3.3. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến
một số chỉ tiêu chất lượng củ.
Chất lượng nông sản cũng là một trong các mục đích của quá trình sản xuất. Để đánh giá ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến một số chỉ tiêu chất lượng củ các giống khoai tây chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng đường khử, tinh bột, prôtein, vitamin C của củ.
3.3.1. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến hàm
lượng đường khử trong củ các giống khoai tây.
Bảng 3.3. ảnh hưởng của KCl phun bổ sung lên lá đến tỷ lệ đường khử (% mẫu) ở củ tươi và củ sấy khô
TT Giống Củ tươi Củ sấy khô
Đ.C Phun K % so ĐC Đ.C Phun K % so ĐC 1 HH7 0,101 0,102 100,99 0,61 0,62 101,63 2 CV38.6 0,256 0,254 99,21 1,26 1,23 97,61 3 KT3 0,168 0,169 100,59 1,03 1,04 100,97 4 Mariella 0,166 0,154 92,77* 1,01 0,89 88,11* 5 Solara 0,115 0,161 140,00* 0,69 0,71 102,89 6 Eben 0,156 0,217 139,10* 0,73 1,01 138,35* 7 Diamant 0,156 0,157 100,64 0,78 0,77 98,71 8 Redstar 0,168 0,172 102,38 0,96 0,94 97,91
Ghi chú: * Các sai khác giữa phun K và Đ.C có ý nghĩa thống kê > 95%
Phân tích kết quả bảng 3.3 cho thấy:
Việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá làm thay đổi tỉ lệ đường khử trong củ tươi và củ sấy khô.
- Khi củ còn tươi: hàm lượng đường khử trong các giống khoai tây dao động từ 0,101 - 0,256 (% mẫu). Việc phun bổ sung dung dịch KCl làm tăng tỉ lệ đường khử ở giống Solara, Eben (tăng 140% và 139,10% so với đối chứng). Nhưng ở giống Mariella tỉ lệ đường khử chỉ chiếm 92,77% so với đối chứng.