Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 25 - 27)

Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và kèm theo là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất nước. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

 Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường. Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhưng khi bị thu hẹp thì lại dư thừa lao động, từ đó làm cho cung và cầu trên thị trường sức lao động co giãn, thay đổi phát sinh hiện tượng thất nghiệp.

 Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đăc biệt là sự tự động hoá quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con người. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đưa những dây truyền

tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Một cỗ máy, một dây truyền sản xuất tự động hoá có thể thay thế hàng chục, thậm chí hàng trăm công nhân. Số công nhân bị máy móc thay thế lại tiếp tục được bổ sung vào đội quân thất nghiệp.

 Sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đến thị trường lao động, làm một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở những nước này, dân số và nguồn lao động thường tăng nhanh, để hội nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng họ phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể hoặc phá sản, số doanh nghiệp còn lại phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ và sử dụng ít lao động dẫn đến lao động dư thừa.

 Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc, họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.

Những nguyên nhân trên đây làm cho tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại. Thất nghiệp ở các nước chỉ khác nhau về mức độ, không có trường hợp nào tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.

2.3.2.2. Hậu quả

Thất nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình họ, tác động mạnh mẽ đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.

Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong

những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm khả năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng, nghĩa là tổng thu nhập quốc gia (GNI) thực tế thấp hơn (GNI) tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái; khả năng phục hồi chậm. Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời sống khó khăn…

Đối với xã hội: Thất nghiệp đã làm cho người lao động hoang mang, buồn chán và

thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng lòng tin. Về khía cạnh xã hội, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma tuý…

 Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xẩy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ vào khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá uy tín của nhà cầm quyền.

Một phần của tài liệu BÀI BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)