thành lập các hợp tác xã chuyên ngành, phấn đấu mỗi xã, thị trấn có ít nhất 2 hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012.

3. Tập trung đẩy nhanh phát triển công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối tạo thuận lợi phát triển kinh tế

Phát huy lợi thế khi cầu Thịnh Long và tuyến đường quốc lộ ven biển hoàn thành, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ phục vụ cho Khu kinh tế Ninh Cơ và Trung tâm điện lực Nam Định. Chú trọng nguồn lực xã hội hóa đẩy mạnh triển khai lộ trình nâng cấp thị trấn Thịnh Long thành đô thị trung tâm ven biển của tỉnh Nam Định theo hướng phát triển du lịch, dịch vụ vận tải biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng Khu công nghiệp ven biển Hải Lộc - Hải Đông - Hải Lý. Tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện dự án đầu tư, xây dựng Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, tuyến đường quốc lộ ven biển và sớm đưa vào hoạt động dự án Tổng kho và cảng xuất nhập khẩu xăng dầu tại cửa Lạch Giang....

Tập trung đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 19,1%/năm. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, cán kéo sợi, may mặc, giầy da, lắp ráp điện tử trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Huy động nguồn lực đầu tư các cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tập trung hoàn thành xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Hải Vân. Có cơ chế phù hợp và thực hiện các hoạt động quảng bá giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, lợi thế trên các lĩnh vực, chủ trương chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư của huyện để thu hút, mời gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp; ưu tiên lựa chọn công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch thân thiện với môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; thu hút có chọn lọc các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng. Tăng cường công tác khuyến công, khuyến khích, hỗ trợ ngành nghề nông thôn và các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ phù hợp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và duy trì hoạt động các làng nghề trên địa bàn huyện.

Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình trọng điểm về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tập trung xây dựng, sớm hoàn thành Nhà máy nước sạch tại Hải Minh và kết cấu hạ tầng Khu đô thị thương mại Cồn - Văn Lý, Khu

dân cư thương mại Hải Thanh; triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng điểm dân cư tập trung tại một số xã, thị trấn…; xây dựng đường trục trung tâm huyện, đường Nam - Trung, cải tạo, nâng cấp đường Trung - Hòa (giai đoạn 3), đường Tây sông Múc (giai đoạn 2), hoàn thành đường Nam - Đông. Đầu tư xây mới một số cầu, cống, kiên cố hóa kênh mương và xây dựng, nâng cấp các công trình công cộng, trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế các xã, thị trấn…

4. Đầu tư xứng tầm phát triển nhanh và đa dạng các ngành thương mai - dịchvụ; tăng cường công tác quản lý, điều hành ngân sách; mở rộng, nâng cao chất vụ; tăng cường công tác quản lý, điều hành ngân sách; mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển

Tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ trên địa bàn, phấn đấu giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 10,1%/năm. Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; xây dựng mạng lưới thu mua nông sản, hải sản, cung ứng vật tư sản xuất, hàng tiêu dùng. Thu hút đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại tại các địa bàn trọng điểm và các khu đô thị mới. Phát triển một số siêu thị nhỏ tại các điểm đông dân cư và công nhân, có các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ và huyện lộ đi qua. Tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và tiêu dùng. Chú trọng phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, thể thao, dịch vụ y tế, việc làm và các dịch vụ an sinh xã hội.

Tiếp tục mở rộng mạng lưới bưu chính, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, khai thác các dịch vụ mới có chất lượng cao, hướng đến phát triển các dịch vụ hành chính công, phấn đấu doanh thu hằng năm tăng trưởng từ 10-15%. Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, đảm bảo đủ dung lượng, tốc độ và chất lượng; doanh thu hằng năm tăng trưởng từ 15-20%. Tổ chức tốt các dịch vụ vận tải, phát triển mạng lưới xe buýt trên các tuyến đường Tỉnh lộ 488, 488C và mạng lưới vận tải theo quy hoạch, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại ngày càng cao của nhân dân.

Thu hút đầu tư phát triển du lịch biển gắn với du lịch bảo tồn chứng tích biến đổi khí hậu tại khu vực Nhà thờ đổ Văn Lý và du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm đồng quê nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2023 hình thành các khu du lịch và tua du lịch kết nối: Hải Đông - Nhà thờ đổ Văn Lý - Thịnh Long, khu di tích lịch sử cầu Ngói - Chùa Lương, làng nghề... Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, 100% cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch được thẩm định, xếp hạng; có từ 2-3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-4 sao; số lượng khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch hằng năm tăng 20% trở lên.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng minh bạch, hiệu quả. Tập trung quản lý và khai thác các nguồn thu, nhất là thu ngoài quốc doanh, phí và lệ phí. Hiện đại hóa quy trình thu, nộp và quản lý thuế; thực hiện thu đúng, thu đủ, công khai, công bằng; triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm. Phối kết hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh thực hiện tốt công tác thu ở các dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1, Tổng kho và cảng xuất nhập khẩu xăng dầu cửa Lạch Giang và tại các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo đến năm 2025 thu ngân sách đạt 900 tỷ đồng. Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách; tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi ngân sách đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các ngân hàng, kho bạc và quỹ tín dụng khai thác tốt, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, đảm bảo huy động đủ vốn cho vay phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu nguồn vốn huy động tăng bình quân 20%/năm, dư nợ cho vay tăng bình quân 25%/năm; ưu tiên vốn đầu tư cho sản xuất, giảm nghèo, giải quyết việc làm trong nông thôn.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển. Sử dụng có hiệu quả nguồn thu thông qua đấu giá đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục huy động hiệu quả sự tham gia đóng góp, đầu tư của xã hội, các doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và chế biến nông sản thực phẩm.

5. Tăng cường công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, tạo cảnh quanmôi trường sáng, xanh, sạch, đẹp môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 và Kết luận số 43-KL/TU ngày 22/8/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại; chuyển các dịch vụ đăng ký giao dịch về đất đai sang giao dịch điện tử. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất theo quy hoạch, kế hoạch; thực hiện công tác thu hồi,

Một phần của tài liệu Mẫu Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w