Thu hút lao động nước ngoài đến Việt Nam và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Chuyên đề - GIA NHẬP WTO: THÁCH THỨC ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG (Trang 34 - 36)

3 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG

3.3Thu hút lao động nước ngoài đến Việt Nam và nâng cao hiệu

hoạt động xuất khẩu lao động

Như đã phân tích ở phần trên, cùng với quá trình toàn cầu hóa và các tác động của việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải tiếp nhận một lượng lao động nước ngoài rất lớn và đa dạng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên WTO đến lãnh thổ Việt Nam. Các cam kết gia nhập WTO của chúng ta không quy định trực tiếp vấn đề lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc nhưng gián tiếp yêu cầu chúng ta phải mở cửa thị trường lao động để thu hút và tạo điều kiện cho người nước ngoài

lao động tại Việt Nam. Điều này cũng đặt ra yêu cầu về tính hợp lý của các quy định hiện hành về số lượng và các điều kiện về trình độ, thâm niên công tác đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Từ đó, chúng ta cần có đối sách hợp lý đối với các nhóm lao động nước ngoài vào Việt Nam dựa trên cơ sở các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực, chúng ta cần tính đến các giải pháp đảm bảo hiệu quả của các cơ chế quản lý, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động di chuyển lao động, tạo điều kiện cho các công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm đảm bảo các hoạt động nghề nghiệp của họ theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Về vấn đề người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Có thể thấy rằng, pháp luật về di chuyển lao động nước ta đã có những quy định cụ thể về vấn đề này, đặc biệt là hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo theo hợp đồng đã được Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mới được ban hành tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết. Tuy vậy, bên cạnh đó chúng ta cũng cần chú trọng đến các hình thức đi làm ở nước ngoài khác và cần nhận thấy rằng di chuyển lao động sẽ trở nên ngày càng phổ biến khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay, lao động Việt Nam khi ra nước ngoài (đặc biệt là lao động phổ thông đi làm theo hình thức xuất khẩu lao động) thường trở nên yếu thế và dễ bị xâm hại, điều đó đòi hỏi pháp luật lao động xây dựng được những cơ chế đủ thông thoáng để tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng cũng đủ chặt chẽ khi quy định về quyền, nghĩa vụ đối với các chủ thể xuất khẩu lao động ra nước ngoài để có thể bảo vệ được người lao động, tránh để người lao động xuất khẩu bị lừa đảo hoặc bị bị xâm hại.

Bên cạnh đó, tuy số lao động Việt Nam đưa đi nước ngoài ngày càng tăng nhưng chất lượng lao động thấp và không đồng đều, trình độ ngoại ngữ thấp, đặc biệt là ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi Việt Nam cần có chính sách thích hợp trong tuyên truyền và giáo

dục để loại bỏ những nhược điểm kể trên, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động chắc chắn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề - GIA NHẬP WTO: THÁCH THỨC ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG (Trang 34 - 36)