Các rào cản và thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất chính sách tăng cường thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường đại học việt nam (Trang 32 - 34)

7.1. Cấp độ quản lý nhà nước: Cơ chế chính sách thực hiện tự chủ thiếu và chưa đồng bộ đồng bộ

Thực tế, hoạt động tự chủ đại học của các cơ sở GDĐH đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiêu bộ luật trong đó có Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (được thay thế bởi Luật về quản lý sử dụng tài sản công từ 1/1/2018), Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Viên chức và các luật về thuế, tài chính; các nghị định của Chính phủ, Điều lệ trường đại học và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Có thể nói, trên thực tế, cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những quy định chưa phù hợp đối với quá trình vận hành của các cơ sở GDĐH được giao tự chủ; một số văn bản quy định còn thiếu tính cụ thể, rõ ràng dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, cách tiếp cận và tư duy về bản chất, mức độ tự chủ gây khó khăn khi triển khai. Ví dụ, các qui định về hướng dẫn tự chủ còn thiếu hoặc quá mở, ví dụ (i) về tài chính, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể quyền tự chủ trong việc quyết định các định mức chi, như định mức chi thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở; chi xây dựng chương trình khung, biên soạn chương trình, giáo trình bậc đại học; chi về bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ quản lý; thanh toán dạy vượt giờ cho giáo viên; chi tiếp khách nước ngoài, chế độ công tác phí nước ngoài v.v.; (ii) về chế độ làm việc, chưa quy định tự chủ về chế độ làm việc của giảng viên, về giờ chuẩn và nghĩa vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; (iii) về liên kết, thiếu hướng dẫn về việc sử dụng nguồn lực tham gia liên doanh, liên kết để tăng nguồn thu cho các trường. Khung pháp lý về thành lập và hoạt động của đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng để tiến hành

32

các hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới hoạt động của cơ sở GDĐH theo hướng tự chủ, thiếu một chế tài đủ mạnh đối với cơ sở GDĐH không thành lập Hội đồng trường.

Luật Giáo dục (2005) mặc dù đã ghi nhận quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, nhưng những vấn đề liên quan đến việc ban hành chương trình đào tạo, bổ nhiệm/công nhận Hiệu trưởng, chi cho con người (lương, công, khuyến khích khen thưởng ..) ở các trường công về cơ bản vẫn do cơ quan quản lý nhà nước quyết định. Bên cạnh đó, hoạt động tự chủ còn đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Chưa có cơ chế chính sách riêng về đầu tư, mua sắm cho các cơ sở giáo dục tự chủ mà các trường tự chủ hiện tại vẫn phải tuân thủ theo quy định đầu tư, mua sắm theo đúng quy định

Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hầu như không có các điều khoản quy định về vấn đề này. Các qui định về căn cứ, nguyên tắc chung, điều kiện để giao quyền tự chủ , cũng như cụ thể hoá về quyền tự chủ đại học về đào tạo, học thuật, bộ máy quản lý và nhân sự, tài chính, mua sắm và đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng… còn chưa rõ ràng. Theo Luật GDĐH (2012), các cơ sở giáo dục đại học đã được tự quyết định chương trình đào tạo, tuyển sinh, in và cấp bằng và một số nội dung khác. Tuy nhiên, vai trò kiểm soát của Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn rất lớn trong các nội dung như: Phân tầng đại học; Xếp hạng các trường; Quyết định thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể cơ sở giáo dục; Bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng, Hiệu trưởng; Quyết định biên chế, lương …

7.2. Cấp độ cơ sở giáo dục: Vai trò của cơ quan chủ quản, ban giám hiệu và hội đồng trường trong hoạt động đại học chưa rõ rang đồng trường trong hoạt động đại học chưa rõ rang

Do các văn bản pháp luật của nhà nước chưa có sự quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa hội đồng trường, cơ quan chủ quản, ban giám hiệu nên trong một số trường hợp, việc xử lý mối quan hệ này còn lúng túng. Chưa có cơ chế rõ ràng, gắn kết về thẩm quyền, quyền lợi và trách nhiệm của hội đồng trường, ban giám hiệu cũng như với các hoạt động trong nhà trường để tạo động lực, nhiệt huyết cho hoạt động của các thành viên của hội đồng trường. Cơ chế “cơ quan chủ quản” thể hiện sự can thiệp của cơ quan quản lý vĩ mô vào các vấn đề tự chủ đặc biệt là bộ máy quản lý và nhân sự và

33

đầu tư của nhà trường. NQ77 với tinh thần chủ đạo là tăng cường vai trò của hội đồng trưởng và giảm mạnh vai trò của cơ chế cơ quan chủ quản nhưng ở nhiều nơi, cơ quan chủ quản lại tăng cường can thiệp16

. Trong một số trường hợp sự chỉ đạo không nhất quán, chồng chéo của 2 cơ quan này khiến cơ sở GDĐH gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Có trường được thành lập khi không xác định rõ cơ quan chủ quản lại bị vướng mắc khi thực hiện quy trình phê duyệt dự án đầu tư theo Luật Đầu tư. Ở chiều ngược lại, văn bản hướng dẫn về tự chủ đối với các cơ sở GDĐH không có cơ quan chủ quản vẫn chưa được ban hành nên có cơ sở GDĐH gặp một số khó khăn như chính sách với sinh viên (theo qui định hiện nay thì bộ chủ quản phải đề xuất với Bộ tài chính).

Hội đồng trường là bộ phận điều hành quan trọng không thể thiếu ở các cơ sở GDĐH tự chủ, là cơ quan hoạt động lớn nhất, quyết định chiến lược và chính sách phát triển của mỗi nhà trường. Tuy nhiên nhiều cơ sở trong hệ thống chưa thành lập hội đồng trường theo quy định, trong đó 4/23 cơ sở GDĐH tự chủ Theo NQ77 chưa thành lập hội đồng trường, chưa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng trường, hình thức hoạt động của hội đồng trường chủ yếu bằng các cuộc họp, mang tính hình thức, thiếu thẩm quyền cụ thể, vai trò giám sát của hội đồng trường khá mờ nhạt. Vì vậy, nhiều cơ sở GDĐH ở Việt Nam không thiết tha với mô hình hội đồng trường, nếu có cũng rất hình thức, đối phó. Hoạt động của hội đồng trường vẫn còn có những lúng túng, thiếu cụ thể trong chức năng nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các quyết nghị. Chính vì vậy, hoạt dộng của hội đồng truờng tồn tại khá hình thức, chưa tương xứng vói vai trò và trách nhiệm đã quy định, không có mô hình cụ thể, chủ yếu là các trường thực hiện một cách tự phát. Đặc biệt, so với hội đồng trường của các trường đại học trên thế giới, hoạt động của hội đồng trường Việt Nam còn thiếu mạnh mẽ và chưa phát huy được tính dân chủ trong nhà trường.

Tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên do nhận thức về tự chủ còn chưa thực sự đầy đủ nên một số trường tỏ ra miễn cưỡng, hình thức trong việc minh bạch hoá các thông tin về tài chính, qui trình và kết quả đào tạo, việc làm, kiểm định chất lượng giáo dục. Ngay từ năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 09/2009/TT- BGDĐT về nội dung này. Theo đó, các trường đại học sẽ phải định kỳ công khai thông tin theo các nội dung: cơ sở vật chất, nhân sự và tài chính. Tuy vậy, trong thực tế hoạt động này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất chính sách tăng cường thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường đại học việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)