Tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề làm mắm Phú Yên (Trang 27 - 28)

a, Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến nước mắm chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như protein, chất béo... khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng

gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

b, Chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…

c, Nito – photpho

Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). Nếu nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm thấp, gây ra hiện tượng thủy sinh chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực.

d, Vi trùng gây bệnh

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.

3.1.2 Ước tính lượng nước thải phát sinh

Tại các cơ sở chế biến nước mắm, nước cho chế biến được cung cấp từ hai nguồn: nước cấp và nước giếng (giếng đào và giếng khoan) hoặc nước sông. Trong đó, nước cấp được dùng chủ yếu cho mục đích rửa cá cơm và tráng sạch các vật dụng đựng cá. Đối với các cơ sở có giếng, nước bơm lên được xử lý sơ bộ (với phèn sau đó để lắng) rồi được dùng cho mục đích rửa các thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến, rửa sàn. Một vài cơ sở gần kênh, rạch, sông Cầu thì sử dụng nước sông đã qua xử lý sơ bộ tương tự nước giếng để rửa các thiết bị. Ngoài ra một vài cơ sở vẫn sử dụng nước giếng , nước sông cho quá trình rửa cá cơm.

Xét với cơ sở chế biến nước mắm Xuân Phú, kết quả khảo sát lưu lượng nước sử dụng trên đồng hồ sau khi đã trừ đi lượng nước dùng cho sinh hoạt trong gia đình 5 người (công nhân tại cơ sở chỉ tham gia sản xuất mà không ăn ở lại nên chỉ sử dụng nước để vệ sinh khi cần thiết) là 138 m3/tháng (số liệu bình quân trong 3 tháng). Theo chủ cơ sở, khối lượng nước giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều (2 – 4 m3). Từ đó, nếu giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại vào cống, kênh, sông, hồ thì lượng nước thải phát sinh trung bình tháng tại đây là 110 m3/tháng.

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề làm mắm Phú Yên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w