phát triển Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 2016. TTr. 60.
13
Chương trình phát triển liên hợp quốc – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (UNDP-VASS). Báo cáo phát triển Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 2016. Tr. 23.
27
Nguồn: Ngân hàng Thế giới – Bộ Kế hoạch và đầu tư. Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. 2016 Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển. Tr. 23.
5.2. Bài học phát triển dựa vào nhân lực trình độ cao. Rõ ràng là các nền kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Xinh-ga-po và Đài Loan (Trung Quốc) đã đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với mức thu nhập cao trong nhiều thập kỷ vừa qua. Kinh nghiệm của các nước này là thực hiện đầu tư phát triển giáo dục sau trung học phổ thông, nhất là đầu tư cải cách giáo dục đại học để tăng nhân tố hiệu quả, nhân tố sáng tạo cho phát triển với biểu hiện quan trọng nhất và cụ thể nhất là tăng năng suất lao động xã hội. Cần nhấn mạnh kinh nghiệm đầu tư phát triển giáo dục sau trung học phổ thông của các nước này, mà ở Việt Nam rất nhiều nhà chính sách, nhà quản trị và nhà nghiên cứu có thể biết rõ nhưng lại xem nhẹ, lờ đi hoặc bỏ qua.
Cần thấy rằng, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế để phát triển hiện nay, quan điểm quản trị giáo dục để lần lượt thực hiện các mục tiêu phổ cập tiểu học, từng bước phổ cập trung học cơ sở, rồi từng bước tiến tới phổ cập trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương có lẽ đã trở nên lạc hậu. Bởi vì động lực của phát triển là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn công nghệ cao chứ không giản đơn là chuyên môn kỹ thuật. Đầu ra trực tiếp của giáo dục phổ thông là giáo dục đại học chứ không phải là thị trường lao động việc làm với trình độ và chất lượng thấp. Để góp phần tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng nhanh cần đổi mới quản trị đại học nhằm mục tiêu phát triển giáo dục sau trung học phổ thông trong đó cơ bản và quan trọng nhất là giáo dục đại học. Kinh nghiệm của các nước thuộc loại “con rồng” đều cho thấy mức tăng vượt bậc của tỉ lệ nhập học đúng tuổi đại học lên trên 50% ở các nước này ngay trước và trong suốt quá trình tăng trưởng, phát triển. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhập học đúng tuổi đại học mới chỉ đạt trên 20% năm 2016.
5.3. Bài học từ đầu tư phát triển giáo dục đại học. Đối với quản trị đại học ở cấp độ hệ thống, đầu tư cho giáo dục đại học thực sự là đầu tư phát triển thể hiện trực tiếp đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn công nghệ cao, có tinh thần đổi mới, sáng kiến, sáng tạo. Có thể tóm tắt nội dung bài học đầu tư giáo dục nói chung và đầu tư giáo dục đại học nói riêng là đầu tư phát triển theo ba định hướng ưu tiên như sau:
28
-Đầu tư nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực trình độ cao với chất lượng cao ở các cơ sở giáo dục đại học.
-Đầu tư đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và kết quả hoạt động phục vụ cộng đồng.
-Đầu tư cân đối nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai vì mục tiêu phát triển quốc gia.
Để thực hiện ba định hướng mục tiêu đầu tư giáo dục đại học này có thể cần tham khảo và vận dụng một số biện pháp chính sách là:
Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ, khuyến khích dựa trên kết quả đối với các nhà giáo, các nhà nghiên cứu làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học. Bởi vì chính những người này mới tạo thành lực lượng lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm bao gồm cả phẩm chất và năng lực cần thiết cho sự phát triển đất nước.
Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu với cơ sở giáo dục đại học đảm bảo thực sự gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo và đào tạo với nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước là sáp nhập cơ sở nghiên cứu khoa học vào cơ sở giáo dục đại học và xây dựng trường đại học dựa vào nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm này có lẽ rất khó áp dụng ở Việt Nam nơi có truyền thống tách biệt nghiên cứu ra khỏi đào tạo, viện nghiên cứu ra khỏi trường đại học. Mãi thời gian gần đây Việt Nam mới áp dụng cách “sáng tạo” kinh nghiệm phương Tây là vừa đưa đào tạo đại học, sau đại học vào cơ sở nghiên cứu khoa học và vừa đưa nghiên cứu khoa học vào trường đại học. Do vậy, ở Việt Nam đồng thời có viện nghiên cứu trong trường đại học và có cơ sở giáo dục đại học, sau đại học trong viện nghiên cứu. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, vì vậy bị phân tán cho cả cơ sở nghiên cứu khoa học và trong cơ sở giáo dục đại học.
Xây dựng và thực hiện chính sách mở rộng liên kết quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo bao gồm cả đào tạo tiến sỹ để kịp thời tiếp cận và chuyển giao tri thức khoa học, công nghệ cao trên thế giới và nâng cao tri thức khoa học, năng lực và kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong nước. Việt Nam đã rất sớm quan tâm thực hiện giải pháp chính sách này thông qua việc triển khai một loạt các chương trình, dự án do bộ GDĐT tập trung quản lý. Tuy nhiên, trong xu thế tăng quyền tự chủ cho các trường đại học thì trường đại học nên được đầu tư trực tiếp để thực hiện liên kết quốc tế về nghiên cứu khoa học.
29
5.4. Bài học từ quản trị phát triển. Các nghiên cứu về chỉ số quản trị toàn cầu cho thấy mức tăng trưởng, thịnh vượng của mỗi quốc gia tỉ lệ thuận với chất lượng quản trị quốc gia14. Điều này hoàn toàn phù hợp để áp dụng cho quản trị tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả giáo dục đại học. Bài học cụ thể ở đây là là chất lượng quản trị đại học là nhân tố làm tăng chất lượng giáo dục đại học.
Cần tham khảo và vận dụng bộ chỉ số quản trị quốc gia gồm sáu yếu tố để nâng cao chất lượng quản trị đại học, cụ thể là:
(i) hiệu quả của quản lý nhà nước thể hiện ở cam kết và xây dựng, thực thi chính sách có hiệu lực, hiệu quả.
(ii) ổn định chính trị và đồng thuận xã hội,
(iii) thượng tôn pháp luật bao gồm tin tưởng và tuân thủ pháp luật, hợp đồng, thỏa thuận,
(iv) chất lượng quy chế thể hiện ở sự nhất quán và phù hợp,
(v) kiểm soát tham nhũng gồm nhận biết và phòng, chống các biểu hiện làm dụng quyền lực để thu lợi cá nhân,
(vi) dân chủ và trách nhiệm giải trình thể hiện ở sự tham gia của các bên và trách nhiệm giải trình.
Vận dụng trong quản trị đại học có thể thấy chất lượng và hiệu quả của quản trị đại học phụ thuộc vào các yếu tố ví dụ như: (i) sự cam kết, xây dựng và thực thị chính sách giáo dục đại học một cách hiệu lực, hiệu quả; sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội đối với các cải cách, đổi mới trong giáo dục đại học; thượng tôn pháp luật: các bên liên quan đều phải tuân theo pháp luật; phòng, chống tham nhũng và dân chủ, trách nhiệm giải trình.