- Tan trong nƣớc, alcol; không tan trong aceton, ether;
- Tiệt trùng ở 120oC /15 phút không mất hoạt tính. - Mất hoạt tính nhanh: pH quá acid hoặc quá kiềm
Định tính:
- Hấp thụ UV: MAX 278; 361 và 547-559 nm; (2,5 mg/100 ml nƣớc). - Sắc ký lớp mỏng, so với cyanocobal chuẩn.
Định lượng: Quang phổ UV, đo E ở 361 nm.
Chỉ định:
- Thiếu máu; suy thoái thần kinh (xem viên 3B). Ngƣời lớn tiêm IM 100 g/24 h; giảm dần. Trẻ em: 30-50 g/24 h.
30
- Bổ sung thiếu hụt: Ngƣời lớn uống 1-25 g/24 h.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
Đọc thêm: HYDROXOCOBALAMIN
Công thức: Công thức chung với X = OH. (viết tắt: HxC)
Điều chế:
Hydrogen hóa cyanocobalamin bằng H, xúc tác niken-Raney ở nhiệt độ thƣờng; pha loãng dung dịch bằng aceton và để phơi trần trong không khí.
Khi đó sự oxy hóa trở lại một phần; để yên sẽ kết tinh hydroxocobalamin.
Các chế phẩm dược dụng:
1. Hydroxocobalamin acetat HxC . CH3COOH 2. Hydroxocobalamin hydroclorid HxC . HCl 3. Hydroxocobalamin sulfat ( HxC)2 . H2SO4
Đặc điểm:
- Các muối trên dễ tan trong nƣớc; khó tan trong dung môi hữu cơ. - Kém bền hơn cyanocobalamin, khi sấy khô có thể phân hủy một phần. - Hấp thụ UV: Các MAX lệch thấp hơn: 274; 351 và 525 nm.
Hoạt lực tƣơng tự cyanocobalamin nên cũng là vitamin B12 và đƣợc dùng cùng liều lƣợng. Tuy nhiên có một vài ƣu điểm: dễ dàng hơn khi pha dung dịch tiêm; khả năng gây hoại tử thần kinh thị giác thấp hơn cyanocobalamin rất nhiều. Do đó độ an toàn cao hơn.
Tự đọc:
1. RIBOFLAVIN (Vitamin B2)
Nguồn gốc: Có trong thực vật và động vật.
Công thức: C17H20N4O6 ptl: 376,4
Tên khoa học: 7,8-Dimethyl-10-[2,3,4,5-tetrahydroxypentyl] benzo[g] pteridine-2,4- (3H, 10H) dione
Tính chất:
Bột kết tinh màu vàng-vàng cam. Khó tan trong nƣớc, alcol. Dung dịch nƣớc bị biến màu do ánh sáng.
Hoạt tính sinh học: Co-enzym trong chuyển hóa sinh học; tăng hiệu quả sinh học của các vitamin nhóm B.
Triệu chứng không riboflavin:
N N N NH N OH O O Me Me H H H HO HO OH 1 2 4 5 6 7 8 10 1 2 5 a b g
31
Khô môi, trốc mép, viêm lƣỡi; tổn thƣơng niêm mạc, bao gồm âm đạo và tử cung, viêm da; cảm giác nóng ở mắt, sợ ánh sáng. Các triệu chứng này cũng liên quan với thiếu vitamin B1 và B6. Nhu cầu hàng ngày: 1,1-1,7 mg.
Dược động học: Uống dễ hấp thu. Tích luỹ trong cơ thể khi quá thừa.
Chỉ định: Tình trạng thiếu (không) vitamin B2.
- Điều trị: Ngƣời lớn uống tối đa 30 mg/24 h; chia nhiều lần. Khi cần, tiêm (IM, IV) riboflavin natri phosphat, cùng liều uống. Để tăng hiệu quả thƣờng phối hợp uống cùng với vitamin PP.
- Phòng thiếu hụt: Uống 1-2 mg/ngày.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, đặc biệt với dung dịch.
2. PANTOTHENAT CALCI (Vitamin B5)
Công thức: (C9H16NO5)2 Ca ptl: 476,5
Tên khoa học: 3-(2,4-Dihydroxy-3,3-dimethylbutyramido)propionat calci
Nguồn thiên nhiên:
Acid pantothenic có trong men bia, gan, sữa, trứng, thịt...; các loại rau quả: xúp lơ, cải bắp, cà chua, khoai tây...
Tính chất: Bột màu trắng. Tan trong nƣớc, glycerin; khó tan trong alcol.
Hoạt tính sinh học:
Là thành phần coenzym A (CoA), chuyển hóa hợp chất 2 C: - Giải phóng năng lƣợng.
- Tổng hợp hormon thƣợng thận, porphyrin, acetylcholin...
Các triệu chứng không vitamin B5 gồm:
- Rối loạn thần kinh vận động cơ vân: cảm giác dị thƣờng ở bàn chân và bàn tay, rung cơ bắp chân, mất điều hòa vận động.
- Mệt mỏi, loạn ngủ; giảm miễn dịch. Nhạy cảm cao với liều insulin thử.
Nhu cầu: Ngƣời lớn, trẻ em : 5-10 mg/ngày (thức ăn cấp đủ). Phụ nữ mang thai, kỳ cho con bú không có nhu cầu cao hơn.
Chỉ định:
- Thiểu năng gan, viêm đƣờng hô hấp, tiêu hóa; bạc tóc: Ngƣời lớn uống 5-10 mg/24 h.
- Chữa ngứa hoặc viêm da: Bôi 1-2 lần/ngày kem 2%. - Chữa bỏng: Phun bọt pantothenol (dạng alcol).
Độc tính: Nói chung acid pantothenic không độc.
Bảo quản: Tránh không khí ẩm.
B. MỘT SỐ CHẤT BỔ DƯỠNG Me Me Me Me N HO HO COO O H 2 Ca++ 1 3
32