Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH

Một phần của tài liệu DANH GIA ANH HUONG CUA HOAT DONG DU LICH SINH THAI DEN BAO TON DA DANG SINH HOC o VUON QUOC GIA CAT TIEN (Trang 37 - 42)

5 Mau (Cà Mũi Cà Mau)

2.3.2 Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH

2.3.2.1 Khó khăn xuất phát từ các yếu tố tự nhiên

- Sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai gây hại: tại VQG Cát Tiên, những khu vực ĐNN trong vùng lõi là những khu vực có tính ĐDSH cao, tuy nhiên, việc xâm lấn của cây Mai Dương vào khu vực trên đã gây ảnh hưởng lớn cho HST, chi phối hoạt động và sự phân bố của một số loài bản địa. Loài khỉ vàng (Macaca mulatta) tại VQG Cát Tiên được thả vào VQG năm 1998, đây không phải là loài bản địa của VQG và khi thả vào đã không kiểm dịch, tuân thủ các nguyên tắc về y tế, đã tạo ra mối đe doạ đối với quần xã linh trưởng của VQG do việc giao phối, cạnh tranh trực tiếp về thức ăn và sinh cảnh, có thể truyền bệnh. Loài cá Chim trắng (Pampus argenteus) được nhập từ Nam Mỹ được nuôi ở nhiều ao cá trong vùng đệm VQG, loài này có thể có tác động tiêu cực đối với loài cá bản địa trước đây của khu hệ Cát Tiên. Cá hoàng đế: hiện nay cũng đang có nhiều ý kiến về hệ thống phân loại cũng như khả năng xâm hại của loài này ở tỉnh Đồng Nai nói chung và Trị An nói riêng. Nên có những nghiên cứu sâu về loài này để có những kết luận cụ thể và có biện pháp khắc phục.

- HST bị chia cắt: do các hoạt động phát triển kinh tế, di dân, phá rừng làm rẫy,… diện tích rừng tự nhiên, quần cư của các loài sinh vật, không còn nhiều. Những khu vực có diện tích đủ rộng để nhiều loài động vật tồn tại Các sinh cảnh hay quần cư (habitat) trên cạn hầu như bị chia cắt hoàn toàn, các sinh cảnh giữ vai trò liên kết gần như thiếu vắng, trừ HST thủy vực còn có các sông, suối tạo các liên kết giữa các HST, giúp cho các loài di cư qua lại.

- Tác động của BĐKH toàn cầu: theo báo cáo đánh giá tác động của BĐKH và NBD, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Đồng Nai đến năm 2100: Tại Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch là bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng hơn các huyện khác do nằm ở khu vực ven biển, ngoài ra ở huyện Long Thành cũng bị ảnh hưởng bởi lũ, do sự thay đổi dòng chảy nhưng diện tích này không đáng kể. Tỷ lệ diện tích ngập ở toàn bộ cáckịch bản theo các năm dao động trong khoảng 1,56 – 1,68 tương ứng với diện tích khoảng 92,21 – 99,09 km2. Sự thay đổi lưu lượng cũng như mực nước cũng dẫn đến sự thay đổi nồng độ mặn của tỉnh Đồng Nai, ranh giới mặn 2‰ ở trường hợp xấu nhất tiến sâu vào khoảng 25 km trong khi đó ranh giới mặn 4‰ thì xâm nhập tiến sâu hơn 30 km, theo đó diện tích nước mặt cũng bị nhiễm mặn tương ứng. Ở các kịch bản ranh giới mặn xâm nhập gần qua huyện Nhơn Trạch, theo thời gian ranh giới mặn cứ dần dần tiến sâu hơn vào nội đồng, cụ thể, ở kịch bản cao năm 2100 ranh giới 2‰ xâm nhập sâu nhất khoảng 25 km, ranh giới 4‰ xâm nhập sâu khoảng 30 km, trong khi đó ở kịch bản thấp nhất ở năm 2020 ranh giới mặn 2‰ xâm nhập ít hơn 4 km và ranh giới mặn 4‰ xâm nhập ít hơn khoảng 6km. Theo kết quả theo dõi, tổng hợp, đánh giá từ các dự án, chương trình nghiên cứu về BĐKH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì vấn đề BĐKH thể hiện rõ nét nhất ở các dạng: thay đổi lượng mưa và phân bố lượng mưa, hạn hán, NBD, xâm nhập mặn,...và đang tác động đến tài nguyên ĐDSH trên địa bàn. Trong quá trình tác động lâu dài của BĐKH, những nhóm sinh vật trong danh sách quý hiếm, đặc hữu và nguy cấp của Việt Nam cũng như thế giới sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và cũng là những đối tượng khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp ngăn cản sự tuyệt chủng. Ngoài ra, hậu quả của BĐKH toàn cầu cũng khiến các khu vực có tính ĐDSH cao trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình đã ảnh hưởng đến tính ĐDSH tại KBT TN – VH Đồng Nai trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom, khu vực công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà trên địa bàn huyện Định Quán. Những loại thiên tai như lốc xoáy và ngập lụt xảy ra tại các đại bàn trũng tại một số xã tại huyện Tân Phú,

