34
dường như chưa thật nghiêm túc: nhiều cơ sở GDĐH không làm hoặc làm đối phó, chưa có bước thẩm định dữ liệu để bảo đảm tính tin cậy, cần thiết;
Một thách thức lớn nữa trong triển khai tự chủ đại học tại Việt Nam là sự thiếu năng lực và sự sẵn sàng tiếp nhận quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục (do nhận thức về tự chủ chưa đầy đủ; nhân lực thiếu và yếu; tập quán lệ thuộc vào các nguồn ngân sách; trách nhiệm của người đứng đầu không gắn với chỉ tiêu phát triển gia tăng …). Khi được giao thí điểm tự chủ đại học, các trường đại học không nhận được sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Các trường chưa rõ thẩm quyền được tự chủ của mình. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, cách tiếp cận và tư duy về bản chất, mức độ và các điều kiện thực hiện tự chủ đại học giữa các trường và các cơ quan quản lý, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện Các trường đại học công, đặc biệt là các trường có đào tạo khoa học cơ bản hoặc những ngành nghề không thu hút thị trường và các trường đại học ở địa phương, sẽ gặp nhiều khó khăn trong sự chuyển đổi nếu như không có lộ trình phù hợp và phương thức triển khai hơp lý
7.3. Cấp độ cá nhân (nhà quản lý, giảng viên, người học …)
Trên thực tế, với hàng loạt các chính sách còn chồng chéo, chưa phân định rõ phạm vi điều chỉnh, dẫn tới bản thân cán bộ, giảng viên không nhận thức được sự khác biệt và những giá trị tích cực mà tự chủ đại học có thể đem lại. Trường đại học là nơi sử dụng lao động nhưng định mức lao động của giảng viên lại do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; học hàm của giảng viên do Hội đồng chức danh GS nhà nước xem xét; thi đua, khen thưởng dành cho giảng viên phải chịu sự quy định của nhiều văn bản quản lý của bộ GD & ĐT cũng như bộ chủ quản; việc bổ nhiệm vị trí việc làm bậc cao (giảng viên chính, giảng viên cao cấp) cho giảng viên lại do Bộ Nội vụ chủ trì. Sự chồng chéo như trên khiến cho môi trường làm việc của giảng viên chưa thực sự được khai phóng, chưa tạo ra được động lực và sự nỗ lực phát triển của giảng viên.
Bên cạnh đó, một rào cản lớn khác ở góc độ cá nhân là sự không đầy đủ trong nhận thức về tự chủ đại học, từ cấp lãnh đạo đơn vị tới các giảng viên và nhân viên. Vẫn còn khá phổ biến quan điểm “tự chủ là tự quyết mọi vấn đề” mà không xem xét quyền tự chủ trong mối tương quan với trách nhiệm giải trình, với chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
35
Chuyển đổi mô hình hoạt động trường ĐH theo định hướng tự chủ đại học là một sự chuyển đổi có tính chất cơ bản và nền tảng của một trường đại học, là sự chuyển đổi từ tâm thế bị động trong thực thi các quy định, chính sách, sang tâm thế chủ động trong mọi hoạt động và thực thi trách nhiệm giải trình. Nói cách khác, không chỉ cơ cấu tổ chức của trường ĐH thay đổi mà sự thay đổi còn phải có ngay trong suy nghĩ, hành động của từng thành viên của trường đại học. Ở góc độ này, tâm lý cá nhân e ngại trước những thay đổi lớn sẽ là một rào cản rõ ràng và sẽ xuất hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện tự chủ đại học.
8. Kiến nghị
Quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH cần được giao đồng bộ, bao gồm tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu, v.v. ; tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng; tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường
8.1. Đồng bộ trong hệ thống pháp luật và chính sách
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học tập trung vào quy định rõ về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH đặc biệt cần làm rõ như: quan niệm về tự chủ đại học, quyền tự chủ đại học, nội dung và điều kiện tự chủ đại học; trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH; hoàn thiện, bổ sung và xác định rõ cơ chế hoạt động đại học nói chung và vị trí, vai trò của hội đồng trường nói riêng; làm rõ và phân định vai trò chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường, Ban giám hiệu, cơ quan chủ quản.
- Hoàn thiện xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo và thực hiện cơ chế tự chủ. Bên cạnh đó, tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tự chủ đại học, trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH tự chủ trong việc xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bắt buộc và chỉ tiêu khuyến khích mà các cơ sở GDĐH cần phải công bố công khai
36
nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ cho các cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ. - Xây dựng lộ trình và điều kiện để dần xoá bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản”. Khái niệm “cơ quan chủ quản” cũng cần được định nghĩa lại. Các cơ sở GDĐH tự chủ chỉ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GDĐT đối với hoạt động giáo dục, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra và giám sát của Bộ GDĐT và xã hội trong các mặt hoạt động của nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và hậu kiểm theo quy định pháp luật để nâng cao trách nhiệm của các trường đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo.
- Trao quyền để các trường tự quyết định việc tuyển sinh
8.2. Hoàn thiện bộ máy hoạt động và cơ chế đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục dục
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thành lập hội đồng trường và qui chế hoạt động, cải cách công tác hoạt động đại học nhằm tiếp cận dần tới chuẩn mực quốc tế. Nâng cao vị thế vai trò của hội đồng trường trong việc phê duyệt và giám sát các chính sách về tự chủ đại học đặc biệt trong lĩnh vực nhân sự, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, định giá tài sản, thương hiệu của nhà trường, sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết.
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình; tăng cường công bố thông tin về quá trình và kết quả hoạt động của nhà trường để tạo ra môi truờng minh bạch thông tin trong cạnh tranh về chất với các cơ sở GDĐH khác.
- Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường đồng thời triển khai kiểm định chất lượng trường và chất lượng chương trình đào tạo, chủ động xây dựng báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với các tổ chức kiểm định chất lượng, đặc biệt là các tổ chức kiểm định quốc tế. Chủ động tham gia các bảng xếp hạng do các tổ chức quốc tế thực hiện.
8.3. Triển khai giải pháp về truyền thông
- Tăng cường công tác truyền thông nội bộ để đảm bảo thông tin thông suốt, thống nhất và nhận thức đúng đắn, đẩy đủ về tự chủ, vai trò và trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên và người lao động trong trường.
- Thúc đẩy trách nhiệm giải trình của trường đại học với các bên liên quan và xã hội. Nhất quán và phổ biến quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ở
37
thị trường lao động là mục tiêu tối thượng, coi trọng công tác quản lý chất lượng đầu ra và cam kết tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
- Tổ chức các diễn đàn xã hội để trí thức và các bên liên quan cùng tham gia thảo luận, nâng cao nhận thức và tạo lập tâm thế sẵn sàng đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động theo hướng tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.