– VH Đồng Nai cũng chịu nhiều thiệt hại đáng kể. Như vậy, BĐKH gây nên nhiệt độ trung bình của trái đất tăng, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc các loài thực vật, đặc trưng và diễn thế sinh thái có thể diễn ra theo chiếu hướng bất lợi cho độ ĐDSH của các khu vực có tính ĐDSH cao trên địa bàn tỉnh.

2.3.2.2 Khó khăn xuất phát từ các hoạt động phát triển KT – XH

- Khai thác lâm sản: nhu cầu khai thác lâm sản đã diễn ra mạnh mẽ, trong giai đoạn này nhiều diện tích rừng tự nhiên rất phong phú và đa dạng về các loài động thực vật đã bị thu hẹp. Đặc biệt là độ phong phú và thành phần loài động vật suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đã tuyệt chủng như Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus). Thành phần loài thực vật thì ít thay đổi hơn nhưng nguồn gene của nhóm cây rừng bị đe dọa; những cây khỏe mạnh, đường kính lớn, không sâu bệnh, không bọng ruột bị khai thác chọn; để lại bảo tồn những cây quý hiếm phẩm chất kém. Nhiều nơi diện tích rừng được bảo vệ tốt và ổn định, nhưng chất lượng rừng khó được bảo toàn trước nạn lâm tặc.

- Phát triển nông nghiệp: nhu cầu đất đai dành để mở rộng canh tác nông nghiệp trồng tiêu, điều, cà phê, thuốc lá đã thu hẹp diện tích rừng tự nhiên; rừng trồng với giá trị bảo tồn thấp thay cho rừng tự nhiên, nơi có giá trị bảo tồn cao hơn. Ngày nay quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã tác động mạnh tới suy nghĩ của người nông dân, thị trường thúc đẩy họ áp dụng nhiều giống, loài mới có năng suất và chất lượng mà thị trường yêu cầu, quá trình này cũng là mối đe dọa lớn cho những giống, loài canh tác truyền thống đã thích nghi lâu đời với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, có nhiều tính di truyền quý nhưng bị lãng quên vì không đáp ứng được thị trường trước mắt; như các giống Xoài thái, Sầu riêng thái sẽ làm ô nhiễm nguồn gene của các giống đặc hữu trước đây của Việt Nam. Thuốc bảo vệ thực vật góp phần gia tăng năng suất cây trồng, diệt trừ sâu hại tuy nhiên chúng cũng hủy diệt các loài côn trùng thiên địch có ích. Các loài lưỡng cư – bò sát bảo vệ HST nông nghiệp cũng bị tiêu diệt hoặc bị ảnh hưởng thông qua chuỗi thức ăn. Trong chuỗi thức ăn của HST đồng ruộng thì nhóm chim nước bị tác

động về lâu dài; trường hợp sử dụng hóa chất diệt ốc bươu vàng là một thí dụ điển hình.

- Phát triển công nghiệp hoá - đô thị hoá: đa số các đô thị ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai nói riêng, do hoàn cảnh lịch sử phát triển của các đô thị nên việc quy hoạch đô thị không tuân thủ theo các chuẩn mực chung của thế giới ngày nay; đặc biệt là trong dự án bảo tồn ĐDSH cho HST đô thị, như tiêu chuẩn độ che phủ và phân bố các mảng xanh dành cho bảo tồn ĐDSH, những tiêu chuẩn về việc sử dụng và bảo vệ hành lang sông, kênh rạch đô thị.

- Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là nguồn thu quan trọng cho hoạt động bảo tồn; tuy nhiên sự thiếu đồng bộ giữa du lịch sinh thái và du lịch phổ thông đã không đem lại hiệu quả mong muốn cho các KBT Nhiều mô hình bảo tồn gắn liền với du lịch chưa được xã hội hóa tốt như trường hợp ở Singapore, Malaysia phát triển Vườn thực vật, Vườn chim, Vườn cây thuốc; các khu này vừa có vai trò phát triển du lịch vừa có chức năng bảo tồn và cải thiện môi trường cảnh quan đô thị, phục vụ cộng đồng dân cư địa phương.

2.3.2.3 Khó khăn xuất phát từ nhận thức của cộng đồng

- Ý thức bảo vệ môi trường và hiểu biết về ĐDSH: trước đây Tp. HCM và Biên Hòa dân cư còn ít, hơn nữa thượng nguồn dân cư còn ít nên chức năng tự làm sạch của hệ thống sông Đồng Nai có thể chịu được. Tuy nhiên hiện 02 thành phố này cũng chủ yếu dựa vào hệ thống này tự làm sạch này là chính, do tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải không theo kịp với tốc độ phát triển dân số. Điều này không những làm suy giảm đdsh thủy vực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều triệu dân Việt về lâu dài; đó là chưa kể đến tác động của những khu công nghiệp. Vẫn còn nhiều người trong cộng đồng xem việc xả thải nơi công cộng, hành vi này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì môi trường sống trong lành cho các loài sinh vật kể cả con người Việt. Kiến thức và nhận thức về vai trò và giá trị của sự ĐDSH đến đời sống của cộng đồng và của các đơn vị quản lý ngành còn hạn chế; điển hình là việc phóng sanh chim, cá Tỳ bà, Rùa tai đỏ, du nhập nuôi các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trước đây.

- Tiêu thụ ĐVHD Niềm tin vào khả năng trị bệnh, bồi dưỡng cũng như nhu cầu ẩm thực cũng đã làm suy giảm rõ rệt số lượng loài ĐVHD trong tự nhiên. Nhu cầu này kéo theo sự phát triển các trang trại nuôi ĐVHD, gây ra không ít những khó khăn trong công tác quản lý giống và nguồn gene và đồng thời đối mặt với nguy cơ vô tình phát tán các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Tiềm ẩn mối đe dọa đến các quần thể bản địa, làm thiệt hại kinh tế và đe dọa đến sức khỏe của con người. Nhu cầu nuôi sinh vật cảnh cũng tiềm ẩn những mối đe dọa tương tự như trên.

2.3.2.3 Khó khăn xuất phát từ thực thi pháp luật

- Lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng hiện nay còn quá mỏng để có thể quản lý tốt được các diện tích rừng và lâm sản hiện có.

- Những chính sách mềm mỏng hơn đối với dân cư địa phương, vùng đệm đã làm cho một số đối tượng kém nhận thức lợi dụng gây khó khăn cho hoạt động bảo vệ rừng.Mặc dù đã có văn bản nghiêm cấm khai thác lâm sản trái phép, săn bắt ĐVHD, đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, khai thác cát sai quy định, xả thải, v.v... nhưng việc thực thi thượng tôn pháp luật vẫn chưa nghiêm từ cả hai phía. Thiếu trang thiết bị giám định và kiến thức cũng là cản trở lớn trong việc thực thi pháp luật như trường hợp giám định loài nguy cấp trong các nhà hàng, trang trại,..

Một phần của tài liệu DANH GIA ANH HUONG CUA HOAT DONG DU LICH SINH THAI DEN BAO TON DA DANG SINH HOC o VUON QUOC GIA CAT TIEN (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w